SOẠN VĂN 10 TẬP 2

Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn - Ngữ văn 10

216 lượt xem
Soạn bài: Ôn tập phần Tập làm Văn - ngữ văn 7 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Ôn tập phần Tập làm Văn cực ngắn - Sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn - Ngữ văn 10 phổ thông nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Nêu đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận và các yêu cầu kết hợp chúng trong thực tế viết vân bản. Cho biết vì sao cần kết hợp các kiểu văn bản đó với nhau?

Trả lời

- Đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận, học sinh tham khảo bảng so sánh sau:

Phương

diện

Tự sự

Thuyết minh

Nghị luận

Đặc điểm

Trình bày một chuỗi các sự việc (sự kiện) có sự tiếp nối giữa chúng hướng đến một kết thúc nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó.

Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính có ích hoặc tính có hại của sự vật hiện tượng

Trinh bày tư tưởng quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận

Mục đích

Biểu hiện con người,quy luật đời sống, bày tỏ thái độ tình cảm.

Giúp người đọccó tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với chúng

Thuyết phụcmọi người tin, nghe và làm theo cái đúng, từ bỏ cái sai, cái xấu

- Mối quan hệ giữa các phương thức trong văn bản:

Tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận. Ngoài ra, tự sự còn có thể kết hợp với miêu tả nội tâm, đối thoại hoặc độc thoại nội tâm.

+ Thuyết minh: Có sử dụng các yếu tố miêu tả, nghị luận.

+ Nghị luận: Có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.

- Tuỳ yêu cầu của từng văn bản cụ thể để kết hợp các yếu tố một cách hợp lý. Tuy nhiên, cần biết rằng, các yếu tố kết hợp chỉ bổ sung, phục vụ cho mục đích của bài viết, tránh hiện tượng yếu tố phụ chiếm tỉ lệ lớn hơn yếu tố chính.

Câu 2
Câu 2 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Sự việc và chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự là gì? Cho biết cách lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu khi viết văn bản này?

Trả lời

- Sự việc là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác. Sự việc tiêu biểu là những sự việc quan trọng góp phần làm nên cốt truyện, biểu thị tập trung nhất tư tưởng, chủ đề của tác phẩm tự sự.

- Chi tiết là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về nội dung, cảm xúc và tư tưởng. Chi tiết tiêu biểu, là yếu tố quan trọng trong quá trình kể lại một câu chuyện.

- Sự việc và chi tiết tiêu biểu có vai trò dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách của nhân vật, tạo sự hấp dẫn, nhấn mạnh ý nghĩa của văn bản. Vì vậy lựa chọn được sự việc và chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong quá trình viết hoặc kể lại câu chuyện.

- Khi viết văn bản tự sự, muốn lựa chọn các sự việc, chi tiết tiêu biểu, cần có công quan sát, suy ngẫm, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng... nhằm phát hiện ra những sự việc, chi tiết nào có ý nghĩa nhất, giúp cho việc bộc lộ chủ đề, xây dựng tính cách nhân vật được rõ nét nhất.

Câu 3
Câu 3 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Trình bày cách lập dàn ý, viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Trả lời

- Lập dàn ý cho một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm, cần lưu ý những điểm sau đây:

+ Dàn ý đó cũng tương tự như dàn ý của bài văn tự sự bình thường khác (gồm ba phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài)

+ Tuy nhiên, trong thân bài (phần chính của truyện), cần bố trí các đoạn để có thể miêu tả và biểu cảm đối với nhân vật, hoàn cảnh nhân vật. Trong phần kết cũng thường có những đoạn văn biểu cảm.

+ Chú ý: Không nên miêu tả và biểu cảm lan man, chỉ nên tập trung khắc hoạ hình tượng nhân vật, như miêu tả ngoại hình, miêu tả nội tâm, miêu tả và biểu cảm về hoàn cảnh nhân vật...

+ Trong thực tế không có ranh giới rõ ràng giữa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm...mà các yếu tố này luôn đan xen và hỗ trợ cho nhau, tập trung làm rõ chủ đề. Trong văn tự sự, yếu tố miêu tả và biểu cảm góp phần làm “sinh động hoá” cốt truyện, nhân vật và sự việc. Đồng thời nó khiến cho văn bản tự sự sẽ hấp dẫn và truyền cảm hơn.

