SOẠN VĂN 9 TẬP 1

Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự - Ngữ văn 9

560 lượt xem
Soạn bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự - ngữ văn 9 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp các em nắm bài và chuẩn bị bài tốt hơn trước khi lên lớp. Soạn Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự cực ngắn, chi tiết - sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự - Ngữ văn 9 phổ thông nhất

Phần I: SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
Câu 1 trang 58 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Tìm hiểu các tình huống sau

Trả lời

Ba tình huống trong SGK cho chúng ta thấy trong cuộc sống cần có rất nhiều tình huống chúng ta muốn nắm bắt ngắn gọn nội dung thông tin, cho thấy tầm quan trọng của việc tóm tắt nội dung.

Tóm tắt văn bản tự sự cũng không nằm ngoài mục đích đưa đến người nghe, người đọc thông tin ngắn gọn mà cần thiết nhất phục vụ nhu cầu cuộc sống. Ngoài tóm tắt văn bản tự sự, chúng ta còn có thể tóm tắt tài liệu để lưu trữ, để nghiên cứu,...

 

Phần I: SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
Câu 2 trang 58 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu sau

Trả lời

a. Rút ra sự cần thiết về tóm tắt văn bản

Tóm tắt văn bản tự sự giúp người đọc, người nghe dễ dàng nắm bắt, hiểu được nội dung chính của câu chuyện một cách nhanh chóng.

b. Tìm hiểu và nêu các tình huống khác em thấy cần kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự

Một số tình huống cần kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự có thể kể đến như: Diễn biến một trận đấu bóng đá của đội tuyển Quốc gia Việt Nam, tóm tắt kỳ nghỉ hè mà em vừa trải qua, kể lại câu chuyện những ngày tháng chống dịch Covid ở nơi em ở,...

PHẦN II: THỰC HÀNH TÓM TẮT MỘT VĂN BẢN TỰ SỰ
Trả lời câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa? Có thiếu sự việc nào quan trọng không? Nếu có thì đó là sự việc gì? Tại sao sự việc đó lại là sự việc quan trọng cần phải nêu?

Trả lời

a. Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa? Có thiếu sự việc nào quan trọng không? Nếu có thì đó là sự việc gì? Tại sao đó là sự việc quan trọng cần phải nêu?

- Các sự việc chính chưa được nêu đầy đủ

- Sự việc còn thiếu lại là sự việc quan trọng nhất: 

  • Người con lúc đầu không nhận cha, bảo với Trương Sinh rằng buổi tối có một người là "cha" khác thường đến, cùng đi cùng đứng với mẹ, và không bao giờ ôm Đản cả.
  • Đứa trỏ cái bóng trên tường mà bảo đó là cha Đản lại đến, Trương Sinh hiểu ra vợ bị oan

- Đây là chi tiết không thể không nêu vì nó là nút thắt và mở cho toàn bộ câu chuyện.

b. Các sự việc nêu trên đã hợp lí chưa? Có gì cần thay đổi không?

Các sự việc đã nêu tương đối hợp lý theo tuần tự của tác phẩm, chỉ cần thêm chi tiết về cái bóng trên tường và sửa chi tiết cuối, bỏ đi 4 chữ "biết vợ bị oan" là được, bởi Trương Sinh đã biết vợ bị oan từ trước đó.

PHẦN II: THỰC HÀNH TÓM TẮT MỘT VĂN BẢN TỰ SỰ
Trả lời câu 2 (trang 59 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Trên cơ sở các sự việc, nhân vật đã bổ sung đầy đủ và sắp xếp hợp lý tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương hãy tóm tắt lại tác phẩm.

Trả lời

Chuyện xưa kể rằng, có một người con gái tên là Vũ Nương xinh đẹp nết na kết duyên cùng chàng Trương gia đình giàu có nhưng thất học, lại có tính hay ghen. Sống với nhau chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ chồng cùng con thơ, mọi lễ nghĩa chu toàn.

