Soạn văn Lớp 9

Soạn bài Xưng hô trong hội thoại

557 lượt xem
Soạn bài: Xưng hô trong hội thoại - ngữ văn 9 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp các em nắm bài và chuẩn bị bài tốt hơn trước khi lên lớp. Soạn Xưng hô trong hội thoại ngắn nhất, đầy đủ nhất - sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Xưng hô trong hội thoại phổ thông nhất

Phần I: XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
Câu 1 (trang 38 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Hãy nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt và cho biết cách dùng những từ ngữ đó?

Trả lời

- Một số từ ngữ dùng đế xưng hô trong tiếng Việt: tôi, mình, ông, bà, cô, dì, chú, bác, bố, mẹ, mợ, thím, cậu, tớ, anh, chị, chúng tôi, bọn mày, bọn tao...

- Những từ ngữ kể trên vừa chỉ mối quan hệ họ hàng, bè bạn, thân hay sơ; vừa có thể sử dụng để phân biệt tuổi tác, vừa dùng ở cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ 2. Nếu đứng trước các từ kể trên có thêm chữ chúng, bọn, các là trường hợp sử dụng cho số nhiều.

Phần I: XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
Câu 2 (trang 38 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Trả lời

Xác định các từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích trên? Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt trong đoạn trích (a) và đoạn trích (b). Giải thích sự thay đổi đó.

- Từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích trên:

  • Dế Mèn - nhân vật kể chuyện xưng "tôi"
  • Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt: ta - chú mày trong đoạn trích (a), tôi - anh trong đoạn trích (b).
  • Dế Choắt xưng hô với Dế Mèn: em - anh trong đoạn trích (a), tôi - anh trong đoạn trích (b).

- Phân tích và giải thích sự thay đổi từ ngữ xưng hô.

  • Nhân vật Dế Mèn xưng "tôi" do đây là nhân vật kể chuyện, truyện được kể ở ngôi thứ nhất.
  • Dế Mèn xưng "ta" gọi "chú mày" trong đoạn trích a sau đó đổi sang "tôi" gọi "anh" ở đoạn trích b với Dế Choắt do chuyển tâm trạng từ khinh thường sang hối hận với Dế Choắt.
  • Dế Choắt xưng "em" gọi "anh" nhưng đến đoạn b chuyển sang xưng "tôi" gọi "anh" với Dế Mèn do chuyển từ thái độ sợ sệt sang quan hệ ngang bằng, không còn sợ hãi trước Dế Mèn
PHẦN II: LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 39 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Trả lời câu hỏi

Trả lời

Cô gái đã nhầm từ "chúng ta" - đáng ra phải sử dụng từ "chúng tôi". "Chúng ta" được sử dụng trong trường hợp bao gồm cả người nói và người nghe (hoặc người đọc), nhưng từ "chúng tôi" thì không bao gồm. Bởi cả 2 từ này đều chỉ số nhiều nhưng cô gái không phân biệt được khi nào thì sử dụng từ 'chúng ta', khi nào sử dụng từ "chúng tôi".

 

 

    PHẦN II: LUYỆN TẬP
    Trả lời câu 2 (trang 40 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
    Trong các văn bản khoa học, nhiều khi tác giả của văn bản chỉ là một người nhưng vẫn xưng chúng tôi chứ không xưng tôi. Giải thích vì sao?

    Trả lời

    Việc dùng chúng tôi thay cho tôi trong nhiều văn bản khoa học ngoài làm tăng thêm tính khách quan cho những luận điểm khoa học lại còn thể hiện được sự khiêm tốn của tác giả.

     

     

    PHẦN II: LUYỆN TẬP
    Trả lời câu 3 (trang 40 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
    Phân tích từ xưng hô mà cậu bé dùng để nói với mẹ mình và nói với sứ giả. Cách xưng hô như vậy nhằm thể hiện điều gì?

    Trả lời

    - Đứa bé gọi mẹ của mình theo cách gọi thông thường. Nhưng xưng hô với sứ giả thì sử dụng những từ ta - ông. Cách xưng hô như vậy cho thấy Thánh Gióng là một đứa bé khác thường.

    - Mặt khác, đây là điềm báo trước, đối với người mẹ Gióng chỉ là một đứa con, nhưng đối với quốc gia Gióng sẽ là một người anh hùng.