- Học sinh tự chọn viết đoạn văn.

Câu 4
Câu 4 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Trình bày các phương pháp thuyết minh thường được sử dụng trong một bài văn thuyết minh.

Trả lời

Phương pháp thuyết minh là một hệ thống những cách thức được sử dụng nhằm đạt được mục đích đặt ra. Phương pháp thuyết minh rất quan trọng đối với bài văn thuyết minh. Nắm được phương pháp, người viết (người nói) mới truyền đạt đến người đọc (người nghe) những hiểu biết về sự vật, sự việc, hiện tượng một cách hiệu quả.

Các phương pháp thuyết minh đã học ở THCS gồm: nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích.

Ở lớp 10, các phương pháp thuyết minh trên được củng cố và nâng cao. Ngoài ra, chương trình còn giới thiệu một số phương pháp mới khác, như: thuyết minh bằng cách chú thích; thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân - kết quả (xem bài học tuần 23).

Câu 5
Câu 5 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Làm thế nào để viết được một bài văn thuyết minh chuẩn xác và hấp dẫn?

Trả lời

a. Yêu cầu về tính chuẩn xác

- Tìm hiểu thấu đáo về đối tượng trước khi viết.

- Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, tìm được các số liệu có giá trị của các chuyên gia, các nhà khoa học có tên tuổi, các cơ quan có thẩm quyền... về vấn đề cần phải thuyết minh.

- Chú ý đến thời điểm xuất bản của các tài liệu để có thể cập nhật những thông tin mới và những thay đổi thường có

b. Yêu cầu về tính hấp dẫn

- Đưa ra những chi tiết cụ thể sinh động, những con số chính xác để bài văn không trừu tượng, mơ hồ.

- So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc người nghe.

- Kết hợp và sử dụng các kiểu câu làm cho bài văn thuyết minh biến hoá linh hoạt, không đơn điệu.

- Khi cần, nên phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng cần thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt.

Câu 6
Câu 6 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Trình bày cách lập dàn ý và viết các đoạn văn thuyết minh

Trả lời

a. Yêu cầu viết một đoạn văn thuyết minh

- Xác định chủ đề của đoạn văn

- Sử dụng hợp lý các phương pháp thuyết minh

- Các câu trong đoạn văn phải đảm bảo tính liên kết về hình thức và nội dung

- Dùng từ ngữ, đặt câu trong sáng, đúng phong cách ngôn ngữ viết

b. Cách lập dàn ỷ cho bài văn thuyết minh

Muốn lập dàn ý cho bài văn thuyết minh, cần nắm vững các kiến thức cần thiết về dàn ý và có kỹ năng xây dựng dàn ý nói chung; có đầy đủ tri thức cần thiết cho bài thuyết minh của mình; và cuối cùng, cần sắp xếp các ý theo trình tự hợp lý.

- Viết đoạn mở đầu của bài văn thuyết minh: cần nêu đề tài bài viết (như giới thiệu đối tượng nào?); cho người đọc biết mục đích thuyết minh của bài viết; nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của đối tượng thuyết minh để thu hút người đọc (người nghe)...

- Viết phần thân bài: Tuỳ theo từng bài văn cụ thể để lựa chọn cách viết phù hợp. Trong phần thân bài có nhiều đoạn văn với những mục đích, nội dung khác nhau. Thông thường, có thể xác định những đoạn văn sau:

+ Đoạn văn cung cấp tri thức (thông báo). Trong đoạn văn này, cần cung cấp những thông tin chính xác, cập nhật và quan trọng hợp là những thông tin đó phải được lựa chọn, phục vụ cho mục đích thuyết minh.

+ Đoạn văn lập luận: Dùng lý lẽ để phân tích thông tin, chỉ rõ ý nghĩa của các thông tin ấy có liên quan đến mục tiêu thuyết minh như thế nào.

+ Đoạn văn thuyết phục: Đây là đoạn trực tiếp tác động đến cảm xúc, suy nghĩ của người nghe (người đọc). Tuỳ theo đối tượng người nghe (người đọc) để có những lời lẽ thuyết phục phù hợp.

- Viết phần kết bài: Trở lại với đề tài của văn bản thuyết minh, lưu lại những ấn tượng ở người nghe (người đọc).

