Soạn văn Lớp 10

Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê - Khuê oán

179 lượt xem
Soạn bài: Đọc thêm "Nỗi oán của người phòng khuê" - Vương Xương Linh - ngữ văn 10 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, sytu giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn đọc thêm Nỗi oán của người phòng khuê - Vương Xương Linh cực ngắn – sytu

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê - Khuê oán phổ thông nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ thể hiện qua quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ.

Trả lời

- Thành công của tác phẩm Khuê oán một phần nhờ sự độc đáo trong nghệ thuật cấu tứ. Với thể thất ngôn tứ tuyệt , Vương Xương Linh đã sử dụng những câu từ cô đọng  thể hiện thành công được quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ.

+ Tâm trạng ấy từ “bất tri sầu” (hồn nhiên, vô tư) sang “hối” (hối tiếc và hối hận). Chất xúc tác gây ra quá trình chuyển biến tâm trạng ấy là ở câu: "Liễu là màu của mùa xuân và tuổi trẻ".

+ Màu sắc của dương liễu trong tác phẩm mang màu sắc bi thương. Nhìn về mình, cô gái thấy tuổi trẻ đang bị “trôi” đi. Còn nhìn về phía chinh phụ là một sự mịt mù thăm thẳm. Thế nên màu sắc của cây dương liễu lại phản ánh lên một tâm trạng vô cùng bi đát, xót thương của người chinh phụ.

Câu 2
Câu 2 (trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Vì sao khi thấy "màu dương liễu" nàng lại hối hận vì đã để chồng đi "kiếm tước hầu"?

Trả lời

- "Màu dương liễu"là vừa màu của mùa xuân, của tuổi trẻ, của khát vọng sống hạnh phúc nhưng đồng thời cũng là màu của sự chia ly, biểu trưng cho niềm lưu luyến, vì thế khi nhìn thấy "màu dương liễu" tâm trạng người khuê phụ lập tức đổi thay ngay: từ "bất tri sầu" (vô tư, không biết sầu nào), nàng bắt đầu hối hận vì để chàng đi "kiếm tước hầu", gây ra cảnh chia cách, nhớ thương; từ hối hận, nàng chuyển sang oán thán cuộc chiến tranh phi nghĩa là lí do khiến cho nàng lâm vào tình cảnh cô đơn, bi đát hiện tại.

=> Khuê phụ giờ mới hiểu hết giá trị của chia ly và sự phi lý của chiến tranh.

Câu 3
Câu 3 (trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Vì sao chỉ với 28 chữ, tác phẩm lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người đời Đường?  

Trả lời

- Chỉ với 28 chữ, bài thơ "Khuê oán " xứng đáng được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường. Trong toàn bộ tác phẩm, tác giả không đề cập đến chiến tranh nhưng ta lại có thể cảm nhận thấy rất rõ chiến tranh. Nó như một thứ thuốc độc đang “ăn mòn” cuộc sống con người. Những người lính khi tham gia chiến tranh không chỉ đơn thuần với vai trò chỉ là một người lính, họ còn là những người con, người chồng người cha đang đứng trước hòn tên mũi đạn, mang theo sự mong ngóng , đợi chờ của những người vợ, người mẹ,… nơi quê hương, xứ xở. Hơn thế nữa, chiến tranh đặt mạng sống con người bên bờ vực nguy hiểm, khiến cho xã hội trở nên bi quan,… Với những điều như thế thì đúng là dù không trực tiếp nói ra nhưng bài thơ vẫn sục sôi tinh thần phản đối chiến tranh.

=>Thông qua cảm xúc oán than, trách thán và tâm trạng đau buồn của người chinh phụ ,Vương Xương Linh đã mạnh dạn tố cáo chiến tranh phi nghĩa trong xã hội đương thời.

Bố cục
Bố cục
Bố cục

Trả lời

Bố cục: 2 phần

+ Hai câu thơ đầu: Hình ảnh tươi trẻ, hồn nhiên, vô tư người thiếu phụ chốn phòng khuê.

+ Hai câu thơ sau: Tâm trạng phức tạp của người thiếu phụ khi trông thấy cây dương liễu.

ND chính
Nội dung chính
Nội dung chính

Trả lời

Thông qua nghệ thuật miêu tả sự biến động trong tâm trạng của người thiếu phụ , tác giả khéo léo gửi vào đó sự lên án cho cuộc chiến tranh phi nghĩa gây ra những cảnh li biệt đau thương cho bao người.

Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê - Khuê oán ngắn nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ thể hiện qua quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ.

Trả lời

 -Cấu tứ theo mạch cảm xúc của bài thơ – cảm xúc của người khuê phụ.

 -Người khuê phụ nhận thức được hiện thực đã có sự chuyển biến trong tâm trạng : Nhìn mình, khuê phụ thấy tuổi trẻ đang bị "trôi" đi. Còn nhìn về phía chinh phu thì mọi thứ mịt mù thăm thẳm

 - Hoàn cảnh ấy khiến người thiếu phụ sầu hận, xót thương.

Câu 2
Câu 2 (trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Vì sao khi thấy "màu dương liễu" nàng lại hối hận vì đã để chồng đi "kiếm tước hầu"?

Trả lời

Khi thấy “màu dương liễu” nàng lại hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu bởi vì dương liễu là màu của tuổi xuân, tuổi trẻ cũng là màu của li biệt. Chính bởi ý thức được điều này nên người thiếu phụ cảm thấy hối hận khi quyết định chia xa để chồng đi kiếm tước hầu. từ suy nghĩ ấy, người thiếu phụ oán thán ấn phong hầu, căm ghét chiến tranh hi nghĩa.

