Soạn văn Lớp 9

Soạn bài Truyện Kiều - Nguyễn Du

524 lượt xem
Soạn bài: Truyện Kiều của Nguyễn Du - ngữ văn 9 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp các em học sinh có thể nắm vững kiến thức và chuẩn bị bài tốt hơn trước khi lên lớp, sytu giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Soạn Truyện Kiều của Nguyễn Du ngắn nhất - sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Truyện Kiều - Nguyễn Du phổ thông nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời của Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều:

Trả lời

- Thời đại: Nguyễn Du sinh ra và trưởng thành trong một thời đại mà xã hội có nhiều biến động lớn: Chế độ phong kiến Việt Nam bắt đầu mục nát, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và chiến tranh chống quân Thanh xâm lược đem lại hòa bình trong ngắn hạn. Nội chiến vẫn xảy ra cho đến khi nhà Nguyễn được thành lập.

- Gia đình: Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học, cha từng làm đến chức tể tướng, anh cũng làm quan to trong triều đình nhà Lê. Chính gia đình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tư tưởng của ông sau này (phò vua Lê, Nguyễn).

- Cuộc đời: Tuy tài hoa là vậy nhưng ông lại có số phận long đong lận đận, nay đây mai đó, phiêu bạt kỳ hồ. Nguyễn Du có quãng thời gian sống sung sướng ngắn ngủi thuở ấu thơ, nhưng mồ côi cha mẹ khi còn nhỏ. Ông sống hơn mười năm trong cơ cực cho đến khi nhà Nguyễn lên ngôi. Khi làm quan dưới triều Nguyễn ông cũng phải nhậm chức ở rất nhiều nơi, liên tục từ quan rồi lại được triệu ra làm quan. Cột mốc đáng nhớ nhất là lần đi sứ Trung Quốc năm 1813 - 1814 giúp ông viết nên tác phẩm kinh điển Truyện Kiều.

Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Kể tóm tắt Truyện Kiều theo ba phần cơ bản của tác phẩm

Trả lời

 Gặp gỡ và đính ước :

Vương Thúy Kiều là cô gái tài sắc vẹn toàn sống trong gia đình trung lưu nề nếp hạnh phúc. Trong tết Thanh Minh, nàng gặp Kim Trọng, hai người chớm nở mối tình đẹp. Nhân việc trả lại chiếc thoa bị rơi, hai người tự ý thề nguyền, đính ước.

 Gia biến và lưu lạc:

Khi Kim Trọng về quê chịu tang chú thì gia đình Kiều vướng oan, Kiều phải bán mình chuộc cha, dặn Vân ở lại trả nghĩa thay mình. Bọn buôn người Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt đẩy nàng vào lầu xanh. Nàng được khách làng chơi hào phóng tên là Thúc Sinh cứu khỏi lầu xanh nhưng lại bị vợ cả là Hoạn Thư ghen tuông đày đọa. Kiều chạy trốn rồi tới nương tựa nơi cửa Phật. Tại đây, sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà cũng là một tú bà khét tiếng, nàng lại rơi vào lầu xanh. Lần này, nàng được một vị anh hùng là Từ Hải cứu, giúp nàng báo ân, báo oán. Do mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thúy Kiều bị ép gả cho viên thổ quan, nàng đau đớn nhảy xuống sông tiền Đường tự tử nhưng lại được sư Giác Duyên cứu giúp.

Đoàn tụ:

Sau nửa năm chịu tang chú, Kim Trọng quay lại và biết tin Kiều đã bán mình chuộc cha. Mặc dù kết duyên với Thúy Vân nhưng trong lòng chàng vẫn khôn nguôi nhớ và lặn lội đi Kiều. Cuối cùng, nhờ sư Giác Duyên, Kim Kiều đoàn tụ cùng vui duyên “bạn bầy”.

Soạn bài Truyện Kiều - Nguyễn Du ngắn nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời của Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều:

Trả lời

- Thời đại: Ông sống trong giai đoạn cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 chế độ phong kiến mục nát, chiến tranh xảy ra liên miên.

- Gia đình: Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, có truyền thống khoa bảng và văn học.

- Cuộc đời: Long đong, lận đận, nay đây mai đó, phiêu bạt kỳ hồ.

Chính bởi những tác động của gia đình và thời đại cùng những sóng gió cuộc đời đã ảnh hưởng đến Nguyễn Du khi sáng tác Truyện Kiều.

Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Kể tóm tắt Truyện Kiều theo ba phần cơ bản của tác phẩm

Trả lời

Gặp gỡ và đính ước:

Kiều là một thiếu nữ đẹp vẹn toàn sinh ra trong một gia đình trung lưu lương thiện. Nàng gặp Kim Trọng trong một buổi chơi xuân, cả hai nhanh chóng nảy sinh tình cảm và tự ý đính ước.

Gia biến và lưu lạc:

Khi Kim Trọng phải về quê chịu tang, gia đình Kiều mắc án oan, nàng đã bán mình chuộc cha. Cuộc đời bắt đầu sóng gió từ đây khi nàng hai lần bị lừa vào lầu xanh, được cứu rồi lại bị lừa. Cuối cùng nàng lựa chọn tự vẫn ở sông Tiền Đường nhưng được nhà sư Giác Duyên cứu sống.

