- Bài ca dao chính là sự giao tiếp giữa đôi trai gái. Thoạt nhìn có vẻ đây chỉ là câu nói đùa vui thế nhưng ẩn sau đó là cách nói giàu ý nghĩa về cuộc sống con người. Phong tục tập quán nước ta cũng từ bao đời nay đã quy định, khi trai gái quyết định tiến đến hôn nhân , hai gia đình sẽ dạm ngõ và đưa ra những sính lễ thách cưới. Trong bài ca này cả dẫn và thách cưới có cái gì không bình thường.
- Bên dẫn cưới (nhà trai) đem đến "một con chuột béo" miễn là có thú bốn chân"; còn nhà gái lại thách cưới bằng "một nhà khoai lang".
- Trong bài ca dao này, cả chàng trai và cô gái đều tập trung tiếng cười trào lộng hoàn cảnh nghèo nàn của nhà mình. Tiếng cười có phần chua chát, xót xa nhưng hơn thế nữa là sự hài hước , hóm hỉnh thể hiện tinh thần lạc quan của nhân dân lao động.
- Bài ca sử dụng các biện pháp nói quá, tương phản để tạo ra tiếng cười giàu ý nghĩa.
+ Lối nói khoa trương, phóng đại.
Dẫn cưới: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò
+ Lối nói giảm dần:
●Voi⟶ trâu⟶ bò
●Củ to⟶ củ nhỏ⟶ củ mẻ⟶ củ rím, củ hà
=> Tận dụng đến tận cùng trong cảnh nghèo
=> Hài hước trong cảnh nghèo
+ Lối nói đối lập: đối lập giữa mơ ước với thực tế: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò đối lập với dẫn bò.