Chiến tranh kết thúc, Trương Sinh trở về. Nghe lời con trẻ ngây thơ nói về một người "cha" chỉ đêm mới xuất hiện nhưng không bao giờ ôm nó cả, chàng lập tức nghi vợ không chung thủy. Vũ Nương hết mực giải thích nhưng không được, trong cơn cùng cực nàng lựa chọn gieo mình xuống  dòng Hoàng Giang để chứng minh trong sạch. Vào một buổi tối hai cha con ngồi dưới ngọn đèn khuya, chàng nghe thấy con mình gọi cái bóng trên tường là cha. Bấy giờ chàng mới biết vợ bị oan.

Một người cùng làng với Vũ Nương tên là Phan Lang, tình cờ gặp lại nàng ở chốn thủy cung. Trước khi Phan Lang trở lại chốn dương gian, Vũ Nương đem gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn hãy lập đàn giải oan cho mình đến Trương Sinh. Đàn giải oan lập ra, Vũ Nương hiện về lung linh huyền ảo nói lời từ biệt và không trở về trần gian nữa.

PHẦN II: THỰC HÀNH TÓM TẮT MỘT VĂN BẢN TỰ SỰ
Trả lời câu 3 (trang 59 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Có thể rút ngắn hơn nữa văn bản tóm tắt hơn, em sẽ tóm tắt như thế nào để với số dòng ít nhất mà người đọc vẫn hiểu nội dung chính văn bản.

Trả lời

Nàng Vũ Nương xinh đẹp nết na kết duyên cùng Trương Sinh tính hay ghen. Vũ Nương ở nhà chăm sóc chu đáo mẹ chồng và con nhỏ trong thời gian chồng đi lính ba năm. Ngày trở về, nghe con trai nói nó có một người cha khác, Trương Sinh đã nghi ngờ vợ không chung thủy. Giải thích không được, để chứng minh mình trong sạch, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn. Cho đến một ngày, đứa con nhỏ chỉ cái bóng trên tường gọi là cha, Trương Sinh mới biết vợ mình bị oan.

Một người cùng làng là Phan Lang do cứu được vợ của rùa thần nên tình cờ gặp lại nàng cũng ở dưới thủy cung, Vũ Nương nhắn hãy lập đàn giải oan cho mình đến Trương Sinh. Đàn giải oan lập lên, Vũ Nương hiện về nói lời từ biệt và không trở về dương gian nữa.

Phần III: LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 59 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Viết văn bản tóm tắt một văn bản tự sự đã học ở trong chương trình Ngữ văn lớp 8 và một văn bản sẽ hoc ở bài 5 chương trình Ngữ Văn 9

Trả lời

Tóm tắt tác phẩm Lão Hạc

Lão Hạc là người nông dân hiền lành, chất phác nhưng túng thiếu sống cảnh gà trống nuôi con. Khi người con trai duy nhất đến tuổi trưởng thành, do không đủ tiền cưới vợ nên cũng bỏ đi làm việc ở đồn điền cao su. Ông lão ở nhà sống một mình với con chó được đặt tên là cậu Vàng. Ông đối xử với nó như con đẻ nhưng trong cái đói nghèo cùng cực, ông đành bán con Vàng trong sự dằn vặt và tiếc nuối. Cuối cùng khi không thể cầm cự được nữa, ông lão lựa chọn kết thúc cuộc đời bằng bả chó một cách đầy đau đớn sau khi dành dụm chút tiền cuối cùng và mảnh đất cho người con trai đi xa chưa về.

Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí

Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà, dẹp đường cho quân Thanh vào xâm lược nước ta mà không mất một mũi tên nào. Nguyễn Huệ nhận được tin thì giận lắm liền họp các tướng sĩ, lên ngôi vua Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung, đích thân cầm quân ra Bắc đánh đuổi quân xâm lược.

Ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân bắt đầu xuất quân. Vừa đi vừa tuyển thêm quân, đây là cuộc tiến công thần tốc trong lịch sử nước ta. Ngày 30 tết, vua cho quân ăn tết sớm, hẹn ngày mùng 7 vào thành làm lễ khao quân rồi chia quân làm 5 đạo tiến về Thăng Long.

Ngày 03 tháng giêng năm Kỉ Dậu, đồn Hà Hồi bị hạ. Mờ sáng ngày 05 tiến đánh đồn Ngọc Hồi, giữa trưa cùng ngày tiến đến thành Thăng Long. Quân Thanh đại bại, giẫm đạp lên nhau mà trốn, người chết làm tắc một khúc sông Nhị Hà, Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn tại Gò Đống Đa; Tôn Sĩ Nghị chạy mất mật. Vua tôi Lê Chiêu Thống dìu dắt nhau chạy trốn sang đất Bắc.

Phần III: LUYỆN TẬP
Trả lời câu 2 (trang 59 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Kể tóm tắt trước lớp một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em đã được nghe hoặc chứng kiến.

Trả lời

Trong đợt xảy ra đại dịch Covid lần thứ 4 vừa qua, khu phố em có rất nhiều những cô chú làm xây dựng không thể trở về quê, cuộc sống khó khăn.

Bác Tổ trưởng tổ dân phố đã có sáng kiến ủng hộ đồng bào khó khăn ngay trong mỗi ngõ nhỏ của mình bằng nhu yếu phẩm cần thiết. Ai khó khăn đều nhận được sự giúp đỡ. Cả khu phố đều hưởng ứng nhiệt tình. Các cô chú được nhận hỗ trợ cũng rất vui mừng, thật là một khu phố ấm tình người!

Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự - Ngữ văn 9 ngắn nhất

Phần I: SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
Câu 1 trang 58 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Tìm hiểu các tình huống sau

Trả lời

Tóm tắt văn bản tự sự nhằm mục đích giúp chúng ta nắm bắt được nội dung chính của tác phẩm một cách ngắn gọn nhất.

Phần I: SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
Câu 2 trang 58 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu sau

Trả lời

a. Rút ra sự cần thiết về tóm tắt văn bản

Tóm tắt văn bản tự sự giúp người đọc, người nghe dễ dàng nắm bắt, nhanh chóng hiểu được nội dung chính của câu chuyện.

b. Tìm hiểu và nêu các tình huống khác em thấy cần kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự

- Diễn biến một trận đấu bóng đá

- Kỳ nghỉ hè mà em vừa trải qua

- Tấm gương người tốt việc tốt ở nơi em ở

...

PHẦN II: THỰC HÀNH TÓM TẮT MỘT VĂN BẢN TỰ SỰ
Trả lời câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa? Có thiếu sự việc nào quan trọng không? Nếu có thì đó là sự việc gì? Tại sao sự việc đó lại là sự việc quan trọng cần phải nêu?

Trả lời

a. Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa? Có thiếu sự việc nào quan trọng không? Nếu có thì đó là sự việc gì? Tại sao đó là sự việc quan trọng cần phải nêu?

- Các sự việc chín chưa được nêu đầy đủ

- Thiếu sự việc quan trọng về đứa bé không phân biệt đâu là cái bóng và người thật, dẫn đến câu chuyện oan nghiệt về sau

- Bởi đây là sự việc thắt nút và gỡ nút cho toàn bộ câu chuyện

b. Các sự việc nêu trên đã hợp lí chưa? Có gì cần thay đổi không?

Các sự việc đã nêu tương đối hợp lý chỉ cần thêm chi tiết về cái bóng trên tường như đã nói ở câu a và sửa chi tiết cuối bỏ đi 4 chữ "biết vợ bị oan" là được.

PHẦN II: THỰC HÀNH TÓM TẮT MỘT VĂN BẢN TỰ SỰ
Trả lời câu 2 (trang 59 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Trên cơ sở các sự việc, nhân vật đã bổ sung đầy đủ và sắp xếp hợp lý tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương hãy tóm tắt lại tác phẩm.

