Soạn văn Lớp 10

Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

159 lượt xem
Soạn bài: “Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh” - ngữ văn 10 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh” cực ngắn – Sytu.vn.

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh phổ thông nhất

Phần I

Trả lời

I. ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH

1. 

a. Đoạn văn là phần văn bản được quy ước tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Đoạn văn là đơn vị cơ sở của văn bản.

b, Đoạn văn cần đảm bảo:

- Tập trung làm rõ ý chung, thống nhất và duy nhất

- Liên kết chặt chẽ các đoạn văn đứng trước, sau đó

- Diễn đạt chính xác, trong sáng

2

- So sánh đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh:

+ Giống nhau: đều đảm bảo cấu trúc thường gặp của một đoạn văn.

+ Khác nhau: đoạn văn tự sự thường có những yếu tố biểu cảm và miêu tả rất hấp dẫn xúc động. Còn đoạn văn thuyết minh chủ yếu cung cấp tri thức, thiên về giới thiệu sự vật, hiện tượng, không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm như đoạn văn tự sự

+ Văn bản thuyết minh nặng về tư duy khoa học.

- Đoạn văn thuyết minh có thể trình bày theo những phương pháp thường được sử dụng như diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp.

3. Đoạn văn thuyết minh có thể bao gồm ba phần chính: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn có nhiệm vụ giới thiệu chung. Các ý trong thân đoạn có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác - chứng minh...

Phần II

Trả lời

II. VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH

    Viết một đoạn văn thuyết minh để cung cấp cho người đọc những hiểu biết chuẩn xác về một nhà khoa học hoặc một tác phẩm vàn học, một công trình nghiên cứu, một điển hình người tốt, việc tốt.

1. Anh (chị) hãy phác qua dàn ý đại cương cho bài viết.

    Trước hết, cần chọn một vấn đề thuyết minh trong số các vấn đề nêu ra ở tình huống trên, sau đó suy nghĩ về vấn đề để định ra những nội dung cần thiết cho dàn ý đại cương của bài thuyết minh. Ví dụ chọn thuyết minh về một tác phẩm văn học cần lập dàn ý đại cương như sau:

- Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm (tên tác phẩm, tác giả, đặc điểm khái quát nhất của tác phẩm)

- Thân bài: Giới thiệu chi tiết về tác phẩm.

+ Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.

+ Giới thiệu các giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm (tuỳ theo từng tác phẩm cụ thể mà có thể có số lượng ý tương ứng với số lượng đoạn văn nhiều ít khác nhau).

+ Giói thiệu những nét đặc sắc về nghệ thuật (tuỳ theo từng tác phẩm cụ thể mà có thể có số lượng ý tương ứng với số lượng đoạn văn nhiều ít khác nhau).

- Kết bài: Nhận định tổng hợp về tác phẩm (khái quát giá trị, vị trí, âm hưởng của tác phẩm).

2. Hãy diễn đạt một ý trong dàn bài vừa lập thành một đoạn văn

   Trước khi viết cần xác định được:

- Đoạn văn chọn viết là đoạn văn nào? Đoạn văn ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn? (chẳng hạn theo dàn ý trên có thể chọn đoạn mở bài, kết bài hay một đoạn thuộc ý giới thiệu giá trị nội dung, giới thiệu nghệ thuật).

- Cần viết câu chuyển ý, chuyển đoạn như thế nào để đảm bảo tính chặt chẽ và mạch lạc của đoạn văn.

- Cần sử dụng những phương pháp thuyết minh gì và diễn đạt thế nào để đoạn văn không chỉ chuẩn xác mà còn sinh động, hấp dẫn.

     Học sinh có thể tham khảo đoạn văn thuyết minh về niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình trong nội dung tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi.

