Soạn bài Gió lạnh đầu mùa phổ thông nhất
Chuẩn bị 1
Câu 1 (trang 19, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đọc trước truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Thạch Lam.
Trả lời
Phương pháp giải
Phương pháp giải:Đọc trước văn bản và tìm hiểu về tác giả.
>
- Thạch Lam (1910 – 1942) sinh ra và học tập tại Hà Nội nhưng thuở nhỏ sống ở phố huyện Cẩm Giàng - Hải Dương.
- Sau khi đỗ Tú tài, ông thôi học về làm báo với anh và gia nhập Tự lực văn đoàn.
- Là người thông minh, trầm tĩnh, điềm đạm, đôn hậu và rất tinh tế
- Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật.
- Cốt truyện đơn giản thuộc hoặc không có cốt truyện.
- Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật.
- Có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.
- Ông để lại các tác phẩm tiêu biểu như: “Gió đầu mùa” (1937), “Nắng trong vườn” (1938), “Sợi tóc” (1942), “Ngày mới” (1939), “Theo dòng” (1941), “Hà Nội ba sáu phố phường” (1943), ...
Chuẩn bị 2
Câu 2 (trang 19, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tìm đọc, ghi lại một vài ý kiến phân tích, đánh giá về chất thơ trong truyện ngắn này của nhà văn Thạch Lam.
Trả lời
Phương pháp giải
Phương pháp giải:Tìm hiểu qua sách báo, inteet, ghi lại một vài ý kiến về truyện ngắn trữ tình, giàu chất thơ của nhà văn Thạch Lam
>
- Nhà văn Nguyễn Tuân: “Truyện ngắn Hai đứa trẻ có một hương vị thật là man mác. Nó gợi một nỗi niềm về quá vãng đồng thời cũng gióng lên một cái gì còn là còn ở trong tương lai. Đọc “Hai đứa trẻ’’ thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín”
- Nhà văn Vũ Ngọc Phan: “Ngay trong tác phẩm đầu tay (Gió đầu mùa), người ta đã thấy Thạch Lam đứng vào một phái riêng...Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp... Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy...”
Chuẩn bị 3
Câu 3 (trang 19, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đã có lần nào em cho hoặc tặng bạn một món quà mà chưa xin phép bố mẹ? Câu chuyện sau đó như thế nào? Hãy nhớ lại và chuẩn bị để chia sẻ trước lớp (nếu có)
Trả lời
Phương pháp giải
Phương pháp giải:Trả lời theo trải nghiệm của bản thân.
>
Em đã tặng cho người bạn cùng lớp của em một chiếc bút rất đẹp bởi vì bạn em không có đủ tiền mua một chiếc bút mới, chiếc bút đó là món quà mà bố tặng em nhân dịp sinh nhật. Khi bố em phát hiện ra, ông đã rất buồn và hỏi em lí do. Em thành thật kể lại câu chuyện với bố và bố em đã rất vui vì em biết sẻ chia với những người xung quanh
đọc hiểu 1
Câu 1 (trang 19, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đọc hiểu 1 Những chi tiết nào cho thấy trời rất lạnh?
Trả lời
Phương pháp giải
Phương pháp giải:Chú ý đoạn “Nhìn ra ngoài sân” … “vì rét”
>
Những chi tiết cho thấy trời rất lạnh: đất khô trắng; trời không u ám, toàn một màu trắng đục; mọi người mặc áo rét; những cây lan trong chậu, lá rung động sắt lại vì rét;...
đọc hiểu 2
Câu 2 (trang 21, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đọc hiểu 2 Tại sao lũ trẻ thấy chị em Sơn thì tỏ ra vui mừng nhưng không dám vồ vập?