Trả lời

Chuyện xưa kể rằng có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ là nàng Vũ Nương chẳng được bao lâu đã phải đi lính. Giặc tan, chàng trở về, con nhỏ không nhận cha mà bảo rằng có một người "cha" khác, nghi là vợ mình không chung thủy. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang chứng minh trong sạch. Một đêm nọ, Trương Sinh cùng con trai ngồi bên ánh đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường rồi nói đó chính là cha nó. Lúc này chàng mới hiểu ra vợ mình đã bị oan.

Cùng làng ấy có người tên là Phan Lang do tình cờ gặp lại Vũ Nương ở dưới thủy cung. Khi Phan được quay lại trần gian, Vũ Nương gửi chiếc thoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh lập đàn giải oan cho mình. Vũ Nương trở về “ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ờ giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện” nói lời từ biệt rồi biến mất.

PHẦN II: THỰC HÀNH TÓM TẮT MỘT VĂN BẢN TỰ SỰ
Trả lời câu 3 (trang 59 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Có thể rút ngắn hơn nữa văn bản tóm tắt hơn, em sẽ tóm tắt như thế nào để với số dòng ít nhất mà người đọc vẫn hiểu nội dung chính văn bản.

Trả lời

Ở một làng nọ có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ là nàng Vũ Nương chẳng được bao lâu đã phải đi lính. Giặc tan, chàng trở về nghe lời con nhỏ nói có một người cha khác liền nghi vợ không chung thủy. Vũ Nương bị oan đã nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Đến một ngày đứa con chỉ chiếc bóng trên tường gọi là cha, Trương Sinh mới biết vợ mình đã bị oan.

Phan Lang là người cùng làng, tình cờ gặp lại Vũ Nương ở dưới thủy cung. Vũ Nương gửi lời nhắn tới Trương Sinh kêu chàng lập đàn giải oan cho mình. Nàng trở về nói lời từ biệt rồi không trở lại trần gian nữa.

Phần III: LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 59 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Viết văn bản tóm tắt một văn bản tự sự đã học ở trong chương trình Ngữ văn lớp 8 và một văn bản sẽ hoc ở bài 5 chương trình Ngữ Văn 9

Trả lời

Tóm tắt truyện Lão Hạc 

Lão Hạc là một lão nông dân hiền lành, chất phác, do không có tiền cưới vợ cho con trai nên đứa con đã bỏ đi làm ở đồn điền cao su. Lão sống một mình với cùng con chó đặt tên Cậu Vàng trong cái nghèo khó, đói kém. Trong cơn cùng cực, ông bán con Vàng và gửi người hàng xóm là ông giáo giữ tiền cho con trai mình, sau đó chọn cái chết dữ dội và đau đớn bằng bả chó để kết thúc cuộc đời khổ cực của mình.

Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí

Ngay sau khi nghe tin quân xâm lược nhà Thanh sang xâm chiếm nước ta, Nguyễn Huệ lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung, sau đó đích thân xuất binh ra Thăng Long dẹp giặc. Cuộc hành quân thần tốc, vừa đi vừa tiến hành tuyển quân. Tới 30 tết, vua cho tiệc khao quân, hẹn mùng 7 vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Bằng tài chỉ huy tài tình của vua Quang Trung, quân Tây Sơn giành thắng lợi. Vua tôi Lê Chiêu Thống cùng bè lũ quân xâm lược bỏ chạy tán loạn. 

Phần III: LUYỆN TẬP
Trả lời câu 2 (trang 59 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Kể tóm tắt trước lớp một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em đã được nghe hoặc chứng kiến.

Trả lời

Trong đợt đại dịch vừa qua, khu phố em có rất nhiều người bị mắc kẹt không về quê được, cuộc sống khó khăn, Khu phố em đã có sáng kiến ủng hộ lương thực, thực phẩm cho họ. Riêng nhà em cũng góp một phần trong đó. Ai ai cũng đều vui vẻ, cảm thấy ấm áp tình người trong lúc khó khăn.

Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự - Ngữ văn 9 hay nhất

Phần I: SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
Câu 1 trang 58 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Tìm hiểu các tình huống sau

Trả lời

Ba tình huống trong SGK cho chúng ta thấy trong cuộc sống cần có rất nhiều tình huống chúng ta muốn nắm bắt ngắn gọn nội dung thông tin, cho thấy tầm quan trọng của việc tóm tắt nội dung.

Tóm tắt văn bản tự sự cũng không nằm ngoài mục đích đưa đến người nghe, người đọc thông tin ngắn gọn mà cần thiết nhất phục vụ nhu cầu cuộc sống. Ngoài tóm tắt văn bản tự sự, chúng ta còn có thể tóm tắt tài liệu để lưu trữ, để nghiên cứu,...

Phần I: SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
Câu 2 trang 58 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu sau

Trả lời

a. Rút ra sự cần thiết về tóm tắt văn bản

Tóm tắt văn bản tự sự giúp người đọc, người nghe dễ nắm bắt, hiểu được nội dung chính của câu chuyện một cách nhanh chóng nhất.

b. Tìm hiểu và nêu các tình huống khác em thấy cần kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự

Một số tình huống khác mà em thấy cần kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự:

- Tóm tắt kì nghỉ lễ mà em vừa trải qua

- Tóm tắt một trận đấu bóng đá

- Tóm tắt bài giảng cho người bạn thân của em bị ốm phải nghỉ học tiết đó.

- Tóm tắt về một câu chuyện tấm gương người tốt việc tốt nơi em ở

- Tóm tắt lại giờ sinh hoạt lớp của lớp em

...

PHẦN II: THỰC HÀNH TÓM TẮT MỘT VĂN BẢN TỰ SỰ
Trả lời câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa? Có thiếu sự việc nào quan trọng không? Nếu có thì đó là sự việc gì? Tại sao sự việc đó lại là sự việc quan trọng cần phải nêu?

Trả lời

a. Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa? Có thiếu sự việc nào quan trọng không? Nếu có thì đó là sự việc gì? Tại sao đó là sự việc quan trọng cần phải nêu?

- Sự việc chính trong văn bản chưa được nêu đầy đủ.

- Còn thiếu sự việc rất quan trọng, có thể nói quan trọng nhất của câu chuyện là đứa bé còn quá nhỏ, không thể phân biệt giữa người thật và cái bóng trên tường:

  • Người con lúc đầu không nhận cha, bảo với Trương Sinh rằng buổi tối có một người là "cha" khác thường đến, cùng đi cùng đứng với mẹ, và không bao giờ ôm Đản cả.
  • Đứa trỏ cái bóng trên tường mà bảo đó là cha Đản lại đến, Trương Sinh lúc này mới hiểu ra vợ bị oan thì đã muộn

- Sự việc này quan trọng vì nó chính là nút thắt và cũng là nút gỡ rối cho toàn bộ câu chuyện, nếu bỏ qua chi tiết này người đọc sẽ không hiểu vì sao Trương Sinh nghi ngờ vợ vô căn cứ để dẫn đến thảm kịch sau này.

b. Các sự việc nêu trên đã hợp lí chưa? Có gì cần thay đổi không?

 

- Các sự việc nêu trên đã tương đối hợp lí rồi bởi vì đã thể hiện được tuần tự câu chuyện của Chuyện người con gái Nam Xương.

- Cần thay đổi hai chi tiết:

  • Chi tiết cuối "Trương Sinh nghe Phan Lang kể, biết vợ bị oan" - thực ra Trương Sinh đã biết vợ bị oan từ trước đó nhưng sự đã rồi không vãn hồi lại được, khi bé Đản chỉ vào cái bóng và nói "cha Đản lại đến rồi", không phải đến lúc Phan Lang kể mới nhận ra điều này.
  • Bổ sung chi tiết về cái bóng trên tường để làm rõ hơn tình tiết câu chuyện
PHẦN II: THỰC HÀNH TÓM TẮT MỘT VĂN BẢN TỰ SỰ
Trả lời câu 2 (trang 59 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Trên cơ sở các sự việc, nhân vật đã bổ sung đầy đủ và sắp xếp hợp lý tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương hãy tóm tắt lại tác phẩm.

