Soạn văn Lớp 10

Soạn bài Khái quát lịch sử Tiếng Việt

218 lượt xem
Soạn bài: “Khái quát lịch sử tiếng việt trang 33 sgk” - ngữ văn 10 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Khái quát lịch sử tiếng việt trang 33 sgk” cực ngắn – Sytu.vn.

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Khái quát lịch sử Tiếng Việt phổ thông nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 40 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Hãy tìm ví dụ để minh hoạ cho các biện pháp Việt hoá từ ngữ Hán được vay mượn đã nêu trong bài.

Trả lời

Ví dụ minh họa cho các biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán được vay mượn đã nêu trong bài:

- Giữ nguyên về nghĩa, chỉ khác cách đọc: tâm, đức, tài, độc lập, hạnh phúc…

- Rút gọn: thừa trần -> trần; lạc hoa sinh -> củ lạc.

- Đảo vị trí các yếu tố: nhiệt náo -> náo nhiệt; thích phóng -> phóng thích.

- Đổi khác nghĩa: phương phi (hoa cỏ thơm tho) -> béo tốt; bồi hồi (đi đi lại lại) -> bồn chồn, xúc động; đinh ninh (dặn dò) -> yên chí, tin chắc là.

- Sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt: đan tâm -> lòng son; cửu trùng -> chín lần.

Câu 2
Câu 2 (trang 40 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Anh (chị) cho biết cảm nhận của mình về những ưu điểm của chữ quốc ngữ với tư cách là công cụ phụ trợ của tiếng Việt.

Trả lời

Những ưu điểm của chữ quốc ngữ:

- Chữ quốc ngữ đơn giản về hình thức kết cấu.

- Giữa chữ và âm, giữa cách viết và cách đọc có sự phù hợp ở mức độ khá cao.

- Chỉ cần học thuộc bảng chữ cái và cách ghép vần là có thể đọc được tất cả mọi từ trong tiếng Việt.

Câu 3
Câu 3 (trang 40 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Hãy tìm thêm ví dụ để minh hoạ cho ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học đã nêu trong bài.

Trả lời

Trước hết cần thống kê những thuật ngữ có trong một số bài học thuộc các bộ môn khoa học tự nhiên, sau đó tìm các ví dụ phù hợp với ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học:

- Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương tây: Base --> ba zơ (ba-dơ);

- Vay mượn thuật ngữ khoa học, kỹ thuật qua tiếng Trung Quốc: bán dẫn

- Đặt thuật ngữ thuần Việt (dịch ý hoặc sao phỏng): giống loài (thay cho chủng loại),âm kép, âm rung, máy tính, cà vạt, cà phê...

Soạn bài Khái quát lịch sử Tiếng Việt ngắn nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 40 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Hãy tìm ví dụ để minh hoạ cho các biện pháp Việt hoá từ ngữ Hán được vay mượn đã nêu trong bài.

Trả lời

Bài tập 1:  Ví dụ minh họa cho các biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán được vay mượn đã nêu trong bài:

  • Việt hóa mặt âm đọc, còn vay mượn trọn vẹn những mặt khác: nhân, quốc, sơn, hà, học tập, cách mạng…
  • Rút gọn: lạc hoa sinh " (củ) lạc…
  • Đổi nghĩa: đinh ninh (dặn dò) " yên chí, tin chắc…
  • Dịch nghĩa, sao phỏng: hồng nhan" má hồng…
  • Ghép tiếng thành từ: sản xuất (Hán + Hán), bồi đắp (Hán + Việt)
Câu 2
Câu 2 (trang 40 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Anh (chị) cho biết cảm nhận của mình về những ưu điểm của chữ quốc ngữ với tư cách là công cụ phụ trợ của tiếng Việt.

Trả lời

II. Soạn bài siêu ngắn: Khái quát lịch sử tiếng việt

Bài tập 2: Anh (chị) hãy cho biết cảm nhận của mình về những ưu điểm của 

  • Chữ quốc ngữ với tư cách là công cụ phụ trợ của tiếng Việt, đơn giản về hình thức kết cấu, thuận tiện dễ viết, dễ đọc, có tác dụng giúp cho việc phổ cập tiếng Việt được nhanh chóng, quá trình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp không gặp khó khăn, có khả năng thúc đẩy các lĩnh vực khác của đời sống xã hội phát triển.
Câu 3
Câu 3 (trang 40 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Hãy tìm thêm ví dụ để minh hoạ cho ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học đã nêu trong bài.

