SOẠN VĂN 9 TẬP 2

Soạn bài Viếng Lăng Bác - Viễn Phương

508 lượt xem
Soạn bài: Viếng lăng Bác - ngữ văn 9 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Viếng lăng Bác cực ngắn - Sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Viếng Lăng Bác - Viễn Phương phổ thông nhất

Câu 3
Câu 3 (trang 60 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Tình cảm của nhà thơ và mọi người đối với Bác trong các khổ thơ 2,3, 4

Trả lời

Khổ 2:

Hai câu thơ đầu: Lòng thành kính của tác giả thể hiện ở những câu thơ:

                           Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

                           Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

   Hình ảnh mặt trời vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng

-Mặt trời của thiên nhiên đem ánh sáng xua tan bóng tối, đem tới sự sống , cho muôn loài.

-Sự tôn kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác được thể hiện qua phép ẩn dụ. tác giả ca ngợi Bác, Bác cũng như mặt trời của thiên nhiên, mặt trời của mọi người luôn trường tồn, bất biến

Bác cũng là nguồn ánh sáng đầy tỏa rạng và ấm áp để soi đường dẫn lối cho sự nghiệp cách mạng, hết mình cống hiến để giành đọc lập tự do. Không chỉ tỏa sáng cách mạng, mặt trời mang hình bóng của Bác mang hơi ấm tình yêu  thương dành cho đồng bào

=>Thể hiện sự tôn kính, yêu mến, ngưỡng mộ, biết ơn của nhân dân đối với Bác

                             “ Ngày ngày đoàn người đi trong thương nhớ

                                Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân

Trong hai câu tiếp theo, là hình ảnh thực lại mang ý nghĩa thể hiện tình cảm thành kính, thiêng liêng cùng với đó là nỗi nhớ thương của nhân dân đối với Bác

Hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” lại chứa đựng bên trong một hình ảnh ẩn dụ đẹp (mùa xuân)

→ Cuộc đời của Bác đẹp như những mùa xuân.

 

 

Câu 4
Câu 4 (SGK Trang60)
Nhận xét về sự thống nhất giữa nội dung tình cảm và các yếu tố nghẹ thuật của bài thơ?

Trả lời

Câu4:

bài thơ có giọng điệu trang trọng, thành kính , vừa tha thiết, xúc động

Thể thơ tự do kết hợp nhịp điệu chậm rãi, nhưng da diết đến nghẹn lòng với những câu dân ca Nam Bộ tha thiết, nhẹ nhàng

Tác giả sử dụng những hình ảnh gần gũi, thân quen, quen thuộc ( cây tre, con chim hót,...)với các hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng,Tác gả đã sáng tạo, kết hợp giữa hình ảnh ẩn dụ và hình ảnh tả thực. Ngôn ngữ thơ bình dị được chọn lọc một cách tinh tế 

=> Tác giả đã rất thành công trong việc sử dụng các phép nghệ thuật hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ qua đó thể hiện lòng thành kính, sự ngưỡng mộ, yêu mến đối với Người, cùng với đó là sự luyến tiếc, bịn rịn khi phải rời đi.

Câu 1.
câu 1: SGK trang 60
Tìm hiểu cảm xúc bao trùm của tác giả và trình tự biểu hiện trong bài?

Trả lời

Cảm xúc bao trùm của tác  trong bài thơ là niềm xúc động lòng thành kính cùng sự biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi đau xót, tiếc thương của một người con ở miền Nam  được vào lăng viếng Bác.

- Mạch cảm xúc của tác giả đi theo trình tự vào Viếng lăng

+Cảm xúc ấn tượng khi đứng bên ngoài lăng với hình ảnh hàng tre xanh bát ngát, hiên ngang trước bão táp mưa sa

+ Hình ảnh dòng người vào viếng lăng 

+ Niềm xúc động khi thấy Bác nằm trong giấc ngủ bình yên và suy nghĩ của tác giả trước quy luật tự nhiên của dất trời

Tìm hiểu chung về bài thơ
Nội dung
Nêu nội dung và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?

Trả lời

- Nội dung:

Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính, biết ơn  và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ Viễn Phương và những người dân miền Nam khi lăng thăm Bác- người cha già kính yêu, một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Bác ra đi để lại bao nỗi xót thương, sự nuối tiếc và cả sự kính trọng trong lòng mỗi người dân Việt.

 

Soạn bài Viếng Lăng Bác - Viễn Phương ngắn nhất

Câu 3
Câu 3 (trang 60 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Tình cảm của nhà thơ và mọi người đối với Bác trong các khổ thơ 2,3, 4

Trả lời

Khổ 3:cảm xúc của nahf thơ khi vào trong lăng

                                “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

                                  Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

Qua những câu thơ này thì hình ảnh mặt trời rực rỡ đã biến thành một vầng trăng "sáng dịu hiền". Nhà thơ được ngắm nhìn: " bác nằm trong giấc ngủ bình yên". Hình ảnh vầng trăng gợi ta nhớ đến những bài thơ tràn ngập ánh trăng của Người, hình ảnh ẩn dụ vầng trăng như tình cảm của  ấm áp, dịu êm, như che chở cho cả dân tộc.

