Câu 1. Đọc các bài ca dao (câu 1, SGK trang 135) và trả lời
a. Anh (chị) có nhận thấy trong câu câu dao trên những từ "thuyền", "bến", "cây đa", "con đò",... không chỉ là "thuyền", "bến",... mà còn mang nội dung ý nghĩa hoàn toàn khác không? Nội dung ý nghĩa ấy là gì?
Trả lời
a. Trong câu ca dao trên, những từ "thuyền", "bến", "cây đa", "con đò" không chỉ là "thuyền", "bến" mà còn mang nội dung ý nghĩa hoàn toàn khác.
_ Ý nghĩa khác của câu ca dao trên là :
- Các hình ảnh thuyền (con đò) - bến (cây đa) lần lượt mang ý nghĩa tượng trưng là người ra đi - người ở lại. Từ đó, ta rút ra kết luận rằng"
+ Câu (1) đó là lời thề ước, giao ước, là minh chứng của sự thủy chung.
+ Câu (2) trở thành lời tiếc nuối khi đã lỡ hẹn với lời thề năm xưa.
b. "Thuyền bến" (câu 1) và "cây đa", "bến cũ", "con đò" (câu 2) có gì khác nhau? Làm thế nào để hiểu được nội dung hàm ẩn trong hai câu đó?
Trả lời:
b.
- Các từ "thuyền", "bến" ở câu (1) và "cây đa", "bến cũ", "con đò" ở câu (2) có sự khác nhau về nghĩa đen, là nghĩa gốc của từ khi xét về bề mặt hiện thực.
- Xét về ý nghĩa biểu trưng, chúng là những hình ảnh có sự liên tưởng giống nhau (có ý nghĩa biểu tượng cho người đi - người ở" . Để hiểu đúng ý nghĩa hàm ẩn này, thông thường chúng ta giải thích rằng: Các sự vật "thuyền" - "bến" - "cây đa", "bến cũ" - "con đò" trong cuộc sống thường ngày có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Do đó những hình ảnh đó được sử dụng để nói lên tình cảm thúy chung, gắn bó của con người. "Bến", "cây đa", "bến cũ" luôn gắn với sự vững chãi, cố định, bất biến do đó người ta có thể liên tưởng tới hình ảnh người phụ nữ, tới sự chờ đợi, nhung nhớ, thủy chung. Ngược lại hình ảnh "thuyền", "con đò" thường di chuyển ,không cố định nên được hiểu là người con trai, hiểu là sự ra đi. Có nắm được quy luật liên tưởng như vậy, chúng ta mới hiểu đúng ý nghĩa của các câu ca dao trên
Để hiểu được đúng nội dung hàm ẩn của hai câu ca dao trên, ta cần phải hiểu được bản chất của sự vật được sử dụng làm biểu tượng so sánh để từ có có sự so sánh ngầm với ý nghĩa mà câu ca dao thật sự muốn mang lại thông qua những hình ảnh đó.
Câu 2. Tìm và phân tích phép ẩn du trong những đoạn trích (SGK, câu 2, trang 135, 136)
Trả lời:
a.
Hình ảnh ẩn dụ: "lửa lựu" (hoa lựa đỏ như lửa nên gọi là lửa lựu). Cách nói ấn dụ này nhằm khắc họa hình ảnh rực rỡ của cây lựu,, bên cạnh đó nói lên sức sống mãnh liệt, dữ dội của vật ngày hè.
b.
Biện pháp ẩn dụ được dùng là: "thứ văn nghệ ngòn ngọt, sự phè phỡn thỏa thuê, cay đắng chất độc của bệnh tật, tình cảm gầy gò, cá nhân co rúm". Ý nói về những tác phẩm tràn đầy sự hảo huyền,mơ mộng, trốn tránh hay gạt đi hiện thực, hoặc không phản ánh đúng bản chất thực tại xã hội (…"thứ văn nghệ ngòn ngọt bày ra sự phè phỡn thỏa thuê hay cay đắng chất độc của bệnh tật"), sự thể hiện thứ tình cảm giả tạo, nghèo nàn, ích kỉ, thiếu sáng tạo (tình cảm gầy gò) của những tác giả chỉ mãi đi theo lối mòn, không dám đổi mới (những cá nhân co rúm lại).
c.
"Giọt" âm thanh của tiếng chim chiền chiện, ý nói sức sống của mùa xuân và thể hiện thái độ trân trọng sức xuân mùa xuân đến nỗi không muốn bỏ sót một "giọt" nào.
d.
"Thác": những thứ gập ghềnh, nguy hiểm (ý nói những trở ngại, khó khăn trên con đường cách mạng); "chiếc thuyền ta": con thuyền cách mạng. Ý cả câu: dẫu con đường cách mạng có nhiều khó khăn, gian khổ nhưng sự nghiệp cách mạng dân tộc vẫn luôn vững tiến.
e. “Phù du”: Một loại sâu bọ sống ở nước, có cuộc sống ngắn ngủi. Dùng hình ảnh con phù du để chỉ sự tạm bợ, vô thường của cuộc sống
- “Phù sa” hình ảnh nói về những màu mỡ giúp cho đất đai trở nên tươi tốt -ý nói cuộc đời trở nên màu mỡ. Đó là hình ảnh ẩn dụ để diễn đạt chặng đường thơ sau cách mạng của nhà thơ.
Tác dụng: Giúp cho việc thể hiện chặng đường thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu hình ảnh.
Câu 3. Quan sát một vật gần gũi quen thuộc, liên tưởng đến một vật khác có điểm giống với vật đó và dùng câu văn có phép ẩn dụ.
Trả lời:
- Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan, sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng (Nguyễn Tuân).
- Đi chệch khỏi tính Đảng sẽ sa vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân tư sản (Trường Chinh).