Trả lời

Bài tập 3: Ví dụ để minh họa cho 3 cách thức đặt thuật ngữ khoa học:

  • Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương tây: Base --> ba zơ (ba-dơ); cosin --> cô-sin; container --> công-te-nơ; laser --> la-de; logicstics --> Lô-gi-stíc ...
  • Vay mượn thuật ngữ khoa học, kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc: bán dẫn, biến trở, nguyên sinh, côn trùng học, đa bội ...
  • Đặt thuật ngữ thuần Việt (dịch ý hoặc sao phỏng): giống loài (thay cho chủng loại), âm kép, âm rung, máy tính, cà vạt, cà phê ... 

Soạn bài Khái quát lịch sử Tiếng Việt hay nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 40 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Hãy tìm ví dụ để minh hoạ cho các biện pháp Việt hoá từ ngữ Hán được vay mượn đã nêu trong bài.

Trả lời

 1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước.

- Tiếng Việt thuộc dòng Môn - Khmer, họ Nam á .

- Tiếng Việt có quan hệ cội nguồn, họ hàng  với Tiếng Mường, tiếng Khmer, quan hệ tiếp xúc với tiếng Thái, tiếng Hán.

 2. Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.

a. Thời bắc thuộc.

- Tiếng Việt phát triển chậm, bởi Tiếng Hán lưu truyền vào Đại Việt và là ngôn ngữ chính thống trong giao tiếp.

b. Thời kì chống bắc thuộc:

- Tiếng Việt được bảo tồn và phát triển bằng cách Việt hóa tiếng Hán:

+  Vay mượn:

- Vay mượn nhiều từ ngữ Hán cổ qua khẩu ngữ: " đầu, gan, ghế, cưỡi, gấm, ông, bà cậu....."

- Chỉ việt hoá về âm còn giữ nguyên ý nghĩa và kết cấu.

- Rút gọn: " Thừa trần = trần, lạc hoa sinh = lạc...."

- Đảo vị trí các yếu tố trong từ ghép: "Nhiệt náo = náo nhiệt, thích phóng = phóng thích,...."

+ Phương thức chuyển nghĩa khi sử dụng: Sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng việt, chuyển đổi sắc thái tu từ khi dùng trong tiếng việt:

 + Mở rộng phạm vi sử dụng.

 3. Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ.

- Thế kỉ XV, nho học dần dần được đề cao và giữ vị trí độc tôn.

- Việc học ngôn ngữ và văn tự Hán được đẩy mạnh. Một nền văn chương chữ Hán mang  sắc thái Việt Nam được hình thành và phát triển.

- Tiếng Việt trưởng thành và phát triển bằng cách:

 + Vay mượn từ ngữ Hán theo hướng Việt hoá.

 + Một hệ thống chữ viết được xây dựng nhằm ghi lại tiếng Việt, đó là chữ Nôm.

=> Tiếng Việt ngày càng khẳng định được ưu thế của mình trong sáng tác thơ văn.

 4. Tiếng Việt thời kỳ Pháp thuộc.

- Tiếng Việt vẫn tiếp tục bị chèn ép, ngôn ngữ ngoại giao, hành chính là tiếng Pháp.

- Tiếng Việt pháp triển bằng cách:

 + Tiếp tục sử dụng từ Hán Việt.

 + Mượn từ gốc Pháp: Xà phòng, cao su, ẩn số, hàm số, phương, căn...

 + Dùng hệ thống chữ viết mới được xây dựng: Chữ quốc ngữ.

=> Tiếng Việt ngày càng trở nên tinh tế và đa dạng hơn khi có cơ hội tiếp nhận những ảnh hưởng tích cực của văn học Pháp. Nền văn học Việt hiện đại được hình thành và phát triển: Thơ mới. nhóm bút tự lực văn đoàn....

5. Tiếng việt từ  sau cách mạng tháng tám - 1945.

- Tiếng Việt giành lại được địa vị xứng đáng

của mình. Thay thế hoàn toàn tiếng Pháp trong các lĩnh vực hoạt động chính trị văn hoá khoa học...

- Xây dựng một hệ thống thuật ngữ khoa học, chuẩn hoá tiếng Việt:

+ Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương tây: sin, cô- sin, tang, cô- tang, véc tơ, am - pe, acide = a xít....

 + Vay mượn thuật ngữ khoa học- kĩ thuật qua tiếng trung quốc: ngôn ngữ, văn học, chính trị, vị ngữ, cú pháp, trung tuyến, phân giác, chữ nhật, bán kính, tâm điểm.....

 + Đặt thuật ngữ thuần việt: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt, đường chéo, đường tròn....

- Là ngôn ngữ của quốc gia Việt Nam.

Câu 2
Câu 2 (trang 40 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Anh (chị) cho biết cảm nhận của mình về những ưu điểm của chữ quốc ngữ với tư cách là công cụ phụ trợ của tiếng Việt.