    "Bức thư thể hiện niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình của tác giả và quân dân nước Việt. Điều này được thể hiện rõ ràng trên mọi phương diện từ việc đánh giá tình hình ta mạnh, địch yếu đến việc chỉ ra sáu nguyên nhân dẫn đến bại vong tất yếu của địch; từ việc khuyên giặc ra hàng đến việc sẵn sàng thách thức “một trận thư hùng”. Tinh thần yêu chuộng hoà bình còn thể hiện rõ ở cuối lời dụ (trước khi đưa ra lời thách thức) “Nếu muốn rút quân về nước, ta sẽ sửa sang cầu cống, mua sắm thuyền bè...”, điều này không chỉ thể hiện trên lời nói mà còn bằng việc làm cụ thể sau chiến thắng (Nguyễn Trãi đã để cập đến trong Bình Ngô đại cáo).

(Trích bài làm của học sinh)

Luyện tập

Trả lời

Câu1 (trang 63 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Viết đoạn văn nối tiếp theo đoạn mà anh (chị) vừa hoàn thành trên lớp

Lời giải chi tiết

Cách tiến hành tương tự như bài tập trên lớp.

Có thể tham khảo các đoạn văn giới thiệu:

- Về các nhà khoa học, các công trình nghiên cứu khoa học trên các tạp chí: Thế giới mới, Tri thức trẻ, Tạp chí khoa học... hoặc các bài giới thiệu về các nhà khoa học trong các từ điển chuyên ngành.

- Về gương điển hình người tốt, việc tốt trên các tờ báo: Thanh niên, Tiền phong, Phụ nữ, Hoa học trò, Bạn đường, An ninh...

- Về một tác phẩm văn học trong từ điển văn học hoặc báo cáo, tạp chí chuyên ngành...

Câu 2 (trang 63 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Từ những kết quả và tiến bộ đã đạt được, hãy viết một bài văn thuyết minh để giới thiệu một con người, một miền quê, một danh lam thắng cảnh hoặc một phong trào hoạt động mà anh (chị) đã có dịp tìm hiểu kỹ.

Lời giải chi tiết

Học sinh tự chọn một đối tượng (một con người, một miền quê, một danh lam thắng cảnh, hay một phong trào hoạt động) để thuyết minh. Đề bài yêu cầu mở để người viết chọn một đối tượng mà mình thích và am hiểu. Bài viết cần đạt được các yêu cầu sau:

- Giới thiệu được những nội dung cơ bản về đối tượng. Nếu là một con người thì phải giới thiệu được tiểu sử, những nét cơ bản về đặc điểm, tính cách, phẩm chất, tài năng, vị thế xã hội, sức ảnh hưởng tới những người xung quanh hoặc tới lịch sử, xã hội, văn hoá...

Nếu là một miền quê, một danh lam thắng cảnh thì phải giới thiệu được lịch sử, những đặc điểm cơ bản của miền quê hoặc danh lam thắng cảnh đó, đặc biệt sức hấp dẫn của nơi ấy là ở đâu...

Nếu là một phong trào hoạt động Mùa hè xanh, phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao...cần giới thiệu phong trào đó do ai hoặc đoàn thể nào tổ chức; thời gian, đối tượng tham gia và địa bàn hoạt động; quá trình hoạt động và những kết quả đạt được...

- Chọn và kết hợp được những phương pháp thuyết minh phù hợp với từng nội dung. Diễn đạt linh hoạt để bài viết không chỉ chuẩn xác mà còn sinh động, hấp dẫn.

Bài tham khảo:

HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN

Ở xã Đồng Tháp huyện Đan Phượng có làng Đồng Vân bên dòng sông Đáy. Nhân dân sinh sống bằng nghề cấy lúa, trồng màu và nghề đan lát rổ rá. Hàng năm, cứ đến ngày rằm tháng giêng, làng Đồng Vân thường mở hội rước nước, hát chèo và thổi cơm thi. Hội thổi cơm thi ở đây có rất nhiều nét độc đáo về quy trình lấy lửa cũng như cách nấu, đậm màu sắc hài hước dân gian.

