Soạn văn Lớp 12

Soạn bài Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

401 lượt xem
Soạn bài: “ Vợ chồng A Phủ” - ngữ văn 12 tập 2 siêu chất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực chất: cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “ Vợ chồng A Phủ” cực chất - Sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài phổ thông nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 14 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Tìm hiểu số phận, tính cách nhân vật Mị qua: - Cảnh ngộ bị bắt về làm dâu gạt nợ, cuộc sống bị đày đọa tủi cực ở nhà thống lý Pá Tra. - Diễn biến tâm trạng và hành động.

Trả lời

Cảnh ngộ của Mị:

Trước khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra

- Mị là một cô gái xinh đẹp, hiếu thảo và yêu sự tự do

- Mị có tài năng thổi sáo khiến cho biết bao người theo đuổi

Sau khi làm dâu nhà thống lí

- Quanh năm suốt tháng Mị làm việc không ngưng nghỉ

- Căn phòng Mị sống trong căn phòng mờ mờ trăng trắng

- Lúc đầu, đêm nào Mị cũng khóc

- Sau này, ở lâu trong cái khổ Mị cũng đã quen khổ rồi

Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân:

- Mị nghe tiếng sáo trong lòng bỗng trở nên phơi phới

- Mị thắp sáng buồng cũng như thắp sáng chính cuộc đời của mình

- Mị cảm thấy mình còn trẻ, Mị muốn đi chơi

=> Một sức sống tiềm tàng trong con người Mị, khát vọng muốn được tự do và hạnh phúc

Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa đông:

- Mị tỉnh lại vào lúc giữa đêm ra ngoài sau hè hơ tay cho nóng bắt gặp cảnh A Phủ đang bị trói, hai dòng nước mắt lấp lánh, Mị cắt dây trói cho A Phủ. Giải thoát A Phủ cũng chính là giải thoát cho bản thân Mị

 

Câu 2
Câu 2 (trang 15 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Ấn tượng về tính cách nhân vật A Phủ. Bút pháp của nhà văn khi miêu tả Mị và nhân vật A Phủ có gì khác nhau.

Trả lời

Hoàn cảnh A Phủ:

- A Phủ là một đứa trẻ mồ côi, từ nhỏ đã bị bán đi , sau đó  A Phủ bỏ trốn và lưu lạc đến Hồng Ngài. Vì nhà quá nghèo nên A Phủ không thể lấy nổi vợ.

- A Phủ là người  yêu tự do, một sức sống mãnh liệt, một tài năng lao động đáng quý, nhiều con gái trong làng mê anh

- A Phủ là một người mạnh mẽ, gan góc

Điểm khác nhau giữa A Phủ và Mị:

- Nhân vặt A Phủ được miêu tả qua hành động

- Nhân vật Mị được miêu tả qua diễn biến tâm lí nhân vật

Câu 3
Câu 3 (trang 15 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Những nét độc đáo về việc quan sát và miêu tả nếp sinh hoạt, phong tục tập quán của người dân miền núi. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ tác phẩm.

Trả lời

Tô Hoài có vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc những phong tục tập quán của người dân miền núi:

- Truyền thống ăn Tết ở Hồng Ngài, cứ gặt hái xong là tết không bất kể ngày tháng nào

- Phong tục ăn tết cũng khác: bữa cơm bữa rượu nối tiếp bên bếp lửa; trai gái đánh pao, đánh quay, thổi sáo rồi đêm đêm hẹn hò nhau đi chơi

- Những hủ tục như cướp vợ, cúng trình ma và cách xử kiện lạc hậu

Bố cục

Trả lời

Bố cục gồm (3 phần)

- Phần 1(từ đầu đến "bao giờ chết thì thôi"): Tâm trạng và hoàn cảnh khổ cực của Mị

- Phần 2 (tiếp theo đến "đánh nhau ở Hồng Ngài"): Hoàn cảnh của A Phủ ở nhà Pá Tra

- Phần 3 (còn lại): Cuộc giải thoát của Mị và A Phủ

ND chính

Trả lời

Lời giải chi tiết

Vợ chồng A Phủ là tác phẩm kể về câu chuyện những người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đầy đọa, giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do. Thông qua tác phẩm, tác giả đã bày tỏ giá trị nhân đạo của mình. Đồng cảm sâu sắc với hoàn cảnh và số phận của người dân Tây Bắc, lên án mạnh mẽ bọn thực dân.

 

Soạn bài Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài ngắn nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 14 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Tìm hiểu số phận, tính cách nhân vật Mị qua: - Cảnh ngộ bị bắt về làm dâu gạt nợ, cuộc sống bị đày đọa tủi cực ở nhà thống lý Pá Tra. - Diễn biến tâm trạng và hành động.