Trả lời
Phương pháp giải
Phương pháp giải:Chú ý đoạn “Đến cuối chợ” … “các em họ của Sơn”
>
Lũ trẻ muốn ngắm nghía bộ quần áo mới của chị em Sơn những vì lo sợ sự nghèo hèn của mình nên không dám lại gần. Khi chị em Sơn đã có áo ấm mặc thì lũ trẻ vẫn ăn mặc như thường ngày và phải chịu cái rét cắt da, cắt thịt.
đọc hiểu 3
Câu 3 (trang 21, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đọc hiểu 3 Các câu đối thoại ở đây cho thấy thái độ gì của bọn trẻ?
Trả lời
Phương pháp giải
Phương pháp giải:Chú ý đoạn “Thằng Xuân đến mó vào” … “Lại đây chơi với tôi”
>
Các câu đối thoại cho thấy sự hiếu kỳ của lũ trẻ về bộ quần áo của Sơn, bởi với chúng những bộ quần áo thế này rất đắt tiền và chỉ có thể mua ở Hà Nội.
đọc hiểu 4
Câu 4 (trang 22, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đọc hiểu 4 Hoàn cảnh của Hiên thế nào?
Trả lời
Phương pháp giải
Phương pháp giải:Chú ý đoạn “Sơn bây giờ mới chợt nhớ” … “Để chị về lấy”
>
Hoàn cảnh của Hiên: nhà nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc, không có tiền mà sắm áo, Hiên chỉ có một chiếc áo rách mặc trong thời tiết giá rét.
đọc hiểu 5
Câu 5 (trang 22, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đọc hiểu 5 Tại sao Sơn thấy “ấm áp vui vui”?
Trả lời
Phương pháp giải
Phương pháp giải:Chú ý đoạn “Sơn bây giờ mới chợt nhớ” … “vui vui”
>
Sơn cảm thấy ấm áp vui vui vì đã có thể giúp đỡ được cho Hiên - người bạn của bé Duyên, em gái của Sơn. Chị em Sơn muốn tặng cho Hiên một chiếc áo ấm để Hiên không bị lạnh.
đọc hiểu 6
Câu 6 (trang 22, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đọc hiểu 6 Tâm trạng lo sợ của hai chị em Sơn được thể hiện qua những chi tiết nào?
Trả lời
Phương pháp giải
Phương pháp giải:Đọc kĩ lời đối thoại của hai chị em Sơn trong phần (3)
>
Tâm trạng lo sợ của hai chị em Sơn được thể hiện qua những chi tiết: Sơn lo quá, sắp ăn bỏ bữa, đứng dậy, van; hai chị em Sơn đi tìm Hiên đòi lại áo; hai chị em đổ lỗi cho nhau về chiếc áo khi không tìm thấy Hiên.
đọc hiểu 7
Câu 7 (trang 23, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đọc hiểu 7 Vì sao chị em Sơn cho cái áo ấy lại có thể bị mẹ mắng?
Trả lời
Phương pháp giải
Phương pháp giải:Đọc kĩ văn bản.
>
Vì chiếc áo ấy là chiếc áo của bé Duyên - em gái của Sơn, Duyên đã mất từ nhiều năm trước nên chiếc áo là kỷ vật quý giá của bé Duyên mà mẹ Sơn giữ gìn, việc cho đi chiếc áo mà không hỏi ý kiến của mẹ làm hai chị em Sơn lo sợ.
đọc hiểu 8
Câu 8 (trang 23, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đọc hiểu 8 Câu nói của mẹ Hiên thể hiện điều gì?
Trả lời
Phương pháp giải
Phương pháp giải:Đọc kĩ câu nói của mẹ Hiên.
>
Câu nói của mẹ Hiên thể hiện rằng bà là một người có lòng tự trọng, dù nghèo khó, không thể mua áo mới cho con nhưng bà không tham lam. Khi thấy con mặc chiếc áo của bé Duyên, mẹ của Hiên đã dắt con gái sang trả lại chiếc áo ấy.
đọc hiểu 9
Câu 9 (trang 23, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đọc hiểu 9 Kết thúc truyện có gì bất ngờ?
