- Qua các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25 và 26 ta thấy:
+ Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng một quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ dẫn chứng thuyết phục.
+ Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
- Văn nghị luận trung đại và hiện đại có nhiều nét khác nhau:
+ Hình thức của văn nghị luận trung đại thường được cố định ở một số thể loại như: chiếu, hịch, cáo, tấu... Còn trong nghị luận hiện đại thì hình thức co duỗi tự nhiên, câu văn sinh động, phong phú, có nhiều yếu tố khác cùng tham gia vào quá trình lập luận (chẳng hạn như biểu cảm, tự sự, miêu tả,...).
+ Về nội dung:
Văn nghị luận trung đại thường bàn tới những vấn đề to lớn, quan hệ tới quốc kế, dân an.
Văn nghị luận hiện đại có đề tài rộng hơn, phong phú hơn. Những vấn đề đời thường cũng được đưa ra đề nghị luận. Chẳng hạn “Cần tạo ra thói quen tốt trong xã hội”, “Hai biển hồ” (Ngữ văn 7 - tập hai).