Trả lời

Chuyện kể rằng, làng kia có một người con gái tên là Vũ Nương xinh đẹp nết na kết duyên cùng chàng Trương gia đình giàu có nhưng thất học, lại có tính hay ghen. Sống với nhau chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ chồng cùng con thơ, mọi lễ nghĩa chu toàn.

Chiến tranh kết thúc, Trương Sinh trở về. Nghe lời con trẻ vô tình nói về một người "cha" chỉ đêm mới xuất hiện nhưng không bao giờ ôm nó cả, chàng lập tức nghi vợ không chung thủy, mắng nhiếc, đuổi nàng đi. Vũ Nương hết mực giải thích nhưng chồng không nghe, trong cơn đau khổ nàng lựa chọn gieo mình xuống sông Hoàng Giang chứng minh trong sạch. Vào một buổi tối hai cha con ngồi dưới ngọn đèn khuya, chàng nghe thấy con mình gọi cái bóng trên tường là cha. Bấy giờ chàng mới biết vợ bị oan.

Một người cùng làng với Vũ Nương tên là Phan Lang do cứu được Linh Phi là vợ của rùa thần nên tình cờ gặp lại nàng cũng ở dưới thủy cung. Trước khi Phan Lang trở lại trần gian, Vũ Nương đem gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn hãy lập đàn giải oan cho mình đến Trương Sinh. Đàn giải oan được lập, Vũ Nương hiện về lung linh huyền ảo nói lời từ biệt và không trở về dương gian nữa.

PHẦN II: THỰC HÀNH TÓM TẮT MỘT VĂN BẢN TỰ SỰ
Trả lời câu 3 (trang 59 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Có thể rút ngắn hơn nữa văn bản tóm tắt hơn, em sẽ tóm tắt như thế nào để với số dòng ít nhất mà người đọc vẫn hiểu nội dung chính văn bản.

Trả lời

Ở một làng nọ, có một người con gái tên là Vũ Nương xinh đẹp nết na lấy chàng Trương gia đình giàu có nhưng thất học, hay ghen. Sống với nhau chưa được bao lâu thì chồng phải đi lính, Vũ Nương ở nhà chăm sóc chu đáo mẹ chồng và con nhỏ.

Ba năm sau Trương Sinh trở về, đứa nhỏ nói đã có một người cha khác khiến chàng nghi vợ không chung thủy. Giải thích không được, trong cơn cùng cực Vũ Nương tự vẫn ở dòng Hoàng Giang. Vào một buổi tối hai cha con ngồi dưới ngọn đèn đứa con nhỏ gọi cái bóng trên tường là cha, lúc ấy Trương Sinh mới biết vợ bị oan.

Cùng làng ấy có một người tên là Phan Lang, tình cờ được gặp lại nàng ở chốn thủy cung. Khi Phan Lang trở lại trần gian, Vũ Nương nhắn Trương Sinh lập đàn giải oan cho mình. Nàng hiện về lung linh huyền ảo nói lời từ biệt nhưng không trở về trần gian nữa.

Phần III: LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 59 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Viết văn bản tóm tắt một văn bản tự sự đã học ở trong chương trình Ngữ văn lớp 8 và một văn bản sẽ hoc ở bài 5 chương trình Ngữ Văn 9

Trả lời

Tóm tắt truyện Lão Hạc 

Lão Hạc là một lão nông dân nghèo góa vợ, sống một mình với con chó Vàng làm bạn. Con trai ông vì không đủ tiền lấy vợ, đã bỏ đi làm ở đồn điền cao su, biệt tăm biệt tích.