     

    PHẦN II: LUYỆN TẬP
    Trả lời câu 4 (trang 40 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
    Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện.

    Trả lời

    Vị danh tướng khi đã trở thành một người có quyền chức, đứng trên rất nhiều người, một lời nói của ông có thể ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia nhưng vẫn kính cẩn khi gặp lại thầy giáo cũ, gọi thầy xưng em ngay cả khi thầy giáo già không nhận ra và sử dụng kính ngữ với ông. Điều này cho thấy thái độ kính trọng, tôn sư trọng đạo của vị tướng.

     

    PHẦN II: LUYỆN TẬP
    Trả lời câu 5 (trang 40 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
    Phân tích tác động của việc dùng từ xưng hô trong câu nói của Bác.

    Trả lời

    Trước năm 1945, nước ta còn là một đất nước phong kiến. Người đứng đầu quốc gia là vua. Vua không bao giờ xưng tôi mà xưng là trẫm  Nhưng Bác cũng là người đứng đầu của một nhà nước xưng là tôi và gọi "đồng bào" với dân chúng đám đông thể hiện sự hòa đồng, bình đẳng, xóa đi khoảng cách giữa lãnh tụ và nhân dân.

    PHẦN II: LUYỆN TẬP
    Trả lời câu 6 (trang 41 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
    Các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên được ai dùng và dùng với ai? Phân tích vị thế xã hội, thái độ, tính cách của từng nhân vật qua ách xưng hô của họ. Nhận xét sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do của sự thay đổi đó.

    Trả lời

    - Các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích là của 2 nhân vật, một là tên cai lệ và một là chị Dậu.

    - Qua cách xưng hô của cai lệ ta thấy đây là một người có vị thế xã hội, thái độ trịch thượng, tính cách hống hách.

    Qua cách xưng hô của chị Dậu ta thấy đây là một người không có địa vị xã hội, thái độ chuyển biến theo diễn biến của câu chuyện, thể hiện tính cách nhẫn nhịn nhưng có chừng mực.

    - Cách xưng hô của chị Dậu từ cháu, nhà cháu – ông, sang tôi - ông rồi sang bà - mày: Thể hiện hành vi ban đầu khép nép, rồi đến tức nước vỡ bờ, tùy thuộc tình huống giao tiếp mà thay đổi cách xưng hô phù hợp

     

    Soạn bài Xưng hô trong hội thoại ngắn nhất

    Phần I: XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
    Câu 1 (trang 38 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
    Hãy nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt và cho biết cách dùng những từ ngữ đó?

    Trả lời

    - Một số từ ngữ dùng đế xưng hô trong tiếng Việt: ông, bà, em, con, cháu, bố, mẹ tôi, mình, cậu, tớ, anh, chị, cô, chú, tao, chúng tôi, bọn mày, bọn tao...

    - Tùy từng trường hợp mà sử dụng những từ ngữ xưng hô kể trên, thường để phân biệt số ít hay số nhiều, mối quan hệ, phân biệt tuổi tác,...

    Phần I: XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
    Câu 2 (trang 38 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
    Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới

    Trả lời

     

    Xác định các từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích trên? Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt trong đoạn trích (a) và đoạn trích (b). Giải thích sự thay đổi đó.

    - Từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích trên: Tôi, ta, chú mày, anh, em

    - Phân tích và giải thích sự thay đổi từ ngữ xưng hô.

    • Nhân vật Dế Mèn xưng "tôi" do đây là nhân vật kể chuyện.
    • Dế Mèn xưng "ta" gọi "chú mày" ở đoạn a và tôi - anh ở đoạn trích b với Dế Choắt do thái độ thay đổi từ khinh thường sang hối hận, tôn trọng Dế Choắt.
    • Dế Choắt xưng "em" gọi "anh" ở đoạn a và tôi - anh ở đoạn b với Dế Mèn do chuyển từ thái độ sợ sệt sang thái độ ngang bằng, không còn gì phải sợ nữa.
      PHẦN II: LUYỆN TẬP
      Trả lời câu 1 (trang 39 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
      Trả lời câu hỏi

      Trả lời

      Cô gái đã nhầm từ "chúng ta" - đáng ra phải sử dụng từ "chúng tôi". Bởi cả 2 từ này đều chỉ số nhiều nhưng cô gái không phân biệt được khi nào thì sử dụng từ 'chúng ta', khi nào sử dụng từ "chúng tôi".