Người dự thi được tuyển chọn từ các xóm trong làng. Bắt đầu vào hội thi, trống chiêng điểm ba hồi, các đội hình dự thi xếp hàng trang nghiêm làm lễ dâng hương trước cửa đình để tưởng nhớ vị thành hoàng làng có công cứu dân, độ quốc. Hội thi bắt đấu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Khi tiếng trống vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh thoăn thoắt leo lên thân cây chuối rất trơn vì đã bôi mỡ. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên... Có người phải bỏ cuộc, người khác lại leo lên, quang cảnh hết sức vui nhộn. Khi lấy được nén hương mang xuống, ban tổ chức phát cho ba que diêm châm vào hương cháy thành ngọn lửa. Người trong đội vót những mánh tre già thành những đũa bông châm lửa và đốt vào những ngọn đuốc. Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bặt đầu thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mắt. Tay cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội.

Khoảng sau một giờ rưỡi, những nồi cơm lần lượt được đem trình trước cửa đình. Ban giám khảo mở nồi cơm chấm theo ba tiêu chuẩn: gạo trắng, cơm dẻo và không có cơm cháy. Các nồi cơm được đánh số ứng với người dự thi để giữ bí mật với ban giám khảo. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi với dân làng.

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là sinh hoạt văn hoá cổ truyền được bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa. Hội thi là dịp trai tráng trong làng đua tài khỏe mạnh, thông minh khi lấy lửa, là dịp gái làng thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương. Hội còn vang lên những trận cười hồn nhiên sảng khoái của người nông dân sau những ngày lao động mệt nhọc. Với những nét đặc sắc của mình, hội thổi cơm thi Đồng Vân đã góp phần giữ gìn và phát huy những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá hiện đại hôm nay.

(Theo Minh Nhương)

Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh ngắn nhất

Phần I

Trả lời

Bài tập 1: Viết đoạn văn nối tiếp theo đoạn mà anh (chị) vừa hoàn thành trên lớp 

Từ câu chuyện của Lão Hạc, Nam Cao đã làm lên những giá trị về nội dung, giá trị hiện thực và nhân đạo cho tác phẩm.Những giá trị nội dụng mà Na Cao đề cập tới thể hiện một thái độ trân trọng và cái nhìn nhân đạo đối với lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung, những con người nghèo khổ nhưng sống trong sạch, thà chết chứ không chịu mang tiếng nhục, làm những điều trái với lương tâm cao cả của mình. Nam Cao cũng đã nêu lên một triết lí nhân sinh, giá trị nhân đạo cho tác phẩm của mình đó là : con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết trân trọng và chia sẻ, nâng niu những điều đáng quý, đáng thương ở con người. Đồng cảm với những số phận đáng thương, Nam Cao đã lên tiếng thông qua tác phẩm, vạch trần hiện thực xã hội, lên án xã hội đương thời thối nát, bất công, không cho những con người có nhân cách cao đẹp như lão được sống. Tác phẩm “Lão Hạc” cũng mang một giá trị nghệ thuật sâu sắc, thể hiện được phong cách độc đáo của nhà văn Nam Cao. Diễn biến của câu chuyện được kể bằng nhân vật tôi, nhờ cách kể này câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực với một hệ thống ngôn ngữ mộc mạc, dễ hiểu, già tính triết lí. Trong tác phẩm có nhiều giọng điệu, kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và trữ tình. Đặc biệt, bút pháp khắc hoạ nhân vật tài tình của Nam Cao cũng được bộc lộ rõ rệt với ngôn ngữ sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và sức gợi cảm.

Phần II

Trả lời

II. Soạn bài siêu ngắn: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

Bài tập 2: Viết một bài văn thuyết minh để giới thiệu một con người, một miền quê, một danh lam thắng cảnh hoặc một phong trào hoạt động mà anh (chị) đã có dịp tìm hiểu kĩ.

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du:

“Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

 Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”.

Đã gần ba thế kỉ trôi qua nhưng những vần thơ thấm đẫm nước mắt và tràn trề tình thương mà Nguyễn Du để lại vẫn còn nguyên giá trị. Nguyễn Du được biết đến là Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo lỗi lạc có “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời” 

Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 (Ất Dậu) trong một gia đình có nhiều đời và nhiều người làm quan to dưới triều Lê, Trịnh. Cha là Nguyễn Nghiễm từng giữ chức Tể tướng 15 năm. Mẹ là Trần Thị Tần, một người phụ nữ Kinh Bắc có tài xướng ca. Quê hương Nguyễn Du là vùng đất địa linh, nhân kiệt, hiếu học và trọng tài. Gia đình Nguyễn Du có truyền thống học vấn uyên bác, có nhiều tài năng văn học.

