SOẠN VĂN 10 TẬP 1

Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Lý Bạch)

250 lượt xem
Soạn bài: “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng trang 143” - ngữ văn 10 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng trang 143” cực ngắn – Sytu.vn.

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Lý Bạch) phổ thông nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 144 SGK Ngữ văn 10 tập 1) Xác lập mối quan hệ giữa không gian, thời gian và con người trong bài thơ. Mối quan hệ ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh và tâm tình người đưa tiễn.

Trả lời

Bài thơ của Lý Bạch gần như chỉ thuần tả cảnh. Thế nhưng trong cảnh vẫn hiện lên đằm thắm cái tình. Sở dĩ có điều ấy là vì bài thơ có một sợi dây liên tưởng được tạo nên bởi những hình ảnh và những mối quan hệ chặt chẽ với nhau:

- Mối quan hệ không gian được tạo lập bởi ba hình ảnh: Lầu Hoàng Hạc (một thắng cảnh nổi tiếng, biểu tượng cho sự chia ly) - thành Dương Châu (nơi bạn nhà thơ sắp đến - một thắng cảnh đô hội phồn hoa). Ở giữa hai địa danh ấy là dòng Trường Giang rộng mênh mông và xa hun hút. Vậy nên dù Lý Bạch có tiễn bạn đến chốn phồn hoa thì buổi chia tay ấy cũng đâu có giấu được nỗi buồn. Lầu Hoàng Hạc đã gợi buồn, khoảng cách giữa mình với nơi bạn đến còn gợi buồn hơn.

- Mối quan hệ thời gian:"Tháng ba" - "mùa hoa khói". Đó là vào lúc "xuân vừa chín", sông Trường Giang nhộn nhịp hoa khói mùa xuân (hoa khói cũng tượng trưng cho sự phồn hoa của Dương Châu - nơi Mạnh Hạo Nhiên sắp đến). Cảnh vào lúc ấy tuy có gợi lên một chút nhộn nhịp nhưng vẫn không át được nỗi buồn lúc chia ly.

- Mối quan hệ con người: Tác giả chỉ dành giới thiệu qua hai chữ "cố nhân". Thế nhưng chỉ với hai chữ đó, tự nó đã gợi ra mối quan hệ gắn bó thân thiết từ lâu giữa bạn với nhà thơ.

Hai câu thơ đầu đã gợi nên bao nỗi bâng khuâng, xao xuyến, nỗi buồn thầm kín của đôi bạn phải xa nhau.Bạn xuôi dòng Trường Giang về Dương Châu là nơi phồn hoa đô hội, người ở lại cảm thấy lẻ loi, cô đơn. Cuộc chia tay diễn ra bên bờ sông, nhưng nhà thơ lại chọn nơi điểm cao để vọng theo bạn. Lên cao để nhìn xa, để nhìn theo bạn. Nỗi lưu luyến, nỗi buồn biệt ly như cùng mở ra trong không gian mênh mông. Đó chính là điểm hai câu trên với hai câu dưới để thành một chỉnh thể nghệ thuật hoàn chỉnh.

Câu 2
Câu 2 (trang 144 SGK Ngữ văn 10 tập 1) Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Mùa xuân trên dòng sông chắc chắn phải tấp nập, nhiều thuyền bè xuôi ngược, vì sao Lý Bạch chỉ thấy “cánh buồn lẻ loi” của “cố nhân”?

Trả lời

- Sông Trường Giang là một huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Vào mùa xuân hẳn phải có rất nhiều thuyền bè xuôi ngược. Vậy mà người đưa tiễn chỉ thấy có một cánh buồm đơn chiếc (cô Phàm) của cố nhân cứ dần dần lùi sâu vào nước xanh mênh mang thăm thẳm. Cái tình của Lý Bạch sâu sắc cũng là ở chỗ ấy. Tiễn bạn mà cứ nhìn chăm chăm vào bóng thuyền của bạn cho đến khi khuất hẳn ấy là tấm lòng đã định hướng cho đôi mắt. Người ra đi cô đơn, người đưa tiễn cũng cô đơn, bịn rịn, luyến lưu.

Câu 3
Câu 3 (trang 144 SGK Ngữ văn 10 tập 1) Cảm nhận tâm tình của thi nhân?

Trả lời

- Tâm tình của thi nhân đặc biệt thể hiện rõ trong câu thơ cuối:

Trông xa chỉ thấy dòng sông bên trời

Câu thơ chỉ gợi mà không tả: Trước mặt nhà thơ, trong ánh mắt nhà thơ con sông như cao dần lên hoà nhập vào với trời xanh, cảnh vật hiện ra trước mắt nhà thơ theo dòng tâm trạng.

Bạn đã đi xa, cánh buồm chỉ còn là “nền ảnh” thấp thoáng như hư, như thực. Tiếp theo đó là một dòng sông chảy vào cõi trời - một khoảng không xanh biếc, rợn ngợp. Tất cả những hình ảnh ấy đều góp phần diễn tả cái nhìn dõi trông, sự dùng dằng, lưu luyến của kẻ ở - người đi. Tâm trạng của tác giả - người ở lại trở nên bàng hoàng, hẫng hụt.

