Soạn văn Lớp 10

Soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh

183 lượt xem

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh phổ thông nhất

Phần I

Trả lời

I - DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH

1. Bố cục ba phần của một bài làm văn và nhiệm vụ của mỗi phần.

Trả lời:

a. Mở bài: Giới thiệu nội dung bài viết (tuỳ theo từng thể loại mà xác định nội dung cần giới thiệu).

b. Thân bài: Lần lượt thực hiện các yêu cầu trọng tâm: Kể chuyện, biểu cảm, miêu tả hay nghị luận...

c. Kết bài: Khái quát vấn đề hay nêu cảm xúc, suy nghĩ trước câu chuyện kể hoặc đối tượng miêu tả.

2. Bố cục ba phần có phù hợp với đặc điểm của bài văn thuyết minh không? Vì sao?

Trả lời:

     Phù hợp. Bởi lẽ văn bản thuyết minh là kết quả của thao tác làm văn. Cũng có lúc người viết phải miêu tả, nêu cảm xúc và trình bày sự việc.

3. So sánh phần mở bài và kết bài của văn tự sự thì văn bản thuyết minh có những điểm tương đồng và khác biệt nào?

Trả lời:

* Mở bài:

+ Điểm giống nhau là: cùng có chức năng giới thiệu.

+ Khác nhau:

- Mở bài trong văn bản tự sự yêu cầu giới thiệu thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện, giới thiệu nhân vật chính, góc nhìn (người chứng kiến)

- Mở bài trong văn thuyết minh giới thiệu đối tượng, mục đích thuyết minh.

* Kết bài:

+ Điểm giống nhau: phần cuối của nội dung chính

+ Điểm khác nhau:

- Văn bản tự sự: là suy nghĩ, cảm xúc khi kết thúc câu chuyện.

- Văn bản thuyết minh: chừng nào người đọc cảm thấy tiếp nhận hết được những thông tin của đối tượng.

4. Các trình tự sắp xếp (cho phần thân bài) dưới đây (mục 1.4 SGK trang 169) có phù hợp với văn bản thuyết minh không? Vì sao?

Trả lời: Ba loại trình tự không phù hợp với văn bản thuyết minh. Vì:

- Trình tự thời gian phù hợp với văn tự sự hơn.

- Trình tự không gian phù hợp với văn miêu tả hơn.

- Trình tự nhận thức phù hợp với văn nghị luận hơn.

   Riêng trình tự chứng minh - phản bác rất cần phải lập luận để thuyết phục người nghe (người đọc).

Phần II

Trả lời

II - LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH

Đọc mục II (SGK, tr. 169) và thực hiện các thao tác:

1. Xác định đề tài

     Học sinh đọc mục 1 (SGK, tr. 170) và trình bày dự định (những ý chính) cho bài viết thực hiện một trong hai yêu cầu trong SGK.

(1) Tìm hiểu để viết bài giới thiệu về nhà khoa học vĩ đại Anh-xtanh.

Tham khảo:

     Trong số những nhà khoa học vĩ đại đã mang đến cho nhân loại một bức tranh vũ trụ mới và đã có công cải tạo thế giới tự nhiên, An-be Anh-xtanh là một, nếu không nói là nhà sáng tạo về khoa học tự nhiên vĩ đại nhất nửa đầu thế kỷ XX.

     ...Những công trình của Anh-xtanh đã đạt tới đỉnh cao nhất của nền vật lý học hiện đại, những công trình mà người ta chỉ có thể diễn đạt được trọn vẹn với một công cụ toán học tối tân, đồ sộ...

     Anh-xtanh không chỉ là nhà khoa học, ông còn là một con người yêu thương chân lý và chính nghĩa. Ông đã thấy trách nhiệm của mình trước xã hội đã đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa đế quốc.

     Không chỉ có thế, Anh-xtanh còn là hình ảnh của sự trong sáng về tâm hồn, một con người khinh miệt đến cùng cực cái hung bạo, những tham vọng tầm thường.

   Con người Anh-xtanh là sự nhất trí hiếm có giữa cái trong sáng về tâm hồn và cái trong sáng về tư duy.