Cuộc đời của ông gặp nhiều biến cố.  Thời thơ ấu, Nguyễn Du sống trong nhung lụa. Lên 10 tuổi lần lượt mồ côi cả cha lẫn mẹ, cuộc đời Nguyễn Du bắt đầu gặp những sóng gió trong cơn quốc biến ba đào: sống nhờ Nguyễn Khản (anh cùng cha khác mẹ làm Thừa tướng phủ chúa Trịnh) thì Nguyễn Khản bị giam, bị Kiêu binh phá nhà phải chạy trốn. Năm 19 tuổi, Nguyễn Du thi đỗ tam trường rồi làm một chức quan ở tận Thái Nguyên. Chẳng bao lâu nhà Lê sụp đổ (1789) Nguyễn Du lánh về quê vợ ở Thái Bình rồi vợ mất, ông lại về quê cha, có lúc lên Bắc Ninh quê mẹ, nhiều nhất là thời gian ông sống không nhà ở kinh thành Thăng Long. Hơn mười năm chìm nổi long đong ngoài đất Bắc, Nguyễn Du sống gần gũi nhân dân và thấm thìa biết bao nỗi ấm lạnh kiếp người, đặc biệt là người dân lao động, phụ nữ, trẻ em, cầm ca, ăn mày... những con người “dưới đáy” xã hội. Chính nỗi bất hạnh lớn trong cuộc đời đã hun đúc nên thiên tài Nguyễn Du - nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.  Miễn cưỡng trước lời mời của nhà Nguyễn, Nguyễn Du ra làm quan. Năm 1813 được thăng chức Học sĩ điện cần Chánh và được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Năm 1820, ông lại được cử đi lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì mất đột ngột ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (18-9-1820).

Từ những bi kịch của đời ông nhưng chính điều đó lại khiến tác phẩm của ông chứa đựng chiều sâu chưa từng có trong thơ văn Việt Nam.  Nguyễn Du có ba tập thơ chữ Hán là: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục, tổng cộng 250 bài thơ Nôm, Nguyễn Du có kiệt tác Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn) và một số sáng tác đậm chất dân gian như Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu; về Thác lèn trai phường nón. Đặc biệt tác phẩm Truyện Kiều là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Du, được chuyển dịch, sáng tạo từ cuốn tiểu thuyết "Truyện Kim Vân Kiều" của Thanh Tâm Tài Nhân, tên thật là Tử Văn Trường, quê ở huyện Sơn Am, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Truyện Kiều đã được nhân dân ta đón nhận một cách say sưa, có nhiều lúc đã trở thành vấn đề xã hội, lưu truyền những giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo suốt hàng ngàn năm.

Những sáng tác của Nguyễn Du đạt đến trình độ thượng thừa, điêu luyện, đạt đến trình độ bậc thầy của những tài năng kiệt xuất. Ngôn ngữ văn chương đặc biệt là tiếng Việt đạt đến trình độ nhuần nhuyễn hiện tực và trữ tình đặc biệt là biểu hiện sâu sắc đời sống nội tâm con người, Đó là những thứ ngôn ngữ được kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân, tạo nên sắc thái biểu cảm phong phú. Nguyễn Du còn thẳng định được tài năng khắc họa tâm lí nhân vật. Thế giới nội tâm con người vốn phức tạp có được khám phá trọn vẹn và có chiều sâu qua những vần thơ của Nguyễn Du. Có thể nói thơ của Nguyễn Du đã đạt được những trình độ mẫu mực của nghệ thuật cổ điển. Từ tài năng nghệ thuật đó, Nguyễn Du đã tái hiện lại hiện thực xã hội, vạch trần bộ mặt của một xã hội coi trong đồng tiền, một xã hội phong kiến thối rữa mà ở đó con người đặc biệt những người tài hoa hay những người phụ nữ đều không có quyền không có tiếng nói sống một xã hội bị chà đạp đối xử bất công. Từ những giá trị hiện thực đó là những giá trị nhân đạo của Nguyễn Du là cảm thông cho những con người ấy, là xót thương cho những con người có số phận bất hạnh: 