Câu 7
Câu 7 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Trình bày cấu tạo của một lập luận, các thao tác nghị luận và cách lập dàn ý bài văn nghị luận.

Trả lời

- Cấu tạo của một lập luận:

Lập luận gồm luận điểm, luận cứ, luận chứng.

Luận điểm là vấn đề được đưa ra để bàn bạc. Luận cứ là những cơ sở làm chỗ dựa về mặt lý luận và thực tiễn. Luận chứng là những ví dụ thực tế nhằm chứng minh cho luận điểm, luận cứ.

- Các thao tác nghị luận:

Thao tác nghị luận là những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kỹ thuật được quy định trong hoạt động nghị luận.

Các thao tác nghị luận gồm: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và so sánh

- Muốn lập được dàn ý cho bài văn nghị luận cần:

+ Nhận thức đúng về bài nghị luận (kiểu bài nghị luận, vấn đề nghị luận, phạm vi tài liệu).

+ Tìm ý cho bài văn. Tìm ý chính là tìm ra các luận điểm, luận cứ, từ khái quát đến cụ thể, chi tiết.

+ Lập dàn ý là việc lựa chọn, sắp xếp, triển khai các luận điểm, luận cứ lồng vào bố cục ba phần sao cho hợp lý.

Câu 8
Câu 8 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Trình bày yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự, văn bản thuyết minh.

Trả lời

Các phương diện

Tóm tắt văn bản tự sự

Tóm tắt văn bản thuyết minh

Yêu cầu

Văn bản tự sự thường được tóm tắt theo hai cách: tóm tắt theo cốt truyện và tóm tắt theo nhân vật chính. Dù tóm tắt theo cách nào cũng phải tôn trọng nội dung cơ bản của tác phẩm, thoả mãn những yêu cầu cơ bản của một văn bản và đáp ứng được mục đích tóm tắt.

Tóm tắt tác phẩm tự sự dựa theo nhân vật chính giúp ta nắm vững tính cách, số phận của nhân vật, góp phần tìm hiểu và đánh giá tác phẩm.

Tóm tắt văn bản thuyết minh nhằm để hiểu và nắm vững được những nội dung chính của văn bản đó. Bản tóm tắt phải rõ ràng chính xác so với nội dung của văn bản gốc.

Cách thức

Để tóm tắt tác phẩm tự sự theo nhân vật chính ta cần:

+ Xác định mục đích tóm tắt

+ Đọc văn bản để xác định nhân vật chính, đặt nhân vật trong mối quan hệ với nhân vật khác và diễn biến của các sự việc trong cốt truyện.

+ Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình để giới thiệu nhân vật, nêu rõ các hành động và lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của cốt truyện.

+ Kiểm tra và sửa chữa văn bản tóm tắt cho phù hợp với mục đích và yêu cầu của việc tóm tắt.

Muốn tóm tắt văn bản thuyết minh cần:

+ Xác định mục đích yêu cầu tóm tắt

+ Đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh.

+ Tìm bố cục của văn bản.

+ Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.

Câu 9
Câu 9 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Nêu đặc điểm và cách viết kế hoạch cá nhân, quảng cáo.

Trả lời

Học sinh tham khảo bảng so sánh sau:

Yêu

cầu

Lập kế hoạch cá nhân

Viết quảng cáo

Nội

dung

Kế hoạch cá nhân là bản dự kiến những công việc sắp tới của cá nhân, giúp ta chủ động tiến hành công việc đạt kết quả cao.

Quảng cáo là loại văn bản thông tin nhằm thuyết phục khách hàng về chất lượng, lợi ích, sự tiện dụng... của sản phẩm, dịch vụ để kích thích nhu cầu mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ.

Hình

thức

Trình bày một cách khoa học, cụ thể về thời gian, mục tiêu cần đạt...

Ngoài tiêu đề, kế hoạch cá nhân có 2 phần:

- Phần đầu: ghi rõ họ tên, địa chỉ (nếu cần)

- Phần hai: nêu nội dung công việc, thời gian, địa điểm và dự kiến kết quả đạt được.

Văn bản quảng cáo cần ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, tạo ấn tượng, trung thực, tôn trọng pháp luật và thuần phong mĩ tục.