   Trên đây là những điểm chính mà chúng tôi muốn nhấn mạnh về Anh-xtanh.

   (Theo Nguyễn Hoàng Phương - Lời giới thiệu cuốn An-be Anh-xtanh, NXB Giáo dục Hà Nội, 1996)

(2) Viết bài giới thiệu một trong những danh nhân đất Việt.

       Học sinh tự chọn một danh nhân mà mình yêu thích để giới thiệu. Có thể dựa trên bài viết khái quát về Nguyễn Trãi, Nguyễn Du trong SGK, hoặc dựa trên các sách tham khảo để viết về các nhân vật như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Hoài văn hầu Trần Quốc Toản, nhà sử học Lê Văn Hưu...

2. Lập dàn ý

a. Mở bài (đọc câu hỏi mục 2. a.SGK, trang 170) và thực hiện các yêu cầu:

- Để nêu được đề tài bài viết (như giới thiệu về danh nhân nào, tác giả nào, nhà khoa học nào?...) cần gọi tên đề tài và đưa ra đặc điểm nổi bật của nó.

- Để người đọc nhận ra kiểu văn bản (thuyết minh), cần sử dụng các ngôn ngữ đặc trưng của thuyết minh hoặc nêu trực tiếp mục đích thuyết minh.

- Để thu hút sự chú ý của người đọc, cần trình bày trung thực, hấp dẫn.

b. Thân bài

- Muốn tìm ý, chọn ý, cần lựa chọn những tri thức, xem xét độ chính xác và tầm quan trọng của mỗi thông tin đốì vối bạn đọc.

- Muốn sắp xếp ý, cần nghiên cứu cấu trúc của bài viết một cách phù hợp, sao cho trật tự trước sau, trật tự logic... giữa các ý tạo ra vẻ đẹp cân xứng và có ý nghĩa.

c. Kết bài

- Muốn trở lại với đề tài thuyết minh, cần khái quát toàn bộ nội dung đã thuyết minh trong phần thân bài, dùng câu văn liên kết để chuyển ý, chuyển đoạn.

- Muốn lưu lại những suy nghĩ và cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả cần có những từ ngữ ấn tượng, lịch sử, xã giao... trong kết thúc bài.

Luyện tập

Trả lời

Xây dựng dàn ý (tham khảo) cho các đề văn thuyết minh.

Câu 1. Giới thiệu về tác giả văn học

Lời giải chi tiết

a.Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi (1380 - 1444).

- Vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học.

b.Thân bài

- Một vài nét về cuộc đời của Nguyễn Trãi.

- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi.

+ Các tác phẩm chính.

+ Giá trị nghệ thuật thơ văn Nguyễn Trãi.

c. Kết bài

Khẳng định vị trí về tư tưởng cũng như về văn học của Nguyễn Trãi trong lịch sư văn hoá văn học Việt Nam.

Câu 2. Giới thiệu một tấm gương học tốt

Lời giải chi tiết

a.Mở bài:Giới thiệu một số nét chính về tấm gương học tốt: tên, nơi học tập.

b.Thân bài

- Hoàn cảnh sống

- Những thành tích nổi bật về học tập

- Phương pháp học của bạn

c. Kết bài. Nêu cảm nghĩ, nhận xét của mình về tấm gương học tốt

Câu 3. Giới thiệu một phong trào của trường (lớp) mình

Trả lời:

a.Mở bài

- Giới thiệu về lớp, về trường mình.

- Giới thiệu về các hoạt động nôi bật của lớp (của trường) mình

Ví dụ: phong trào học tập, phong trào văn nghệ, phong trào thể dục - thể thao,...

b.Thân bài

- Nguyên nhân dẫn đến phong trào

- Diễn biến của phong trào

+ Bắt đầu

+ Phát triển

+ Kết quả

- Ý nghĩa của phong trào

- Khẳng định lại về sự tác động của phong trào trong lớp (trường)

- Những bài học rút ra từ phong trào

c. Kết bài:Ý nghĩa của phong trào.

