Văn bản này thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào?
Thuyết minh về tác dụng của Đá và Nước trong việc tạo nên vẻ đẹp cũng như sự kì lạ của Vịnh Hạ Long.
Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không?
Văn bản cung cấp được tri thức khách quan, chính xác và khoa học về đối tượng.
Văn bản đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu?
Trong văn bản sử dụng các phương pháp giải thích, liệt kê, phân tích trong đó phương pháp được dùng chủ yếu là phương pháp phân tích. Ban đầu tác giả khẳng định sự kỳ lạ của Vịnh Hạ Long với mối liên hệ là Đá và Nước.
Câu văn nêu khái quát sự kì lạ của Hạ Long: "Chính Nước làm cho Đá sống dậy, làm cho Đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, và có tri giác, có tâm hồn". Sau đó dùng các câu văn miêu tả cụ thể giúp người đọc dễ hình dung tưởng tượng nhất cho sự "kỳ lạ" của nơi đây.
Để thêm sinh động, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Để cho sinh động văn bản của mình, người viết đã sử dụng thêm các biện pháp như nhân hóa, liên tưởng, tưởng tượng. Với mục đích vừa làm nổi bật đặc điểm của đối tượng vừa gây được sự hứng thú cho người đọc.
- Sử dụng biện pháp tưởng tượng, liên tưởng để miêu tả sự kì lạ của Hạ Long.
- Nước tạo nên sự di chuyển và di chuyển theo mọi cách tạo nên sự thú vị của cảnh sắc.
- Tuỳ theo góc độ và tốc độ di chuyển của khách, tuỳ theo cả hướng ánh sáng rọi vào các đảo đá mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động. Biến hoá đến lạ lùng.
- Biện pháp nhân hoá:
- Đá có tri giác, có tâm hồn như con người
- Gọi đá là thập loại chúng sinh, là thế giới người, là bọn người bằng đá hối hả trở về.