      PHẦN II: LUYỆN TẬP
      Trả lời câu 2 (trang 40 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
      Trong các văn bản khoa học, nhiều khi tác giả của văn bản chỉ là một người nhưng vẫn xưng chúng tôi chứ không xưng tôi. Giải thích vì sao?

      Trả lời

      • Thể hiện tính khách quan của văn bản.
      • Thể hiện sự khiêm tốn của người viết.
      PHẦN II: LUYỆN TẬP
      Trả lời câu 3 (trang 40 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
      Phân tích từ xưng hô mà cậu bé dùng để nói với mẹ mình và nói với sứ giả. Cách xưng hô như vậy nhằm thể hiện điều gì?

      Trả lời

      Trong truyện Thánh Gióng, đứa bé gọi mẹ một cách bình thường nhưng khi gọi sứ giả thì dùng: ta – ông.

      Cách xưng hô như vậy cho thấy Thánh Gióng là một đứa bé kì lạ, khác thường.

      PHẦN II: LUYỆN TẬP
      Trả lời câu 4 (trang 40 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
      Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện.

      Trả lời

      Vị tướng tuy đã trở thành một người có quyền cao chức trọng, nhưng khi gặp lại thầy giáo cũ vẫn gọi thầy xưng em thể hiện sự tôn trọng và biết ơn với người đã dạy dỗ mình.

      PHẦN II: LUYỆN TẬP
      Trả lời câu 5 (trang 40 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
      Phân tích tác động của việc dùng từ xưng hô trong câu nói của Bác.

      Trả lời

      Trước cách mạng tháng tám 1945, nước ta là nước phong kiến, nhà vua xưng trẫm với dân chúng để thể hiện sự cách biệt về địa vị xã hội. Việc Bác Hồ cũng là người đứng đầu Nhà nước mới, xưng "tôi" và gọi đám đông là "đồng bào" tạo cho người nghe cảm giác gần gũi, thân thiết, tạo sự bình đẳng xã hội.

       

      PHẦN II: LUYỆN TẬP
      Trả lời câu 6 (trang 41 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
      Các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên được ai dùng và dùng với ai? Phân tích vị thế xã hội, thái độ, tính cách của từng nhân vật qua ách xưng hô của họ. Nhận xét sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do của sự thay đổi đó.

      Trả lời

      Cách xưng hô ở lời nói của cai lệ nói với anh Dậu, chị Dậu: thằng kia, ông, mày, chị. Cách xưng hô của chị Dậu với cai lệ: ông, mày, thằng kia.

      - Qua cách xưng hô ta thấy tên cai lệ là một người có quyền, thái độ hống hách còn chị Dậu là người không có quyền thế, thái độ chuyển biến theo tình huống giao tiếp.

      - Có sự thay đổi đó do diễn biến của tình huống giao tiếp, thể hiện sự tức nước vỡ bờ của nhân vật.

       

      Soạn bài Xưng hô trong hội thoại hay nhất

      Phần I: XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
      Câu 1 (trang 38 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
      Hãy nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt và cho biết cách dùng những từ ngữ đó?

      Trả lời

      - Một số từ ngữ dùng đế xưng hô trong tiếng Việt: tôi, mình, ông, bà, con, cháu, chắt, cụ, cô, dì, chú, bác, bố, mẹ, mợ, thím, cậu, tớ, anh, chị, tao, mày, chúng tôi, bọn mày, bọn tao...

      - Cách từ ngữ sử dụng những từ để xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, ví dụ:

      • Các từ như ông, bà, con, cháu, chắt, cụ, cô, dì, chú, bác, bố, mẹ, mợ, thím, cậu, mợ, dượng,... thường sử dụng trong các mối quan hệ họ hàng thân thiết.
      • Các từ như cậu, tớ, bạn, tôi, mình, tao, mày,... thường được sử dụng trong các mối quan hệ bè bạn.
      • Các từ trên có thêm những từ như chúng, bọn, các được sử dụng để chỉ số nhiều (nhiều người)
      • Thông thường các từ trên có thể sử dụng cho cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ 2
      Phần I: XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
      Câu 2 (trang 38 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
      Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới

      Trả lời

      Xác định các từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích trên? Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt trong đoạn trích (a) và đoạn trích (b). Giải thích sự thay đổi đó.

      - Từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích trên:

      • Dế Mèn - nhân vật kể chuyện xưng "tôi"
      • Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt: ta - chú mày trong đoạn trích (a), tôi - anh trong đoạn trích (b).
      • Dế Choắt xưng hô với Dế Mèn: em - anh trong đoạn trích (a), tôi - anh trong đoạn trích (b).

      - Phân tích và giải thích sự thay đổi từ ngữ xưng hô.

      • Nhân vật Dế Mèn xưng "tôi" do đây là nhân vật kể chuyện - hướng tới đối tượng trong giao tiếp là người nghe, người đọc.
      • Dế Mèn xưng "ta" gọi "chú mày" với Dế Choắt trong đoạn trích a với suy nghĩ khinh thường Dế Choắt sau đó đổi sang "tôi" gọi "anh" ở đoạn trích b do lúc này đã không còn sự khinh thường mà chỉ còn hối hận vì những gì đã làm.
      • Dế Choắt xưng "em" gọi "anh" với Dế Mèn trong đoạn trích a với thái độ sợ sệt do mình bé hơn, ốm yếu hơn, gọi như vậy để thể hiện sự tôn trọng với Dế Mèn; nhưng đến đoạn b chuyển sang xưng "tôi" gọi "anh" do lúc này biết mình sắp chết, không còn gì đáng sợ, thể hiện mối quan hệ ngang bằng.

      Sự thay đổi trong giao tiếp ở ví dụ trên cho thấy trong giao tiếp cần chú ý đến tình huống để có cách xưng hô phù hợp.

      PHẦN II: LUYỆN TẬP
      Trả lời câu 1 (trang 39 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
      Trả lời câu hỏi

      Trả lời

      Cô gái đã nhầm từ "chúng ta" - đáng ra phải sử dụng từ "chúng tôi". "Chúng ta" được sử dụng trong trường hợp bao gồm cả người nói và người nghe (hoặc người đọc), nhưng từ "chúng tôi" thì không bao gồm. Bởi cả 2 từ này đều chỉ số nhiều nhưng cô gái không phân biệt được khi nào thì sử dụng từ 'chúng ta', khi nào sử dụng từ "chúng tôi".

      Có thể lý giải hiện tượng này do ảnh hưởng thói quen của tiếng mẹ đẻ nên cô học viên có sự nhầm lẫn. Bởi trong rất nhiều ngôn ngữ khác, đặc biệt là ngôn ngữ châu Âu chỉ có 1 từ xưng chỉ số nhiều (như “we” trong tiếng Anh), mà không phân biệt cụ thể có bao gồm người nghe, người đọc hay không. Chính vì vậy, khi dịch sang tiếng Việt phải chú ý dùng chúng tôi hay chúng ta tùy thuộc vào tình huống.

      PHẦN II: LUYỆN TẬP
      Trả lời câu 2 (trang 40 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
      Trong các văn bản khoa học, nhiều khi tác giả của văn bản chỉ là một người nhưng vẫn xưng chúng tôi chứ không xưng tôi. Giải thích vì sao?

      Trả lời

      Trong các văn bản khoa học, nhiều khi tác giả chỉ là một nhưng vẫn xưng "chúng tôi" do người viết muốn:

      - Cách xưng hô như vậy thể hiện sự khiêm tốn của tác giả

      - Nhằm tạo cho văn bản sự khách quan, góp phần tăng thêm tính thuyết phục cho người đọc, người nghe.

      PHẦN II: LUYỆN TẬP
      Trả lời câu 3 (trang 40 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
      Phân tích từ xưng hô mà cậu bé dùng để nói với mẹ mình và nói với sứ giả. Cách xưng hô như vậy nhằm thể hiện điều gì?

      Trả lời

      - Xưng hô của cậu bé với mẹ và với sứ giả cho thấy đây là một đứa bé kỳ lạ, khác thường:

      • Đứa trẻ gọi "mẹ" theo một cách thông thường như bao đứa trẻ khác nhưng lại rất quyết đoán và quyết đoán "Mẹ ra mời sứ giả vào đây" - cho thấy đây sẽ là đứa bé khác với bình thường.
      • Đứa trẻ xưng ta - ông với sứ giả lại còn lạ hơn, thể hiện sự uy nghi, đường bệ - cho thấy đây là con người sẽ làm nên điều phi thường.

