Soạn văn Lớp 10

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

224 lượt xem
Soạn bài: “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật” - ngữ văn 10 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật” cực ngắn – sytu

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật phổ thông nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Hãy chỉ ra những phép tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật.

Trả lời

- Các biện pháp tu từ được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh... Những biện pháp tu từ này có thể được sử dụng tách rời đồng thời có thể phối hợp, bổ trợ lẫn nhau nhằm tăng tính hình tượng cho ngôn ngữ.

- Ví dụ như câu sau :

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc , dở hay đỡ đần

=> Hình tượng tình cảm anh em hiện lên một cách sinh động qua cách so sánh độc đáo của tác giả . Hình tượng này trở nên có sức biểu đạt lớn, không chỉ nói lên sự gắn bó giữa giữa tay,chân trong cùng một cơ thể sống mà còn nhằm miêu tả tình cảm anh em gắn bó sâu sắc, đùm bọc lẫn nhau.

Câu 2
Câu 2 (trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Trong ba đặc trưng (tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa), đặc trưng nào là tiêu biểu của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? Vì sao?

Trả lời

- Đặc trưng tiêu biểu nhất của ngôn ngữ nghệ thuật chính là tính hình tượng

a. Tính hình tượng vừa là mục đích vừa là phương tiện sáng tạo của nghệ thuật.

- Tính hình tượng là phương tiện sáng tạo của nhà văn trong việc miêu tả, khát quát cho người đọc cảm nhận và hiểu được thế giới theo góc nhìn khách quan của mình.

- Bên cạnh đó, mỗi nhà văn đều mong muốn tác phẩm của mình mang một hình tượng đặc trưng riêng biệt, thế nên xây dựng hình tượng trong tác phẩm chính là mục đích mà mỗi tác giả mong muốn hướng tới. Vì thế, tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

b. Ngoài ra tính hình tượng còn bao quát hai đặc trưng kia:

- Ngôn ngữ chứa đựng những yếu tố gây xúc cảm, cảm xúc cho người đọc.

- Nhà văn bộc lộ tính cách, tâm tư , tình cảm của mình thông qua xây dựng hình tượng.

Câu 3
Câu 3 (trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Hãy lựa chọn từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để đưa vào chỗ trống trong các câu văn, câu thơ sau và giải thích lý do lựa chọn từ đó.

Trả lời

a. Điền từ "canh cánh" ở Nhật kí trong tù,canh cánh một tấm lòng nhớ nước).

Trong câu văn mang tính biểu cảm cần tránh những sắc thái nghị luận (biểu hiện, phản bác, bộc lộ...) . Những từ có nét biểu thị tình cảm, cảm xúc mới phù hợp trong hoàn cảnh này.

b. Dòng thơ thứ ba điền từ "rắc", dòng thơ thứ tư điền từ "giết"

Ta tha thiết tự do dân tộc

Không chỉ vì một dải đất riêng

Kẻ đã rắc trên mình ta thuốc độc

Giết màu xanh cả trái đất nghiêng

=> Lựa chọn các từ trên vì chúng không chỉ sát nghĩa với ngữ cảnh mà còn đảm bảo luật thơ.

Câu 4
Câu 4 (trang 102 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Có nhiều bài thơ của các giả khác nhau viết vê mùa thu, nhưng mỗi bài thơ mang những nét riêng về từ ngữ, nhịp điệu và hình tượng thơ, thể hiện tính cá thể trong ngôn ngữ. Hãy so sánh để thấy những nét riêng đó tro

Trả lời

- Ba đoạn thơ cùng viết về mùa thu nhưng của ba tác giả khác nhau, sống và viết ở ba thời đại khác nhau: Thời đại phong kiến ta có  Nguyễn Khuyến với Thu vịnh ; Thời Pháp thuộc ta có Lưu Trọng Lư với Tiếng thu và thời kì sau cách mạng tháng Tám, ta có Nguyễn Đình Thi với Đất nước). Mỗi thời đại có những đặc trưng thi pháp riêng, mỗi tác giả có cá tính sáng tạo riêng.THế nên mỗi nhà thơ đều có cách  để xây dựng hình tượng mùa thu khác nhau. Vì thế, mỗi bài thơ có những nét đến sự khác nhau cơ bản.