Câu 3
Câu 3 (trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Vì sao chỉ với 28 chữ, tác phẩm lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người đời Đường?  

Trả lời

Chỉ với 28 chữ, bài Khuê oán lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường. Mặc dù toàn bài không nhắc đến hai chữ “chiến tranh” nhưng người đọc vẫn có thể nhận thấy chiến tranh đang dần “ăn mòn” cuộc sống con người. Nó hủy hoại tuổi trẻ, tuổi xuân của biết bao ngươi, nó phá tan hạnh phúc của mọi gia đình, làm mất đi sự lạc quan yêu đời và niềm tin vào cuộc sống của biết bao người. Chính bởi những lí do trên dù không nhắc đến hai chữ “chiến tranh” nhưng bài thơ vẫn sục sôi niềm oán thán, phản đối chiến tranh phi nghĩa.

Bố cục
Bố cục
Bố cục

Trả lời

Bố cục 2 phần : 

- 2 câu đầu: Sự hồn nhiên, vô tư của cô gái . 

- 2 câu cuối: Nỗi niềm của người chinh phụ . 

ND chính
Nội dung chính
Nội dung chính

Trả lời

Mượn tâm trạng của một chinh phụ trẻ để thông qua đó lên án chiến tranh phi nghĩa gây đau thương, mất mát cho mọi gia đình, cướp đi tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc của bao người.

Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê - Khuê oán hay nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ thể hiện qua quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ.

Trả lời

- Thành công của tác phẩm Khuê oán một phần nhờ sự độc đáo trong nghệ thuật cấu tứ. Với thể thất ngôn tứ tuyệt , Vương Xương Linh đã sử dụng những câu từ cô đọng  thể hiện thành công được quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ.

+ Tâm trạng ấy từ “bất tri sầu” (hồn nhiên, vô tư) sang “hối” (hối tiếc và hối hận). Chất xúc tác gây ra quá trình chuyển biến tâm trạng ấy là ở câu: "Liễu là màu của mùa xuân và tuổi trẻ".

+ Màu sắc của dương liễu trong tác phẩm mang màu sắc bi thương. Nhìn về mình, cô gái thấy tuổi trẻ đang bị “trôi” đi. Còn nhìn về phía chinh phụ là một sự mịt mù thăm thẳm. Thế nên màu sắc của cây dương liễu lại phản ánh lên một tâm trạng vô cùng bi đát, xót thương của người chinh phụ.

Câu 2
Câu 2 (trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Vì sao khi thấy "màu dương liễu" nàng lại hối hận vì đã để chồng đi "kiếm tước hầu"?

Trả lời

- "Màu dương liễu"là vừa màu của mùa xuân, của tuổi trẻ, của khát vọng sống hạnh phúc nhưng đồng thời cũng là màu của sự chia ly, biểu trưng cho niềm lưu luyến, vì thế khi nhìn thấy "màu dương liễu" tâm trạng người khuê phụ lập tức đổi thay ngay: từ "bất tri sầu" (vô tư, không biết sầu nào), nàng bắt đầu hối hận vì để chàng đi "kiếm tước hầu", gây ra cảnh chia cách, nhớ thương; từ hối hận, nàng chuyển sang oán thán cuộc chiến tranh phi nghĩa là lí do khiến cho nàng lâm vào tình cảnh cô đơn, bi đát hiện tại.

=> Khuê phụ giờ mới hiểu hết giá trị của chia ly và sự phi lý của chiến tranh.

Câu 3
Câu 3 (trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Vì sao chỉ với 28 chữ, tác phẩm lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người đời Đường?  

Trả lời

- Chỉ với 28 chữ, bài thơ "Khuê oán " xứng đáng được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường. Trong toàn bộ tác phẩm, tác giả không đề cập đến chiến tranh nhưng ta lại có thể cảm nhận thấy rất rõ chiến tranh. Nó như một thứ thuốc độc đang “ăn mòn” cuộc sống con người. Những người lính khi tham gia chiến tranh không chỉ đơn thuần với vai trò chỉ là một người lính, họ còn là những người con, người chồng người cha đang đứng trước hòn tên mũi đạn, mang theo sự mong ngóng , đợi chờ của những người vợ, người mẹ,… nơi quê hương, xứ xở. Hơn thế nữa, chiến tranh đặt mạng sống con người bên bờ vực nguy hiểm, khiến cho xã hội trở nên bi quan,… Với những điều như thế thì đúng là dù không trực tiếp nói ra nhưng bài thơ vẫn sục sôi tinh thần phản đối chiến tranh.

=>Thông qua cảm xúc oán than, trách thán và tâm trạng đau buồn của người chinh phụ ,Vương Xương Linh đã mạnh dạn tố cáo chiến tranh phi nghĩa trong xã hội đương thời.

Bố cục
Bố cục
Bố cục

Trả lời

Bố cục: 2 phần

+ Hai câu thơ đầu: Hình ảnh tươi trẻ, hồn nhiên, vô tư người thiếu phụ chốn phòng khuê.

+ Hai câu thơ sau: Tâm trạng phức tạp của người thiếu phụ khi trông thấy cây dương liễu .

ND chính
Nội dung chính
Nội dung chính

Trả lời

Thông qua nghệ thuật miêu tả sự biến động trong tâm trạng của người thiếu phụ , tác giả khéo léo gửi vào đó sự lên án cho cuộc chiến tranh phi nghĩa gây ra những cảnh li biệt đau thương cho bao người.

0.05699 sec| 2427.367 kb