      - Cách xưng hô như vậy nhằm mục đích dự báo đối với mẹ, cậu bé vẫn là một đứa trẻ nhưng với quốc gia xã hội cậu sẽ làm được điều lớn lao.

      PHẦN II: LUYỆN TẬP
      Trả lời câu 4 (trang 40 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
      Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện.

      Trả lời

      Vị tướng tuy đã trở thành một người có quyền chức, là chỉ huy của rất nhiều người, nhưng vẫn gặp và gọi thầy giáo cũ của mình là thầy xưng em. Ngay cả khi người thầy giáo già không nhận ra và gọi vị tướng bằng kính ngữ là "ngài" thì ông vẫn không thay đổi cách gọi của mình.

      Điều đó thể hiện thái độ tôn trọng và lòng biết ơn của vị tướng đốì với người đã từng dạy dỗ mình. Đây là một tấm gương sáng về tinh thần “tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam mà chúng ta không được phép quên.

      PHẦN II: LUYỆN TẬP
      Trả lời câu 5 (trang 40 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
      Phân tích tác động của việc dùng từ xưng hô trong câu nói của Bác.

      Trả lời

      - Trước cách mạng tháng 8/1945, nước ta là một nước phong kiến, người đứng đầu quốc gia sẽ xưng trẫm với tất cả những người còn lại, thể hiện cách biệt về địa vị xã hội, ảnh hưởng của nhà nước phong kiến phương Bắc, chỉ riêng nhà vua mới được dùng.

      Về nghĩa gốc, từ "trẫm" (朕) ban đầu cũng chỉ là một đại từ nhân xưng phổ biến, dùng như "tôi", "ta" bình thường. Cho đến khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi, nhận thấy "trẫm" có phát âm quá giống với từ "Chính" - tên húy của mình (Doanh Chính), nên đã cấm dân chúng xưng hô như vậy. Từ đó về sau từ "trẫm" chỉ nhà vua mới dùng.

      - Việc Bác xưng "tôi", gọi dân chúng là "đồng bào" cho thấy không có sự phân biệt về khoảng cách hay địa vị xã hội, thể hiện yếu tố bình đẳng mà con người trong xã hội mới đều mong muốn.

      Từ "đồng bào" trong tiếng Việt xuất phát từ câu chuyện "con Rồng cháu Tiên", ý nghĩa là người cùng một nguồn cội, được sinh ra như nhau. Vì vậy không có cách biệt giữa người và người, ai ai cũng như nhau.

      PHẦN II: LUYỆN TẬP
      Trả lời câu 6 (trang 41 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
      Các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên được ai dùng và dùng với ai? Phân tích vị thế xã hội, thái độ, tính cách của từng nhân vật qua ách xưng hô của họ. Nhận xét sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do của sự thay đổi đó.

      Trả lời

      - Cách xưng hô của các nhân vật:

      • Cai lệ với anh Dậu: Ông - thằng kia, mày.
      • Cai lệ với chị Dậu: Ban đầu tôi - chị, về sau là cha mày - mày
      • Chị Dậu với cai lệ: Nhà cháu - ông, sau đó là tôi - ông, cuối cùng là bà - mày

      - Phân tích địa vị xã hội, thái độ, tính cách của từng nhân vật:

      • Tên cai lệ: Thái độ trịch thượng, hống hách, ngạo mạn, không coi ai ra gì, cậy quyền chức ức hiếp người khác - thể hiện một nhân cách thấp kém.
      • Chị Dậu: Người dân thấp cổ bé họng, sống dưới đáy của xã hội, trong hoàn cảnh khó khăn phải hạ mình - thể hiện tính cách từ cam chịu đến không thể nhẫn nhịn được thêm.

      -  Sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu:

      Thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu là do trong hoàn cảnh nghèo khó, thấp cổ bé họng đã phải hạ mình (nhà cháu - ông) nhưng vẫn không được cảm thông dẫn tới bất bình (tôi - ông, bà - mày) mà phải phản kháng quyết liệt, dẫn tới tức nước vỡ bờ. Đây là sự thay đổi hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

      Xem thêm: SOẠN BÀI VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 - VĂN THUYẾT MINH

      0.05555 sec| 2497.102 kb