- Mỗi bài có nét riêng về từ ngữ, nhịp điệu và hình tượng thơ

+ Hình tượng mùa thu trong Thu vịnh của Nguyễn Khuyến, đó là mùa thu thanh cao, tĩnh lặng với những màu sắc xanh : trời xanh, cây xanh, nước xanh... Sử dụng nét bút chấm phá , nhà thơ đã vẻ ra cả linh hồn của mùa thu thời đại. Nhịp thơ chậm rãi cùng với âm hưởng trang nhã của thể thơ thất ngôn bất cú Đường luật làm hiện lên phong thái của một bậc ẩn cư giữa thiên nhiên mùa thu.

+ Tiếng thu của Lư Trọng Lư là tiếng nói cất lên của cái tôi thơ mới, một cái tôi nhìn đời với cặp mắt "xanh non, biếc rờn" (Hoài Thanh). Cảm thấy ngỡ ngàng như lần đầu tiên phát hiện ra mùa thu. Thể thơ năm chữ với âm điệu thổn thức, cùng với sự kết hợp của những từ láy  (xào xạc, ngơ ngác), đặc biệt là hình ảnh "con nai vàng ngơ ngác" để tạo nên nét riêng biệt của mùa thu.

+ Nguyễn Đình Thi viết bài thơ Đất nước trong hoàn cảnh đất nước những ngày chiến tranh gian khổ vì nền độc lập.Hình tượng mùa thu trong bài thơ tràn ngập cảm nghĩ phấn khởi vui tươi . Tác giả đã sử dụng thể thơ tự do với những từ ngữ biểu lộ cảm xúc ấy (vui, phấp phới, nói cười thiết tha...).

 

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ngắn nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Hãy chỉ ra những phép tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật.

Trả lời

- Các biện pháp tu từ được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh... 

-Có thể tách rời hoặc kết hợp các biện pháp ấy tùy vào từng trường hợp nhằm đạt kết quả miêu tả cao nhất

- Ví dụ như câu sau :

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc , dở hay đỡ đần

=> Hình tượng tình cảm anh em hiện lên một cách sinh động qua cách so sánh độc đáo của tác giả . Hình tượng này trở nên có sức biểu đạt lớn, không chỉ nói lên sự gắn bó giữa giữa tay,chân trong cùng một cơ thể sống mà còn nhằm miêu tả tình cảm anh em gắn bó sâu sắc, đùm bọc lẫn nhau.

Câu 2
Câu 2 (trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Trong ba đặc trưng (tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa), đặc trưng nào là tiêu biểu của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? Vì sao?

Trả lời

 Tính hình tượng vừa là mục đích (phản ánh thế giới khách quan và cảm nhận chủ quan của con người về thế giới) vừa là phương tiện sáng tạo của nghệ thuật. (thế nên tính hình tượng là đặc trưng cơ bản trong phương tiện sáng tạo nghệ thuật

   - Bản thân tính hình tượng chứa đựng hai đặc trưng còn lại là tính truyền cảm và tính cá thể hóa.

Câu 3
Câu 3 (trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Hãy lựa chọn từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để đưa vào chỗ trống trong các câu văn, câu thơ sau và giải thích lý do lựa chọn từ đó.