Cách

viết

- Để lập kế hoạch cá nhân cần nắm được yêu cầu, nội dung công việc và quỹ thời gian hiện có.

- Bản kế hoạch cá nhân cần thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, cách thức và thời gian tiến hành để hoàn thành công việc.

- Lời văn cần ngắn gọn, súc tích, thể hiện dưới dạng các đề mục lớn nhỏ khác nhau, cần thiết có thể kẻ bảng.

Để viết văn bản quảng cáo cần chọn được nội dung độc đáo, gây ấn tượng, thể hiện tính ưu việt của sản phẩm, dịch vụ rồi trình bày theo kiểu quy nạp hoặc so sánh và sử dụng những từ ngữ khẳng định tính tuyệt đối.

Câu 10
Câu 10 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Nêu cách thức trình bày một vấn đề

Trả lời

- Trình bày một số vấn đề là kỹ năng giao tiếp quan trọng và thường xuyên được sử dụng

- Trước khi trình bày cần tìm hiểu, suy nghĩ, nghiền ngẫm để hiểu đối tượng, chuẩn bị đề tài, đề cương cho bài nói. Khi trình bày tuân thủ trình tự sau: khởi đầu, diễn biến (lần lượt trình bày các nội dung), kết thúc (nói lời cảm ơn người nghe).

- Chú ý đến ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ...

Luyện tập
Câu 1 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn tự sự, thuyết minh. Câu 2 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Hãy tóm tắt nội dung các bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam (Ngữ văn 10, tập 1), Nguyễn Du và bài Văn bả

Trả lời

Câu 1 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn tự sự, thuyết minh.

Câu 2 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Hãy tóm tắt nội dung các bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam (Ngữ văn 10, tập 1), Nguyễn Du và bài Văn bản văn học (Ngữ văn 10, tập 2).

Lời giải chi tiết

Câu 1

- Học sinh xem lại các bài tập về lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn tự sự (xem bài Lập dàn ý bài văn tự sự - tuần 4; Luyện tập viết đoạn văn tự sự - tuần 10).

- Học sinh xem lại các bài tập về lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn thuyết minh (Lập dàn ý bài văn thuyết minh - tuần 18; Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh - tuần 24).

Câu 2

Bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam (Ngữ văn 10, tập 1) - Các nội dung chính:

a. Văn học dân gian là gì? (Văn học truyền miệng, do nhân dân lao động sáng tác và lưu truyền, phục vụ các sinh hoạt khác nhau của cộng đồng).

b. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian (tính truyền miệng, tính tập thể, tính thực hành).

c. Các thể loại của văn học dân gian (12 thể loại chính: thần thoại, sử thi, truyền thuyết,...). Nêu ngắn gọn khái niệm về mỗi loại.

d. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian:

- Kho tri thức bách khoa của nhân dân các dân tộc

- Giáo dục đạo lý làm người.

- Giá trị nghệ thuật: Văn học dân gian mang đậm đà bản sắc dân tộc.

Bài:Nguyễn Du (Ngữ văn 10, tập 2) - Các nội dung chính:

a.Thân thế, sự nghiệp: Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có nhiều đời và người làm quan to.

- Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Lên 10 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nhà Lê sụp đổ (1789), Nguyễn Du sống cuộc đời phiêu bạt, chìm nổi long đong. Hơn 10 năm gió bụi, sống gần nhân dân, thấm thía bao nỗi ấm lạnh kiếp người, Nguyễn Du đã khẳng định tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của mình. Chính nỗi bất hạnh lớn đã làm nên một nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại.

- Làm quan cho nhà Nguyễn (1802) tới chức Học sĩ điện Cần Chánh, được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc... Tâm hồn đầy những mâu thuẫn phức tạp của một thiên tài đứng giữa một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch.

b. Các sáng tác chính: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục (chữ Hán), Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh (chữ Nôm)...

c. Giá trị tư tưởng, nghệ thuật trong các sáng tác

- Giá trị tư tưởng:

+ Giá trị hiện thực (phản ánh hiện thực xã hội với cái nhìn sâu sắc; tố cáo sự bất nhân của bọn quan lại và thế lực tác oai tác quái ghê gớm của đồng tiền...).