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Nguyễn Du nổi bậc giữa bầu trời văn chương như một ngôi sao rực rỡ với ánh sáng lạ thường. Có hể nói, ông đã đem đến cho nền văn học thế kỉ 18 và nền văn học dân tộc những tiếng nói thấm đẫm tình người, mở ra cái nhìn mới cho tất cả, mở cửa hàng triêu trái tim con người. Trải qua hàng trăm năm , những cái tên Nguyễn Du vẫn là cái tên người đời không khỏi cảm phục vì các tài cái đức xót thương cho mọi kiếp người của ông.

Luyện tập

Trả lời

Đang cập nhật ...!

Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh hay nhất

Phần I

Trả lời

Câu 1 (trang 62 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

a. Đoạn văn: là tập hợp những câu văn diễn đạt một ý hoàn chỉnh, thống nhất. Các câu trong đoạn có mối liên kết chặt chẽ với nhau tập trung làm sáng tỏ một chủ đề duy nhất. Đoạn văn tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chấm xuống dòng.

b. Một đoạn văn cần đảm bảo cả bốn yêu cầu sau:

   + Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất.

   + Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó.

   + Diễn đạt chính xác và trong sáng.

   + Gợi cảm, hùng hồn.

Câu 2 (trang 62 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Giữa đoạn văn tự sự và thuyết minh có sự giống, khác nhau:

- Giống nhau: đều tập chung làm sáng tỏ một chủ đề, các câu liên kết chặt chẽ với nhau, đáp ứng đúng cấu trúc một đoạn văn.

- Khác nhau: Đoạn văn thuyết  minh phải căn cứ vào mục đích để có các phương pháp: ví dụ, giải thích, liệt kê, định nghĩa, so sánh, phân tích. Trong khi đó tự sự là kể lại, dùng nhiều câu kể, tả, diễn dịch, quy nạp,...

Có sự giống và khác nhau như vậy vì phụ thuộc vào mục đích sử dụng: Nếu chúng ta muốn kể về sự việc thì chọn dùng văn tự sự, muốn giới thiệu về sự vật để người nghe, người đọc hiểu là chủ yếu thì ta chọn văn thuyết minh.

Câu 3 (trang 62 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Số lượng phần chính của đoạn thuyết minh hoàn toàn phụ thuộc vào đối tượng thuyết minh. Có ít nhất 2 phần chính trong đoạn văn. Ví dụ thuyết minh lại buổi sinh hoạt cuối tuần ở lớp thì các phần chính gồm 2 phần:

- Nhận định về tình hình lớp trong tuần

+ Tinh thần ý thức trong học tập

+ Điểm số

+ Gương tiêu biểu

+ Hiện tượng cần phê phán

- Phương hướng tuần tới

- Các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể sắp xếp theo các trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác - chứng minh. Vì sự sắp xếp đó tuân thủ theo kết cấu logic của văn bản thuyết minh, giúp cho đoạn văn trở nên mạch lạc, rõ ràng và lôi cuốn, hấp dẫn người đọc  hơn.

Phần II

Trả lời

Câu 1 (trang 62 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Tham khảo dàn ý đại cương cho bài thuyết minh về tác phẩm văn học “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Du.

a. Mở bài:

 Nêu một số nét chung về tác giả, tác phẩm.

b. Thân bài:

- Nguyễn Trãi dựa vào đâu để đưa ra luận đề chính nghĩa?