Lão Hạc ở nhà sống trong cảnh đói nghèo, bệnh tật bủa vây. Cực chẳng đã, Lão Hạc đành bán con chó Vàng mà lão yêu thương như con đẻ, đem hết số tiền dành dụm được và cả mảnh vườn gửi cho người hàng xóm là ông Giáo nhờ trông coi hộ.

Ông thà chịu đói chứ không nhận sự giúp đỡ từ ông Giáo. Cùng cực, ông xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả chó nhưng lại dùng nó để tự vẫn, kết thúc cuộc đời của mình một cách đau khổ dằn vặt nhất.

Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí

Lo sợ trước sự lớn mạnh không ngừng của quân Tây Sơn, Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà cầu cứu nhà Thanh. Tôn Sĩ Nghị dẫn 20 vạn quân Thanh tràn vào thành Thăng Long một cách kiêu căng tự đắc mà không mất một mũi đạn nào.

Trước tình hình đó, quân Tây Sơn ở Bắc Hà theo kế của Ngô Thì Nhậm rút về phòng thủ ở dãy núi Tam Điệp, mặt khác sai người báo tin cho Bắc Bình Vương lúc này đang ở kinh đô Huế. Nhận được tin, Nguyễn Huệ vô cùng tức giận và lập tức lên ngôi vua lấy hiệu là Quang Trung, thân chinh cầm quân ra Bắc đánh giặc.

Đây là cuộc tiến công thần tốc trong lịch sử của nước ta, xuất quân ngày 25 thì 29 đến Nghệ An, vừa đi vừa tuyển thêm quân, cứ 3 suất đinh thì lấy 1 suất lính. 30 tháng chạp hội quân tại Tam Điệp, vua cho quân lính ăn tết trước, hẹn ngày mùng 7 vào Thăng Long làm lễ khao quân, sau đó chia quân làm 5 đạo tiến về Thăng Long. Rạng sáng mùng 3 tết, đạo quân tiêu diệt được đồn Hà Hồi, mùng 5 tết tiến đến đồn Ngọc Hồi, tiến vào thành Thăng Long.

Trong khi đó, quân Thanh cùng bè lũ bán nước vẫn đang ăn Tết nên không kịp trở tay. Tôn Sĩ Nghị chạy trốn về nước, Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn tại Gò Đống Đa. Đám tàn quân chạy theo làm gãy cầu phao, rơi xuống tắc nghẽn một khúc sông Nhị Hà. Vua tôi nhà Lê Chiêu Thống cũng bỏ trốn biệt tăm. Quân Tây Sơn đại thắng!

 

Phần III: LUYỆN TẬP
Trả lời câu 2 (trang 59 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Kể tóm tắt trước lớp một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em đã được nghe hoặc chứng kiến.

Trả lời

 

Trong đợt xảy ra đại dịch Covid lần thứ 4 vừa qua, toàn thành phố sống trong cảnh "ai ở đâu, ở yên đó", khu phố em có rất nhiều những cô chú làm xây dựng không thể trở lại quê hương, cuộc sống cực kỳ khó khăn.

Bác Tổ trưởng tổ dân phố chỗ em đã có sáng kiến ủng hộ đồng bào khó khăn ngay trong mỗi ngõ nhỏ của mình. Ở mỗi đầu ngõ đều có một chốt kiểm định, nhà ai có rau ủng hộ rau, có gạo ủng hộ gạo, tất cả đều được tập kết ở đầu ngõ. Nhà nào thiếu thốn lương thực có thể ra đó, lấy đủ phần mình cần đem về, phần còn lại để dành người khác.

Mọi người rất hào hứng với sáng kiến này, riêng nhà em cũng đóng góp một ít rau nhà trồng được, ủng hộ những hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Các cô chú được nhận hỗ trợ cũng rất vui mừng, thật là một khu phố ấm tình người!

Xem tiếp: SOẠN BÀI HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

0.52174 sec| 3151.594 kb