Đến hai câu thơ sau, mọi xúc cảm như vỡ òa, thổn thức:

                                    Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

                                    Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Từ hình ảnh mặt trời rực rỡ tới mặt trăng dịu mát, êm đềm bây giờ trường liên tưởng được mở rộng ra đến cả trời xanh vĩnh cửu. Những trường hình ảnh ấy đều thể hiện sự sống, sự trường tồn  nếu so sự sống ngắn ngủi của mỗi cá nhân con người.

 Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” khẳng định: Bác bao dung, vĩ đại và trường tồn cùng thời gian.

Động từ "nhói", cấu trúc đối lập (vẫn biết – mà sao)  →Bày tỏ lòng xót thương, nỗi đau vô hạn  trước sự ra đi của Bác

Vẫn biết là hình ảnh Bác luôn trong mỗi trái tim người Việt, nhưng sao khi đối diện với hình ảnh người cha già của dân tộc đang yên nghỉ ngàn thu tác giả vẫn phải thốt lên: "Mà sao nghe nhói ở trong tim". Đó là lời giãi bày rất chân thực, xuất phát từ những tình cảm yêu mến, biết ơn sâu sắc của nhân dân, đồng bào đối với Bác.

Câu 4
Câu 4 (SGK Trang60)
Nhận xét về sự thống nhất giữa nội dung tình cảm và các yếu tố nghẹ thuật của bài thơ?

Trả lời

1. Học thuộc lòng bài thơ

2. Viết một đoạn văn bình khổ 2 hoặc khổ 3 của bài thơ.

 

Nếu như ở khổ thơ đầu, tác giả bày tỏ sự ấn tương khi đứng bên ngoài lăng với những hàng tre bất khuất. kiên cường trước bão giông thì đến khổ thơ tiếp theo, Viễn Phương đã viết những lời thơ vô cùng mộc mạc:

                           Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

                           Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Điệp từ" ngày ngày", hình ảnh " mặt trời" được lặp lại hai lần với hai nghĩa khác nhau. Mặt trời đi qua trên lăng là mặt trời của thiên nhiên, ngày ngày đem đến ánh sáng, đem tới sự sống  cho muôn loài. Một mặt trời trong lăng  là hình ảnh ẩn dụ biểu trưng cho bác Hồ - một vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc đã lặng yên trong giấc ngủ ngàn thu. Qua đó là  khẳng định sự vĩ đại và lòng thành kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác. Bác cũng như mặt trời của thiên nhiên, mặt trời của mọi người luôn luôn trường tồn, bất biến, in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam. Bác chính là nguồn ánh sáng tỏa rạng và  ấm áp soi đường cho sự nghiệp Cách mạng, cố gắng hết mình giành tự do độc lập cho dân tộc. Nhà thơ đã bày tỏ sự ngưỡng mộ, lòng tôn kính và biết ơn sâu sắc đối với Người, hi sinh cả cuộc đời vì nước, vì dân.

                               “ Ngày ngày đoàn người đi trong thương nhớ

                                Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân

Trong hai câu tiếp theo, là hình ảnh thực lại mang ý nghĩa thể hiện tình cảm thành kính, thiêng liêng cùng với đó là nỗi nhớ thương của nhân dân đối với Bác

 cảm động mỗi người đến viếng Bác là một bông hoa tạo thành những tràng hoa kính dâng lên Bác. Hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” lại chứa đựng bên trong một hình ảnh ẩn dụ đẹp về mùa xuân. Cuộc đời bác đẹp như những mùa xuân, tràn đầy sức sống, một mùa xuân tươi đẹp trường tồn bất biến cùng thiên nhiên. Ngày ngày dòng người liên tục vào lăng viếng Bác,  những tràng hoa của lòng thương nhớ  dâng lên 79 mùa xuân của cuộc đời Bác. Mỗi người đến viếng Bác là một bông hoa tạo thành những tràng hoa kính dâng lên Bác. Nhà thơ truyền được cảm xúc của mình đến người đọc bởi đó chính là nỗi lòng, cảm xúc sự kính mến, chân thành, nhớ công ơn của ngườ con đất Việt đối với Người

Câu 1.
câu 1: SGK trang 60
Tìm hiểu cảm xúc bao trùm của tác giả và trình tự biểu hiện trong bài?