Đoàn tụ:

Mãn tang Kim Trọng trở lại thì mới hay tin Kiều đã bán mình cứu cha, chàng đau đớn một mặt kết duyên cùng Vân, một mặt vẫn tìm kiếm Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, cuối cùng Kim Kiều cũng tìm được nhau và sống vui duyên bạn bầy.

Soạn bài Truyện Kiều - Nguyễn Du hay nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời của Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều:

Trả lời

- Thời đại:

Nguyễn Du sống ở cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 - đây là giai đoạn chế độ phong kiến của nước ta suy thoái. Các cuộc nội chiến giữa các thế lực phong kiến Trịnh, Lê, Nguyễn xảy ra liên miên. Khởi nghĩa Tây Sơn cùng với cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược cũng chỉ đem lại hòa bình trong thời gian ngắn ngủi. Có thể nói đây là một thời kỳ đầy biến động.

- Gia đình:

Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời lam quan và truyền thống văn học, có cha làm đến chức Tể tướng, anh trai cùng cha khác mẹ cũng làm quan to trong triều Lê. Đằng ngoại cũng dòng dõi thư hương nhiều đời.

- Cuộc đời:

Có thể nói cuộc đời cuộc đời của Nguyễn Du rất long đong lận đận, lang bạt khắp nơi.

Mất cha từ năm 11 tuổi, mồ côi mẹ năm 13 tuổi; thời thơ ấu sống trong nhung lụa nhưng chẳng được bao lâu. Ông từng thi đỗ tiến sĩ, nhậm chức quan nhà Lê ở tỉnh Thái Nguyên ngày nay (năm 1786).

Một năm sau, quân Tây Sơn ra Bắc Hà, ông theo Lê Chiêu Thống chạy trốn nhưng không kịp đành sống 10 năm gian khó ở quê vợ Thái Bình. Ông cũng từng có ý định trốn vào đàng Trong theo giúp Nguyễn Ánh nhưng bị quân Tây Sơn bắt lại, tiếc trước tài hoa của ông, quân Tây Sơn không giết mà chỉ giam vài tháng rồi thả. 

Năm 1802, khi vua Gia Long lên ngôi, ông được vời ra làm quan. Dưới triều đại nhà Nguyễn, ông liên tục xin từ quan rồi lại được vời ra làm quan với nhiều chức vụ khác nhau ở nhiều tỉnh thành. Đặc biệt năm 1813 ông được cử đi sứ Trung Quốc, đây cũng chính là thời điểm ông tiếp xúc với tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, là tiền đề để ông viết truyện Kiều sau này.

Ông mất năm 1820 tại kinh thành Huế khi đang chuẩn bị đi sứ Trung Quốc lần thứ 2.

=> Có thể nói chính cuộc đời, gia thế, hoàn cảnh sống của Nguyễn Du đã ảnh hưởng đến việc tạo nên tuyệt tác Truyện Kiều.

Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Kể tóm tắt Truyện Kiều theo ba phần cơ bản của tác phẩm

Trả lời

Gặp gỡ và đính ước:

Thúy Kiều sinh ra trong một gia đình trung lưu lương thiện, là con gái đầu lòng, trên có cha mẹ, dưới có em trai em gái. Nàng là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, cuộc sống ấm êm từ nhỏ. Nhân dịp Thanh minh, chị em Thúy Kiều đi chơi xuân. Ở đây cô đã gặp Kim Trọng, giữa hai người nhanh chóng chớm nở một mối tình. Nhân sự kiện trả lại chiếc thoa vàng, hai người đã bày tỏ tấm lòng và tự ý thề nguyền, đính ước chuyện trăm năm.

Gia biến và lưu lạc:

Khi Kim Trọng về quê chịu tang chú thì gia đình Kiều vướng oan, cha Vương bị bắt giam. Không còn cách nào khác Kiều đành bán mình chuộc cha và nhờ Vân giúp mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

Kiều bị bọn buôn người Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đưa vào lầu xanh. Sau đó nàng được Thúc Sinh - một vị khách làng chơi hào phóng cứu khỏi lầu xanh nhưng chẳng bao lâu thì bị Hoạn Thư - vợ cả của Thúc Sinh ghen tuông và đày đọa. Kiều phải trốn tới nương nhờ cửa Phật.

Tại đây, sư giác Duyên lại vô tình gửi nàng cho Bạc Bà - một kẻ buôn người như Tú Bà. Lần thứ hai nàng rơi vào lầu xanh. Sau đó Kiều được được Từ Hải - một vị anh hùng cứu, giúp nàng báo ân, báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thúy Kiều bị ép gả cho viên thổ quan. Kiều đau đớn, tủi nhục nên đã lựa chọn cái chết ở sông Tiền Đường. Nhưng nàng lại được sư Giác Duyên cứu giúp.

Đoàn tụ:

Sau khi chịu tang chú trở về, biết gia đình Kiều gặp nạn, Kiều phải bán mình chuộc cha Kim Trọng đau đớn khôn xiết. Mặc dù kết duyên với Thúy Vân, nhưng trong lòng chàng vẫn không nguôi nhớ và lặn lội đi tìm Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim Kiều đoàn tụ nhưng hai người cùng nguyện ước cùng vui duyên “bạn bầy”.

Xem tiếp: Soạn bài Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

0.05306 sec| 2449.063 kb