+ Giá trị nhân đạo (niềm quan tâm sâu sắc đến thân phận con người; cảm hứng bao trùm là cảm hứng xót thương, đau đớn; ngợi ca vẻ đẹp của con người, trân trọng những khát vọng của họ, đặc biệt là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu, công lý,...)

- Giá trị nghệ thuật: Thơ chữ Hán giản dị mà tinh luyện, tài hoa; thơ Nôm đạt tới đỉnh cao rực rỡ, đóng góp lớn cho sự phát triển tiếng Việt.

d.Đánh giá chung về thiên tài Nguyễn Du: Một đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Thời đại, hoàn cảnh gia đình là chủ nghĩa nhân đạo. Thơ ông kết tinh những thành tựu vãn học dân tộc.Truyện Kiều là một kiệt tác...

Bài:Văn bản văn học (Ngữ văn 10, tập 2) - Các nội dung chính:

1.Khi nào một văn bản được coi là văn bản văn học?

a. Phản ánh và khám phá cuộc sống, bồi dưỡng tư tưởng và tâm hồn, thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người.

b. Ngôn từ trong văn bản có nhiều tìm tòi, sáng tạo, có hình tượng mang hàm nghĩa sâu sắc, phong phú.

c. Thuộc một thể loại nhất định với những quy ước thẩm mỹ riêng...

2.Cấu trúc của văn bản văn học:

Gồm nhiều tầng lớp: ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa.

Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn - Ngữ văn 10 ngắn nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Nêu đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận và các yêu cầu kết hợp chúng trong thực tế viết vân bản. Cho biết vì sao cần kết hợp các kiểu văn bản đó với nhau?

Trả lời

Câu 1: Các bài văn biểu cảm đã được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập một:

STT Tên văn bản Tác giả
1 Cổng trường mở ra Lý Lan
2 Trường học Ét-môn-đô đỡ A-mi-xi
3 Mẹ tôi Ét-môn-đô đỡ A-mi-xi
4 Cuộc chia tay của những con búp bê Khánh Hoài
5 Thư cho một người bạn hiểu về đất nước mình I-ri-na Ki-xlô-va
6 Tấm gương Băng Sơn
7 Tản văn Mai Văn Tạo Mai Văn Tạo
8 Cây sấu Hà Nội Tạ Việt Anh
9 Sấu Hà Nội Nguyễn Tuân
10 Cây tre Việt Nam Thép Mới
11 Người ham chơi Hoàng Phủ Ngọc Tường
12 Những tấm lòng cao cả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi
13 Mõm Lũng Cú tột Bắc Nguyễn Tuân
14 Cỏ dại Tô Hoài
15 Quà bánh tuổi thơ Đặng Anh Đào
16 Tuổi thơ im lặng Duy Khánh
17 Kẹo mầm Băng Sơn
18 Một thứ quà của lúa non: Cốm Thạch Lam
19 Sài Gòn tôi yêu Minh Hương
20 Mùa xuân của tôi Vũ Bằng

 

Câu 2
Câu 2 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Sự việc và chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự là gì? Cho biết cách lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu khi viết văn bản này?

Trả lời

II. Soạn bài siêu ngắn: Ôn tập phần Tập làm Văn

VĂN BIỂU CẢM

Câu 2:
Văn biểu cảm có những đặc điểm: Văn biểu cảm chủ yếu viết ra để bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của người viết với đối tượng biểu cảm ( con người, cây cối, con vật, đồ vật, tác phẩm văn học,... )

Câu 3
Câu 3 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Trình bày cách lập dàn ý, viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Trả lời

Câu 3: Trong bài văn biểu cảm, yếu tố miêu tả cảnh vật, đồ vật, con người chủ yếu là để bộc lộ tư tưởng, tình cảm.

Câu 4
Câu 4 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Trình bày các phương pháp thuyết minh thường được sử dụng trong một bài văn thuyết minh.

Trả lời

Câu 4: Ý nghĩa yếu tố tự sự trong văn biểu cảm: 

  • Kể các hành động cao cả, nghĩa khí, vị tha hoặc các hành vi thiếu đạo đức.
  • Khắc sâu và tạo ra những ý nghĩa trong suy nghĩ của người đọc.
Câu 5
Câu 5 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Làm thế nào để viết được một bài văn thuyết minh chuẩn xác và hấp dẫn?