Trả lời

 

II. Phân tích bài thơ  Viếng lăng Bác

Câu 2: Hình ảnh hàng tre bên ngoài lăng được miêu tả ở khổ thơ đầu:

Câu thơ đầu tác giả xưng hô: "con- Bác"  thân thương thể hiện sự gần gũi , sự yêu mến,kính trọng đối với Bác

Nói giảm nói tránh: "thăm"

Nghệ thuật: ẩn dụ, nhân hóa,  từ cảm thán " Ôi"  từ cảm thán , => tấm lòng con người Việt Nam đối với Bác. Niềm xúc động, tự hào trước hình ảnh hàng tre hiên ngang, đứng thẳng, mãi trường tồn trước mưa bão như vẻ đẹp của con người đất Việt

Hình ảnh hàng tre xuất hiện ngay đầu bài là hình ảnh tả thực hết sức quen thuộc, gần gũi với con người Việt Nam tư ngàn đời. Biểu tượng  của sự mộc mạc, giản dị trong nếp sống nơi làng quê yên bình.

Hàng tre “xanh xanh Việt Nam/  đứng thẳng hàng” là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho tâm hồn, khí phách và  tính cách anh dũng, kiên cường của dân tộc Việt Nam với vẻ đẹp thanh cao và sức sống bền bỉ dẻo dai, không chịu khuất phục , quật ngã trước những khó khăn, bão táp.

 

  

 

Tìm hiểu chung về bài thơ
Nội dung
Nêu nội dung và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?

Trả lời

- Hoàn cảnh sáng tác:

Bài thơ được sáng tác vào tháng 4 năm 1976. Sau 1 năm cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, đất nước được thống nhất. Khi đó lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, Viễn Phương và đoàn đại biểu có dịp ra thăm miền Bắc và vào lăng viếng Bác

Bài thơ được in trong tập thơ Như mây mùa xuân(1978)

Soạn bài Viếng Lăng Bác - Viễn Phương hay nhất

Câu 3
Câu 3 (trang 60 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Tình cảm của nhà thơ và mọi người đối với Bác trong các khổ thơ 2,3, 4

Trả lời

Khổ 4

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lắng Bác

Cảm xúc được diễn tả quá mãnh liệt và xúc động  khi phải rời đi. Hình ảnh ẩn dụ: Đó là niềm thương sự lưu luyến bịn rịn  không muốn rời xa Bác

Điệp từ “muốn làm” như nhấn mạnh mong muốn,  ước nguyện  của nhà thơ mong muốn được ở  bên Bác bằng cách hóa thân vào những thứ bình dị nhất của thiên nhiên như hàng cây, để được ở bên cạnh Bác, trung thành với Bác. Ước nguyện thành kính của Viễn Phương cũng là mong ước chung của những người đã hoặc chưa một lần gặp Bác.

Hình ảnh ẩn dụ" cây tre", "trung hiếu" là phẩm chất quan trọng của con người, đó vừa là sự trung thành, mãi dõi theo và đi theo con đường của 

Câu 4
Câu 4 (SGK Trang60)
Nhận xét về sự thống nhất giữa nội dung tình cảm và các yếu tố nghẹ thuật của bài thơ?

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 1.
câu 1: SGK trang 60
Tìm hiểu cảm xúc bao trùm của tác giả và trình tự biểu hiện trong bài?

Trả lời

 Khác với hình ảnh cây tre kiên cường, bất khuất  ở khổ thơ 1, trong những dòng thơ cuối cùng, hình ảnh hàng tre được lặp lại nhưng mang một ý nghĩa mới, gây ấn tượng cho người đọc:                                                           “ Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

- " Cây tre trung hiếu" : đó là  tấm lòng, ước nguyện, ý chí của nhà thơ, của dân tộc ta : trung hiếu với Bác,với niềm tin,sự thủy chung son  quyết đi theo con đường Cách mạng mà Người dẫn đường.

Tinh thần trung hiếu ấy cũng có nét liên quan đến sự kiên cường bất khuất của con người Việt Nam. Hàng tre như hóa thân cho ước nguyện được kế thừa truyền thống bất khuất của dân tộc.

“Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng thành kính, sự trung thành vô hạn đôi với Bác. Câu thơ vang lên như lời nguyện ước đầy thủy chung, son sắt của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện của đồng miền Nam với Người.

=>Cây tre mang bao vẻ đẹp của đất nước, con người và con nguyện hiến dâng để làm đẹp nơi Người an nghỉ.

Tìm hiểu chung về bài thơ
Nội dung
Nêu nội dung và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?

Trả lời

-Bố cục bài thơ: 4 phần

Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác và ngắm nhìn không gian, cảnh vật bên ngoài lăng

Khổ 2: Cảm xúc của nhà thơ khi hòa vào dòng người nối nhau vào thăm lăng Bác

Khổ 3: Cảm xúc khi đặt chân vào lăng và được nhìn ngắm di hài của Bác

Khổ 4: Niềm xúc động, cảm xúc lưu luyến của nhà thơ trước lúc ra về.

0.43334 sec| 2518.734 kb