+ Tư tưởng nhân nghĩa

+ Quyền tự chủ độc lập

- Nguyên nhân và quá trình chinh phục thắng lợi

+ Âm mưu và tội ác kẻ thù

+ Lấy chí nhân thay cường bạo

+ Khắc phục gian nan

+ Quyết tâm chiến đấu

+ Chiến đấu thắng lợi

- Tuyên bố cho toàn dân tộc biết thắng lợi vĩ đại

+ Khẳng định chủ quyền độc lập trên toàn vẹn lãnh thổ

+ Tác giả rút ra bài học lịch sử

c. Kết bài:

Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Câu 2 (trang 62-63 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Tham khảo đoạn văn trong bài thuyết minh tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”:

Nguyễn Trãi được biết đến là một danh nhân văn hóa mang tầm cỡ nhân loại. Văn chương của ông hội tụ cả hai nguồn cảm hứng lớn là tư tưởng nhân nghĩa và lí tưởng anh hùng. “Bình Ngô đại cáo” là một trong những tác phẩm tiêu biểu bậc nhất của ông. Nó được ví như bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc ta sau bài “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt. Tác phẩm có bố cục chặt chẽ, chia làm 4 phần. Phần 1: khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của Đại Việt. Phần 2: vạch trần âm mưu, thủ đoạn và hành động tàn bạo của quân giặc. Phần 3: nêu diễn biến của cuộc chiến đấu giữa ta và địch. Phần 4: Tuyên cáo chung để toàn dân biết thắng lợi trọng đại, khẳng định hòa bình trên toàn lãnh thổ và rút ra bài học lịch sử. Bài cáo thể hiện tinh thần yêu nước bất diệt và khẳng định chủ quyền của dân tộc ta sau cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.

Luyện tập

Trả lời

Câu 1 (trang 63 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Viết đoạn văn nối tiếp theo đoạn đã viết trên lớp.

Câu 2 (trang 63 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Bài văn tham khảo

 Chỉ hai tiếng “Kinh Bắc” thôi đã đủ gợi lại cho mỗi người Việt chúng ta một quá vãng đẹp, hào hùng có lúc đến bi tráng, một không gian xa mà vẫn biêng biếc gần gũi chan chứa yêu thương của dân tộc.

 Trên đầu, nghe vi vút tiếng bay ngựa sắt đưa Thánh Gióng về Trời, một ông Gióng đánh tan giặc xâm lược vừa xong đã trút bỏ giáp trụ mà đằng vân.

  Về phía Tây, dòng Tiêu Tương còn mãi mãi vẳng lên tiếng hát Trương Chi “Người thì thậm xấu” hẳn lời ca vẫn da diết yêu, ai oán nhớ, ta vẫn nghe dòng lệ Mị Nương ràn rụa rơi xuống chén gỗ bạch đàn như một điệu hồ cầm tiếc hận đằng đẵng và thương xót không cùng.

  Hãy tạm kể từ khi có một ông vua do Hòa thượng Lý Khánh Văn chùa Tiêu Sơn “nhặt” được ở một cái bọc ai đặt vào xó cổng chùa lúc chập tối, nhà sư mở bọc thấy một chú bé sơ sinh còn đỏ hỏn, đem về nuôi đến lớn khôn, dạy chú bé cả văn cả võ, đến năm chú 17 tuổi, hòa thượng đưa cậu con nuôi ấy vào Hoa Lư làm lính, trải hơn mười lăm năm đánh đông dẹp bắc, có đức độ lớn, tài năng và chí khí cao, người dũng sĩ anh hùng ấy đã được quân dân và các hiền sĩ, các tăng lữ tôn vinh lên ngôi nối nghiệp nhà Tiền Lê đã suy tàn do hôn quân bạo chúa Lê Ngọa Triều coi máu người như nước lã.

  Lý Thái Tổ mở đầu một triều đại, một thời kỳ quốc gia đủ mạnh, một chính thể đường bệ với rường muối vững vàng, có nền văn hóa văn minh và nhân văn cao đẹp rạng rỡ.

  Có thể nói Lý Công Uẩn là ông vua duy nhất trong lịch sử dân tộc được dân “bầu” lên, một bậc minh quân tài trí với đức độ của Phật Thích Ca, đã xây dựng nền dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Từ khi vua Lý rời đô từ Hoa Lư ra đến mép dòng sông lớn Hồng Hà đặt tên kinh đô là Thăng Long, vâng, chỉ tạm kể từ đó thôi, vùng Kinh Bắc đã được các triều đại kế tiếp (Trần, Hồ, Hậu Lê, Mạc, Lê Trung Hưng, Trịnh) gọi là “phên dậu của Kinh kỳ”.

0.07333 sec| 2460.211 kb