- Bài thơ đã thể hiện tình cảm sâu sắc, chân thành của hai nhà thơ thòi thịnh Đường. Qua bài thơ người đọc biết quý hơn tình cảm bạn bè - một tình cảm luôn tồn tại trong mọi thời đại.

Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Lý Bạch) ngắn nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 144 SGK Ngữ văn 10 tập 1) Xác lập mối quan hệ giữa không gian, thời gian và con người trong bài thơ. Mối quan hệ ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh và tâm tình người đưa tiễn.

Trả lời

Bài tập 1: Xác lập mối quan hệ

  • Không gian được mở ra bằng các địa danh lầu Hoàng Hạc, sông Trường Giang và Dương Châu, hình ảnh Lý Bạch đứng lặng người trên lầu Hoàng Hạc để nhìn theo bóng con thuyền đưa Mạnh Hạo Nhiên đến Dương Châu, băng qua dòng Trường Giang mênh mông, rộng lớn. Không gian như được mở ra bốn phía, tầm mắt như không có điểm dừng khiến cho nỗi buồn của thi sĩ được nhân lên gấp bội.
  • Thời gian: vào tháng ba - mùa hoa khói. Thời điểm Mạnh Hạo Nhiên và Lý Bạch chia tay ở lầu Hoàng Hạc là khi mùa xuân vẫn đang hiện hữu với những làn khói sóng trên sông, là hình ảnh biểu trưng cho cuộc sống phồn hoa, sung túc ở chốn đô thị Dương Châu. 
  • "cố nhân" - người bạn tri âm, tri kỉ đã từng gắn bó và thân thiết với nhau nay đã phải chia tay để đến một vùng đất mới.

=> Bức tranh đẹp, thơ mộng với làn khỏi sóng quấn quít, vấn vương trên sông Trường Giang và cả cái nhộn nhịp của thuyền bè qua lại tập nập, của cảnh đẹp nổi tiếng Hoàng Hạc Lâu nhưng cũng không đủ để làm vơi đi nỗi buồn trong lòng của tác giả. Bởi, khung cảnh ấy ghi dấu cuộc chia li giữa ông và người bạn thân thiết nhất của mình - Mạnh hạo Nhiên

Câu 2
Câu 2 (trang 144 SGK Ngữ văn 10 tập 1) Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Mùa xuân trên dòng sông chắc chắn phải tấp nập, nhiều thuyền bè xuôi ngược, vì sao Lý Bạch chỉ thấy “cánh buồn lẻ loi” của “cố nhân”?

Trả lời

II. Soạn bài siêu ngắn: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng 

Bài tập 2: Lí Bạch lại chỉ thấy "cánh buồm lẻ loi". Đó cũng là điều dễ hiểu bởi trong lòng người thi sĩ ấy hiện giờ chỉ tồn tại một nỗi bận tâm duy nhất đó là người bạn thân thiết nhất của mình. Hình ảnh "cô phàm" thể hiện sự lưu luyến, nhớ thương của người ra đi với người ở lại, vừa thể hiện được nỗi buồn thương, hụt hẫng khi nhìn hình bóng của bạn khuất dần ở phía cuối chân trời. 

Câu 3
Câu 3 (trang 144 SGK Ngữ văn 10 tập 1) Cảm nhận tâm tình của thi nhân?

Trả lời

Bài tập 3: Cảm nhận tâm tình của thi nhân.

Thiên nhiên đang ở mùa xuân, mùa mà tiết trời đang đẹp nhất, khói sóng trên sông khiến cho không gian như được khoác lên một lớp sương mù mờ ảo. Thi nhân đứng đó, ánh mắt xa xăm nhìn về con thuyền của bạn. Bầu trời và dòng sông ở tít tận phía xa kia như hòa vào và gặp nhau tại một điểm cũng giống như nỗi lòng của nhà thơ. Cả bài thơ chỉ có duy nhất một từ "cố nhân", còn lại chỉ là tả cảnh nhưng người ta vẫn thấy một cảm xúc trào dâng trong trái tim của người ở lại. Người đã đi xa khuất bóng, ánh mắt nhà thơ đành bất lực trước cõi không vô tận đã che khuất người bạn. Còn cảnh vật trong không gian cũng vì thế mà nhuốm màu tâm trạng. Dù có vui vẻ, nhộn nhịp và tấp nập, dù cảnh có đẹp đẽ thơ mộng thì trong con mắt của một người vừa mới tiễn người bạn thân nhất của mình đi xa, cũng không thể nào đẹp hơn!

Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Lý Bạch) hay nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 144 SGK Ngữ văn 10 tập 1) Xác lập mối quan hệ giữa không gian, thời gian và con người trong bài thơ. Mối quan hệ ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh và tâm tình người đưa tiễn.

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 2
Câu 2 (trang 144 SGK Ngữ văn 10 tập 1) Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Mùa xuân trên dòng sông chắc chắn phải tấp nập, nhiều thuyền bè xuôi ngược, vì sao Lý Bạch chỉ thấy “cánh buồn lẻ loi” của “cố nhân”?

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 3
Câu 3 (trang 144 SGK Ngữ văn 10 tập 1) Cảm nhận tâm tình của thi nhân?

Trả lời

Đang cập nhật ...!
0.47755 sec| 2418.797 kb