Trả lời

Cảnh ngộ của Mị:

Trước khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra

- Mị là một cô gái xinh đẹp, hiếu thảo và yêu sự tự do, có tài thổi sáo

Sau khi làm dâu nhà thống lí

- Quanh năm suốt tháng Mị làm việc không ngưng nghỉ

- Lúc đầu, đêm nào Mị cũng khóc

- Sau này, ở lâu trong cái khổ Mị cũng đã quen khổ rồi

Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân:

- Mị nghe tiếng sáo trong lòng bỗng trở nên phơi phới

- Mị thắp sáng buồng cũng như thắp sáng chính cuộc đời của mình và Mị muốn đi chơi

=> Một sức sống tiềm tàng trong con người Mị, khát vọng muốn được tự do và hạnh phúc

Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa đông:

- Mị tỉnh lại vào lúc giữa đêm ra ngoài sau hè hơ tay cho nóng bắt gặp cảnh A Phủ đang bị trói, hai dòng nước mắt lấp lánh, Mị cắt dây trói cho A Phủ. Giải thoát A Phủ cũng chính là giải thoát cho bản thân Mị

Câu 2
Câu 2 (trang 15 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Ấn tượng về tính cách nhân vật A Phủ. Bút pháp của nhà văn khi miêu tả Mị và nhân vật A Phủ có gì khác nhau.

Trả lời

Hoàn cảnh A Phủ:

- A Phủ là một đứa trẻ mồ côi, từ nhỏ đã bị bán đi , sau đó  A Phủ bỏ trốn và lưu lạc đến Hồng Ngài. Vì nhà quá nghèo nên A Phủ không thể lấy nổi vợ.

- A Phủ là người  yêu tự do, gan góc, một sức sống mãnh liệt, một tài năng lao động đáng quý, nhiều con gái trong làng mê anh

Điểm khác nhau giữa A Phủ và Mị:

- Nhân vặt A Phủ được miêu tả qua hành động

- Nhân vật Mị được miêu tả qua diễn biến tâm lí nhân vật

Câu 3
Câu 3 (trang 15 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Những nét độc đáo về việc quan sát và miêu tả nếp sinh hoạt, phong tục tập quán của người dân miền núi. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ tác phẩm.

Trả lời

Tô Hoài có vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc những phong tục tập quán của người dân miền núi:

- Truyền thống ăn Tết ở Hồng Ngài, cứ gặt hái xong là tết không bất kể ngày tháng nào

- Phong tục ăn tết cũng khác: bữa cơm bữa rượu nối tiếp bên bếp lửa; trai gái đánh pao, đánh quay, thổi sáo rồi đêm đêm hẹn hò nhau đi chơi

- Những hủ tục như cướp vợ, cúng trình ma và cách xử kiện lạc hậu

Bố cục

Trả lời

Bố cục gồm (3 phần)

- Phần 1(từ đầu đến "bao giờ chết thì thôi"): Tâm trạng và hoàn cảnh khổ cực của Mị

- Phần 2 (tiếp theo đến "đánh nhau ở Hồng Ngài"): Hoàn cảnh của A Phủ ở nhà Pá Tra

- Phần 3 (còn lại): Cuộc giải thoát của Mị và A Phủ

ND chính

Trả lời

Lời giải chi tiết

Vợ chồng A Phủ là tác phẩm kể về câu chuyện những người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đầy đọa, giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do. Thông qua tác phẩm, tác giả đã bày tỏ giá trị nhân đạo của mình. Đồng cảm sâu sắc với hoàn cảnh và số phận của người dân Tây Bắc, lên án mạnh mẽ bọn thực dân.

Soạn bài Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài hay nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 14 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Tìm hiểu số phận, tính cách nhân vật Mị qua: - Cảnh ngộ bị bắt về làm dâu gạt nợ, cuộc sống bị đày đọa tủi cực ở nhà thống lý Pá Tra. - Diễn biến tâm trạng và hành động.

Trả lời

Cảnh ngộ của Mị:

Trước khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra

- Mị là một cô gái xinh đẹp, hiếu thảo với bố mẹ (con nay đã biết quốc nương làm ngô để giả nợ thay cho bố) và yêu sự tự do (bố đừng bán con cho nhà giàu)

- Mị có tài năng thổi sáo khiến bao người trong làng theo đuổi

Sau khi làm dâu nhà Pá Tra

Món nợ truyền kiếp của bố mẹ cộng thêm việc Mị bị bắt cóc. Từ đó, Mị bất đắc dĩ trở thành dâu nhà thống lí để giã nợ cho ba mẹ, cũng kể từ đây những ngày tháng tăm tối của Mị bắt đầu

- Mị chỉ biết làm những công việc mà quanh năm ngày tháng làm đi làm lại, không ngưng nghỉ. Có khi không bằng con trâu con bò, vì trâu bồ còn có lúc được nghỉ ngơi để gặm cỏ còn Mị lúc nào cũng quần quật với công việc, nhất là khi tết đến thì không có thời gian nghỉ ngơi

- Mị sống trong căn buồng tối tăm, nhìn ra ngoài không biết trời sáng hay tối chỉ thấy mờ mờ trăng trắng

Trong đêm tình mùa xuân:

- Mị trong nhà nghe tiếng sáo, trong lòng bắt đầu phơi phới trở lại, Mị bắt đầu uống rượu ngày tết, uống ừng ực từng bát

- Mị thắp sáng căn phòng tối, hành động thắp sáng cũng chính là thắp sáng cuộc đời của mình.