Trả lời

a. Điền từ : canh cánh / thấm đượm

b. Dòng 3 :  rắc

    Dòng 4 :  giết

Câu 4
Câu 4 (trang 102 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Có nhiều bài thơ của các giả khác nhau viết vê mùa thu, nhưng mỗi bài thơ mang những nét riêng về từ ngữ, nhịp điệu và hình tượng thơ, thể hiện tính cá thể trong ngôn ngữ. Hãy so sánh để thấy những nét riêng đó tro

Trả lời

Cùng viết về đề tài mùa thu nhưng ba nhà thơ có cách thức xây dựng hình tượng khác nhau :

- Hình tượng:

Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến là bầu trời bao la, trong xanh, tĩnh lặng, thanh cao mà trữ tình

Mùa thu trong thơ Lưu Trọng Lư mùa thu nhuốm màu vàng của lá, có âm thanh xào xạc, là những sự bất ngờ trước sự thay đổi của đất trời.

Mùa thu trong thơ Nguyễn Đình Thi tràn đầy sức sống mới, niềm tin cho sự khởi đầu mới của đất nước

- Cảm xúc:

Nguyễn Khuyến yêu cảnh trong sáng, thanh cao, nhẹ nhàng

 Lưu Trọng Lư bâng khuâng trước sự thay đổi nhẹ nhàng

 Nguyễn Đình Thi hào hứng, háo hức trước sức sống hồi sinh của dân tộc.

- Cách sử dụng từ ngữ, nhịp điệu:

+ Với Nguyễn Khuyến: Mùa thu hiện lên với màu sắc xanh ngắt, gió thu hắt hiu, lá thu lơ phơ, nhịp điệu thơ 4/3.

+ Với Lưu Trọng Lư: Mùa thu hiện lên với màu vàng thu, lá thu xào xạc, nhịp điệu thơ 3/2.

+ Với Nguyễn Đình Thi: Mùa thu hiện lên với màu sắc trong biếc, gió thu thổi mạnh, lá thu bay phấp phới, nhịp điệu thơ 2/3, 3/4, 2/2/2

=> Ba nhà thơ ở 3 giai đoạn khác nhau, viết chung một đề tài mà cách lựa chọn từ ngữ đã thể hiện cảnh vật khác nhau. Nhịp thơ cũng khác nhau. Đó là tính cá thể của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật hay nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Hãy chỉ ra những phép tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật.

Trả lời

- Các biện pháp tu từ được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh... Những biện pháp tu từ này có thể được sử dụng tách rời đồng thời có thể phối hợp, bổ trợ lẫn nhau nhằm tăng tính hình tượng cho ngôn ngữ.

- Ví dụ như câu sau :

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc , dở hay đỡ đần

=> Hình tượng tình cảm anh em hiện lên một cách sinh động qua cách so sánh độc đáo của tác giả . Hình tượng này trở nên có sức biểu đạt lớn, không chỉ nói lên sự gắn bó giữa giữa tay,chân trong cùng một cơ thể sống mà còn nhằm miêu tả tình cảm anh em gắn bó sâu sắc, đùm bọc lẫn nhau.

Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng chủ yếu trong văn bản nghệ thuật, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người. Nó được tổ chức,  xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mỹ.

Câu 2
Câu 2 (trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Trong ba đặc trưng (tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa), đặc trưng nào là tiêu biểu của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? Vì sao?

Trả lời

- Đặc trưng tiêu biểu nhất của ngôn ngữ nghệ thuật chính là tính hình tượng

a. Tính hình tượng vừa là mục đích vừa là phương tiện sáng tạo của nghệ thuật.

- Tính hình tượng là phương tiện sáng tạo của nhà văn trong việc miêu tả, khát quát cho người đọc cảm nhận và hiểu được thế giới theo góc nhìn khách quan của mình. Nhà văn sử dụng hệ thống ngôn ngữ đặc sắc, sáng tạo nhằm xây dựng hình tượng nhân vật đa dạng, phong phú.

- Bên cạnh đó, mỗi nhà văn đều mong muốn tác phẩm của mình mang một hình tượng đặc trưng riêng biệt, thế nên xây dựng hình tượng trong tác phẩm chính là mục đích mà mỗi tác giả mong muốn hướng tới. Vì thế, tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

b. Ngoài ra tính hình tượng còn bao quát hai đặc trưng kia:

- Ngôn ngữ chứa đựng những yếu tố gây xúc cảm, cảm xúc cho người đọc.