Trả lời

Câu 5: Để bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi cả đối với một con người, sự vật, hiện tượng cần

  • Nêu lên được đặc điểm, tính cách của đối tượng
  • Nếu lên các đặt trưng của đối tượng
Câu 6
Câu 6 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Trình bày cách lập dàn ý và viết các đoạn văn thuyết minh

Trả lời

Câu 6: Ngôn ngữ của văn biểu cảm được bộc lộ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp: 

  • Qua các yếu tố miêu tả
  • Qua các yếu tốt tự sự
  • Qua hệ thống các biện pháp tu từ
Câu 7
Câu 7 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Trình bày cấu tạo của một lập luận, các thao tác nghị luận và cách lập dàn ý bài văn nghị luận.

Trả lời

Câu 7: Điền vào bảng

Nội dung văn biểu cảm Biểu đạt một tư tưởng tình cảm, cảm xúc về con người, sự vật kỉ niệm..
Mục đích biểu cảm Khêu gợi sự đồng cảm của người đọc, làm cho người đọc cảm nhận được cảm xúc của người viết
Phương tiện biểu cảm Ngôn ngữ và hình ảnh thực tế để biểu đạt tư tưởng, tình cảm. Phương tiện ngôn ngữ bao gồm từ ngữ, hình thức câu văn, vần, điệu, ngắt nhịp, biện pháp tu từ...

 

VĂN NGHỊ LUẬN

Câu 2: Văn bản nghị luận xuất hiện trên báo chí dưới các dạng bài xã luận, ý kiến, các diễn đàn, blog,...

Văn bản nghị luận xuất hiện trong đời sống và sách giáo khoa: bài tập văn nghị luận, chuyên đề văn học, các hội nghị, hội thảo...

Câu 4: Luận điểm là 

  • Ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn, 
  • Được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu
  • Phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế

Các câu là luận điểm là: (a) và (d) vì:

  • Là một câu khẳng định
  • Thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết
Câu 6: Hai đề trên có điểm giống và khác nhau:

Giống: Cùng là văn nghị luận về câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Khác:

  • Giải thích: Làm cho người đọc hiểu rõ về câu tục ngữ
  • Chứng minh: Làm người đọc tin và thừa nhận vào tính đúng đắn của câu tục ngữ
Câu 8
Câu 8 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Trình bày yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự, văn bản thuyết minh.

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 9
Câu 9 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Nêu đặc điểm và cách viết kế hoạch cá nhân, quảng cáo.

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 10
Câu 10 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Nêu cách thức trình bày một vấn đề

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Luyện tập
Câu 1 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn tự sự, thuyết minh. Câu 2 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Hãy tóm tắt nội dung các bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam (Ngữ văn 10, tập 1), Nguyễn Du và bài Văn bả

Trả lời

Đang cập nhật ...!

Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn - Ngữ văn 10 hay nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Nêu đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận và các yêu cầu kết hợp chúng trong thực tế viết vân bản. Cho biết vì sao cần kết hợp các kiểu văn bản đó với nhau?

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 2
Câu 2 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Sự việc và chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự là gì? Cho biết cách lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu khi viết văn bản này?

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 3
Câu 3 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Trình bày cách lập dàn ý, viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 4
Câu 4 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Trình bày các phương pháp thuyết minh thường được sử dụng trong một bài văn thuyết minh.

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 5
Câu 5 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Làm thế nào để viết được một bài văn thuyết minh chuẩn xác và hấp dẫn?

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 6
Câu 6 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Trình bày cách lập dàn ý và viết các đoạn văn thuyết minh

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 7
Câu 7 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Trình bày cấu tạo của một lập luận, các thao tác nghị luận và cách lập dàn ý bài văn nghị luận.

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 8
Câu 8 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Trình bày yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự, văn bản thuyết minh.

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 9
Câu 9 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Nêu đặc điểm và cách viết kế hoạch cá nhân, quảng cáo.

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 10
Câu 10 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Nêu cách thức trình bày một vấn đề

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Luyện tập
Câu 1 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn tự sự, thuyết minh. Câu 2 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Hãy tóm tắt nội dung các bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam (Ngữ văn 10, tập 1), Nguyễn Du và bài Văn bả

Trả lời

Đang cập nhật ...!
0.48341 sec| 2494.234 kb