Câu 4. Trình bày một quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập)

a.Mở bài:Giới thiệu về việc đọc một tác phẩm tự sự

b.Thân bài

- Nêu các bước của việc đọc một tác phẩm tự sự:

+ Đọc từng phần.

+ Đọc kết hợp với suy ngẫm.

+ Chú ý đến sự phát triển của các tuyến nhân vật và mối quan hệ của các nhân vật trong tác phẩm.

+ Tóm tắt tác phẩm.

+ Tìm ra nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

- Ý nghĩa của việc đọc một tác phẩm tự sự.

c.Kết bài:Khẳng định lại ý nghĩa và cách thức đọc một tác phẩm tự sự.

Soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh ngắn nhất

Phần I

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Phần II

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Luyện tập

Trả lời

Đang cập nhật ...!

Soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh hay nhất

Phần I

Trả lời

Câu 1 (trang 169 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Mở bài: giới thiệu đối tượng chính

- Thân bài: đặc điểm cụ thể

- Kết bài: khái quát lại vấn đề[A2] [A3] [WU4] 

Câu 2 (trang 169 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Bố cục 3 phần của một bài[A5]  văn có phù hợp với văn thuyết minh bởi vì văn thuyết minh cũng giúp cho người đọc nắm rõ được sự vật, sự việc được nói đến

Câu 3 (trang 169 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Mở bài:

- Giống: đều giới thiệu đối tượng

- Khác:

+ Văn thuyết minh: giới thiệu đối tượng thuyết minh

+ Văn tự sự: giới thiệu chung câu chuyện mình sẽ kể có nhân vật, cốt truyện cụ thể

Kết bài:

- Giống: kết thúc bài văn

- Khác:

+ Văn thuyết minh: khái quát lại đối tượng thuyết minh một lần nữa

+ Văn tự sự: ý nghĩa câu chuyện và quan điểm cá nhân về câu chuyện

Câu 4 (trang 169 SGK Văn 10 tập 1)

-  Các trình tự kể trên có phù hợp với văn bản thuyết minh vì cho dù sự dụng trình tự nào thì người viết cần nêu rõ các ý chi tiết để người đọc nắm rõ được đối tượng được nói đến cụ thể như thế nào

Phần II

Trả lời

Câu 1 (trang 171 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Mở bài: giới thiệu khái quát về tác giả văn học

- Thân bài:

+ Trình bày lịch sử cuộc sống của tác giả

+ Trình bày sự nghiệp sáng tác, phong cách và những tác phẩm nổi tiếng tạo nên tên tuổi tác giả

+ Quan điểm, triết lí sống

- Kết bài: khẳng định lại vấn đề và nêu suy nghĩ về tác giả

Câu 2 (trang 171 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Mở bài: giới thiệu về tấm gương học tốt là ai

- Thân bài:

+ Lý do biết đến người đó

+ Hoàn cảnh của tấm gương học tốt đó

+ Quá trình cố gắng, nỗ lực để có kết quả như ngày hôm nay

+ Năng lượng tích cực tỏa ra từ tấm gương học tốt đó đến với mọi người

- Kết bài: cảm nhận về tấm gương ấy

Câu 3 (trang 171 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Mở bài: giới thiệu phong trào

- Thân bài:

+ Khơi nguồn của phong trào

+ Diễn biến của phong trào

+ Sự ủng hộ của toàn trường

+ Ý nghĩa nhân văn mà phong trào mang lại

- Kết bài:

+ Khẳng định hiệu quả của phong trào đem lại

+ Bản thân đã hưởng ứng tốt và tiếp tục phát huy

Câu 4 (trang 171 Sgk Ngữ Văn 10 tập 1)

- Mở bài: giới thiệu khái quát quy trình sản xuất

- Thân bài:

+ Những thứ cần chuẩn bị trước khi bắt đầu quy trình

+ Các bước diễn ra trong quy trình

+ Kết quả và sản phẩm

- Kết bài: nhận xét chung về quy trình

Luyện tập

Trả lời

Đang cập nhật ...!
0.05262 sec| 2410.711 kb