Câu hỏi 1 trang 17 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạoPhân tích đặc điểm ngôn ngữ trang trọng trong các trường hợp sau: a. Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn tha thiết. b. Phong cách là một tập hợp những nét độc đáo tương đối ổn định có giá trị thẩm mĩ trong sáng tác của một tác giả (phong cách tác giả), một trường phái văn học (phong cách trường phái), một thời đại (phong cách thời đại) hay một nền văn học (phong cách dân tộc). Đặc trưng phong cách được tạo thành từ quan niệm (cái nhìn) riêng về thế giới, con người, thể hiện qua hệ thống đề tài, tư tưởng, cảm hứng, hình tượng nhân vật và các thủ pháp nghệ thuật được ưa chuộng. c. Tuy nhiên, ngay trong sự tương đồng ấy, ta vẫn thấy giữa hai bài thơ trên có những điểm khác biệt rất rõ: “Giang tuyết" là một bài thơ mang phong vị cổ điển với đầy đủ ý nghĩa của phong cách thơ cổ điển Trung Hoa, còn “Mộ" là một bài thơ kết hợp giữa phong vị cổ điển với tính hiện đại. Kính chào quý vị. Mời quý vị theo dõi bản tin cuối ngày của Đài Truyền hình Việt Nam.
Phương pháp giải
Phương pháp giải:Đọc lại kiến thức tiếng Việt, lựa chọn phong cách ngôn ngữ phù hợp
a. - (Dạng viết) Đoạn văn trích trong tập “Thi nhân Việt Nam” - cuốn sách vừa là hợp tuyển vừa là nghiên cứu, phê bình về phong trào thơ mới Việt Nam, do hai anh em nhà văn Hoài Thanh và Hoài Chân biên soạn.
- Sử dụng từ ngữ có sắc thái tôn kính, cấu trúc đầy đủ, rõ ràng
b. - (Dạng viết) Đoạn văn lí luận văn học bàn về phong cách
- Sử dụng từ ngữ có sắc thái tôn kính, cấu trúc đầy đủ, rõ ràng
c. - (Dạng viết) Đoạn văn trích trong “Phong vị cổ điển trong bài thơ “Giang tuyết" (Liễu Tông Nguyên) và tính hiện đại trong bài thơ “Mộ" (Hồ Chí Minh)”
- Sử dụng từ ngữ có sắc thái tôn kính, cấu trúc đầy đủ, rõ ràng
d. (Dạng nói)
- Sử dụng từ ngữ có sắc thái tôn kính, cấu trúc đầy đủ, rõ ràng
- Ngôn ngữ tao nhã