- Nhà văn bộc lộ tính cách, tâm tư , tình cảm của mình thông qua xây dựng hình tượng.

Câu 3
Câu 3 (trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Hãy lựa chọn từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để đưa vào chỗ trống trong các câu văn, câu thơ sau và giải thích lý do lựa chọn từ đó.

Trả lời

a) Từ điền vào là “canh cánh” lí do để tạo hình tượng khắc sâu Bác Hồ nhớ nước nhiều đêm không ngủ được.

b) Từ điền vào là “Rắc” và “Triệt”. Nó sát với ngữ cảnh và âm điệu thơ, khắc họa sâu hơn tội ác của quân thù

Câu 4
Câu 4 (trang 102 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Có nhiều bài thơ của các giả khác nhau viết vê mùa thu, nhưng mỗi bài thơ mang những nét riêng về từ ngữ, nhịp điệu và hình tượng thơ, thể hiện tính cá thể trong ngôn ngữ. Hãy so sánh để thấy những nét riêng đó tro

Trả lời

- Ba đoạn thơ cùng viết về mùa thu nhưng của ba tác giả khác nhau, sống và viết ở ba thời đại khác nhau: Thời đại phong kiến ta có  Nguyễn Khuyến với Thu vịnh ; Thời Pháp thuộc ta có Lưu Trọng Lư với Tiếng thu và thời kì sau cách mạng tháng Tám, ta có Nguyễn Đình Thi với Đất nước). Mỗi thời đại có những đặc trưng thi pháp riêng, mỗi tác giả có cá tính sáng tạo riêng.THế nên mỗi nhà thơ đều có cách  để xây dựng hình tượng mùa thu khác nhau. Vì thế, mỗi bài thơ có những nét đến sự khác nhau cơ bản.

- Mỗi bài có nét riêng về từ ngữ, nhịp điệu và hình tượng thơ

+ Hình tượng mùa thu trong Thu vịnh của Nguyễn Khuyến, đó là mùa thu thanh cao, tĩnh lặng với những màu sắc xanh : trời xanh, cây xanh, nước xanh... Sử dụng nét bút chấm phá , nhà thơ đã vẻ ra cả linh hồn của mùa thu thời đại. Nhịp thơ chậm rãi cùng với âm hưởng trang nhã của thể thơ thất ngôn bất cú Đường luật làm hiện lên phong thái của một bậc ẩn cư giữa thiên nhiên mùa thu.

+ Tiếng thu của Lư Trọng Lư là tiếng nói cất lên của cái tôi thơ mới, một cái tôi nhìn đời với cặp mắt "xanh non, biếc rờn" (Hoài Thanh). Cảm thấy ngỡ ngàng như lần đầu tiên phát hiện ra mùa thu. Thể thơ năm chữ với âm điệu thổn thức, cùng với sự kết hợp của những từ láy  (xào xạc, ngơ ngác), đặc biệt là hình ảnh "con nai vàng ngơ ngác" để tạo nên nét riêng biệt của mùa thu.

+ Nguyễn Đình Thi viết bài thơ Đất nước trong hoàn cảnh đất nước những ngày chiến tranh gian khổ vì nền độc lập.Hình tượng mùa thu trong bài thơ tràn ngập cảm nghĩ phấn khởi vui tươi . Tác giả đã sử dụng thể thơ tự do với những từ ngữ biểu lộ cảm xúc ấy (vui, phấp phới, nói cười thiết tha...).

=> Mỗi nhà thơ ở mỗi thời đại có cách nhìn về mùa thu khác nhau. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân nahf thơ trong mỗi thời đại sẽ có những cách thức xây dựng hình tượng nghệ thuật về mùa thu khác nhau nên tạo ra những bức tranh mùa thu với đa hình vạn trạng.

0.08780 sec| 2439.227 kb