- Mị muốn đi chơi và bắt dầu búi cái tóc, chọn cái vòng,..

=> Tâm trạng và hành động của Mị cho thấy rằng trong Mị vẫn luôn tiềm tàng một sức sống, khát khao tự do, hạnh phúc

Đêm tình mùa đông:

- Như thường lệ Mị thức dậy vào ban đêm để sưởi ấm tay

- Mị bắt gặp cảnh A Phủ bị trói, dòng nước mắt long lanh, Mị không cần được lòng mà cắt dây trói cho A Phủ. Và hai người họ cũng nhau chạy trốn, hành động cắt dây trói của Mị vừa giải thoát A Phủ và cũng chính là giải thoát cho cuộc đời của Mị

=> Chính những áp bức, bóc lột kia đã tạo tiền đề cho hành động cắt dây trói hôm nay, thể hiện sự dũng cảm và khát khao tự do mãnh liệt của Mị 

Câu 2
Câu 2 (trang 15 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Ấn tượng về tính cách nhân vật A Phủ. Bút pháp của nhà văn khi miêu tả Mị và nhân vật A Phủ có gì khác nhau.

Trả lời

Hoàn cảnh nhân vật A Phủ:

-  A Phủ là một đứa trẻ mồ côi ba mẹ từ nhỏ, khi lên 10 tuổi bị bán xuống cánh đồng xuôi, A Phủ bỏ trốn và lưu lạc đến Hồng Ngài. Vì nhà quá nghèo nên A Phủ không thể lấy nổi vợ nên phải làm người ở cho nhà thống lí Pá Tra

- A Phủ yêu tự do, một sức sống mãnh liệt, có sức khỏe được ví như một con trâu tốt trong nhà "biết đúc lưỡi, đúc cuốc, cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo", con gái trong làng nhiều người si mê anh

- A Phủ là một người mạnh mẽ, gan góc "vung tay ném con quay, xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo, xé, đánh tới tấp" bộc lộ lòng căm thù những kẻ thống trị.

- Cuộc xử kiện khi A Phủ làm mất bò, anh bị đánh tới tấp nhưng vẫn gan gốc quỳ chịu đòn như tượng đá.

=> Kết quả vụ kiện, A Phủ trở thành con nợ của nhà thống lí Pá tra

Điểm khác nhau giữa nhân vị Mị và A Phủ

- Nhân vật Mị miêu tả chủ yếu là diễn biến tâm lí nhân vật

- Nhân vật A Phủ miêu tả qua hành động, ngoại hình dũng cảm, gan góc.

 

Câu 3
Câu 3 (trang 15 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Những nét độc đáo về việc quan sát và miêu tả nếp sinh hoạt, phong tục tập quán của người dân miền núi. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ tác phẩm.

Trả lời

Tô Hoài có vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc những phong tục tập quán của người dân miền núi:

- Truyền thống ăn Tết ở Hồng Ngài, cứ gặt hái xong là tết không bất kể ngày tháng nào

- Con gái Mèo phơi váy hoa ở ngoài hỏm đá để chuẩn bị đi chơi Tết

- Phong tục ăn tết cũng khác: bữa cơm bữa rượu nối tiếp bên bếp lửa; trai gái đánh pao, đánh quay, thổi sáo rồi đêm đêm hẹn hò nhau đi chơi

- Những hủ tục như cướp vợ, cúng trình ma, cắt máu ăn thề và cách xử kiện lạc hậu

Bố cục

Trả lời

Bố cục gồm (3 phần)

- Phần 1(từ đầu đến "bao giờ chết thì thôi"): Tâm trạng và hoàn cảnh khổ cực của Mị

- Phần 2 (tiếp theo đến "đánh nhau ở Hồng Ngài"): Hoàn cảnh của A Phủ ở nhà Pá Tra

- Phần 3 (còn lại): Cuộc giải thoát của Mị và A Phủ

ND chính

Trả lời

Lời giải chi tiết

Vợ chồng A Phủ là tác phẩm kể về câu chuyện những người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đầy đọa, giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do. Thông qua tác phẩm, tác giả đã bày tỏ giá trị nhân đạo của mình. Đồng cảm sâu sắc với hoàn cảnh và số phận của người dân Tây Bắc, lên án mạnh mẽ bọn thực dân.
0.05649 sec| 2426.805 kb