Trả lời

A. Chữ nôm:

 -  Hình thành thế kỷ VIII - IX, được sử dụng thế kỷ XIII.

- Cấu tạo: Đặt theo mấy cách chính:

 + Mượn nguyên chữ Hán để làm chữ Nôm.

+ Mượn các yếu tố có sẵn của chữ Hán ghép lại để tạo chữ Nôm.

 => Chữ nôm ra đời, nền văn học viết bằng tiếng nói của dân tộc được hình thành và phát triển. Đầu thế kỉ XX khi chữ quốc ngữ ra đời thì chữ Nôm kết thúc vai trò lịch sử của mình.

B. Chữ quốc ngữ.

- Giữa thế kỉ XVI, giáo sĩ người âu  là A Lếch San Đơ Rốt  đến Việt Nam truyền đạo,dùng chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt phục vụ cho việc truyền đạo. Đến thế kỉ XVII mới thống nhất.

- Sau cách mạng tháng tám chữ quốc ngữ được dùng làm ngôn ngữ giao tiếp của quốc gia Việt Nam.

Câu 3
Câu 3 (trang 40 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Hãy tìm thêm ví dụ để minh hoạ cho ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học đã nêu trong bài.

Trả lời

Câu 1 (trang 40 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

 Những từ ngữ Hán vay mượn đã được Việt hóa:

+ Nam → trai

+ Nữ → gái

+ Phụ nữ → đàn bà

+ lão phu → ông già

+ Lão phụ → bà già

 Một số ví dụ minh họa cho các biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán được vay mượn:

- Việt hoa theo hình thức sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt: Bô lão thành người cao tuổi, cẩm thạch thành đá hoa, chi lưu thành sông nhánh, ái quốc thành yêu nước.

- Việt hóa theo kiểu rút gọn, đảo lại vị trí, thay đổi yếu tố: Chính đại quang minh thành quang minh chính đại,chính thị thành đích thị, diệp lục tố thành diệp lục, dương dương tự đắc thành tự đắc,…

Câu 2 (trang 40 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Ưu điểm của chữ quốc ngữ

+ Chép âm thành từ. Ví dụ [/l// a//m]2 làm rất thuận tiện, đơn giản.

+ Tạo từ mới

Ví dụ:

lơ → lơ mơ

Lơ → lơ thơ

Lơ → lờ lợ

Lơ → Lơ tha lơ thơ

+ Thay thế từ Hán đã Việt hóa

Đồng → cùng

Mãn nguyện → vừa lòng, thỏa lòng

Mãn hạn → đủ hạn, hết hạn

Mãn khóa → hết khóa học

Mãn kiếp → hết kiếp

Mãn nguyệt khai hoa → đủ tháng nở hoa, đến tháng sinh nở

Mãn phục → hết tang

Mãn ý → vừa ý, vừa lòng.

 Các ưu điểm của chữ quốc ngữ: đơn giản, thuận tiện, dễ viết, dễ đọc. Những ưu điểm này giúp cho việc phổ cập tiếng Việt được nhanh chóng,, thúc đẩy các lĩnh vực khác của đời sống xã hội phát triển.

Câu 3 (trang 40 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

 Ba cách thức xây dựng thuật ngữ khoa học

a. Phiên âm thuật ngữ khoa học phương tây.

Gọi tên các chất:

- H2SO4 → axít sun-phu-rích

- HCL → axít cờ-lo-hi-đờ–rích

Gọi tên đồ vật:

- Pê-đan → bàn đạp

- Gác-đờ-xen → chắn xích

- Gác-đờ–bu → chắn bùn

- Xa-phon → xà phòng.

b. Qua tiếng Trung Quốc

- Sinh tử → sống chết

- Kiểm lâm → bảo vệ rừng

- Môi sinh → môi trường sống

c. Đặt thuật ngữ thuần Việt

- Vùng trời → thay cho không phận

- Vùng biển → thay cho hải phận

- Đưa đồ lễ viếng → thay cho phúng

- Chăm sóc, nuôi dưỡng → thay cho phụng dưỡng

 *) Ví dụ minh họa cho ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học:

- Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây: Base → Bazơ, cosin → côsin, laser → la–de.

- Vay mượn thuật ngữ khoa học, kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc: bán dẫn, biến trở, nguyên sinh, côn trùng học, đa bội,…

- Đặt thuật ngữ thuần Việt: giống loài (thay cho chủng loại), âm khép, âm rung, máy tính, cà vạt, giấy chứng minh (thay cho chứng minh thư),…

0.05165 sec| 2412.117 kb