Trả lời
Phương pháp giải
Phương pháp giải:Đọc kĩ phần kết của truyện.
>
Hai chị em Sơn không bị mắng như đã nghĩ mà được mẹ âu yếm trong lòng. Mẹ con Hiên cũng được mẹ Sơn cho vay tiền để may áo ấm cho Hiên.
Ch cuối bài 1
Câu 1 (trang 24, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
CH cuối bài 1 Hãy tóm tắt nội dung chính của truyện Gió lạnh đầu mùa. Xét về cốt truyện, văn bản Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) và Tôi đi học (Thanh Tịnh) có gì giống nhau?
Trả lời
Phương pháp giải
Phương pháp giải:Đọc kĩ văn bản và tóm tắt các nội dung chính.
>
“Gió lạnh đầu mùa” kể về một buổi sáng mùa đông đến bất ngờ, mẹ và chị Lan đã thức dậy từ sớm, mặc áo ấm cả. Đến khi Sơn tỉnh giấc, cậu được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Sau đó chị em Sơn ra ngoài chơi, bộ quần áo của hai chị em Sơn khiến lũ trẻ ngoài trong xóm không khỏi hiếu kì và ngưỡng mộ, bởi lẽ chính chúng cũng không có quần áo rét để mặc trong thời tiết giá rét. Bỗng nhiên, Lan nhìn thấy cô bé Hiên đứng cách đó không xa, chỉ mặc một manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Biết được sự tình, chị em Sơn động lòng thương. Sơn đã nói với chị Lan đem chiếc áo của em Duyên đến cho Hiên mặc. Đến khi về nhà, Lan và Sơn nghe người vú già nói mẹ đã biết chuyện. Cả hai lo lắng, sợ sệt nên đã chạy sang nhà Hiên đòi lại áo nhưng không có ai ở nhà. Đến khi Sơn và Lan về nhà đã thấy mẹ con Hiên đem áo đến trả. Mẹ Sơn biết rõ mọi chuyện, liền cho mẹ Hiên vay năm hào về may áo cho con. Khi họ ra về, mẹ Sơn nhẹ nhàng, âu yếm ôm hai con vào lòng mà bảo: “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta, không sợ mẹ mắng ư?”.
- Xét về cốt truyện, văn bản Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) và Tôi đi học (Thanh Tịnh) có điểm giống nhau là:
+ Đều kể lại sự việc giản dị, gần gũi, đời thường
+ Có những dòng cảm xúc, diễn biến tâm trạng khác nhau của nhân vật
Ch cuối bài 2
Câu 2 (trang 24, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
CH cuối bài 2 Những chi tiết nào trong truyện giúp em hình dung ra bối cảnh chị em Sơn cho chiếc áo bông? Bối cảnh ấy cho em biết gì về cuộc sống được miêu tả trong truyện?
Trả lời
Phương pháp giải
Phương pháp giải:Đọc kĩ văn bản, chú ý các chi tiết miêu tả bối cảnh chị em Sơn cho chiếc áo bông
>
- Những chi tiết trong truyện giúp em hình dung ra bối cảnh chị em Sơn cho chiếc áo bông: lũ trẻ ăn mặc không khác với ngày thường, run lên vì rét, môi chúng tím lại, da thịt thâm đi; Hiên đứng co ro bên cột quán, trên người chỉ mặc một chiếc áo rách tả tơi hở cả lưng và tay;...
- Bối cảnh này cho thấy cuộc sống nghèo khổ của những gia đình lao động nơi miền quê nghèo trong thời kì này, sự đủ đầy của chị em Sơn hoàn toàn đối lập với sự thiếu thốn thảm thương của lũ trẻ hàng xóm.
Ch cuối bài 3
Câu 3 (trang 24, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
CH cuối bài 3 Phân tích diễn biến tâm trạng của Sơn trước và sau khi cho chiếc áo. Chi tiết nào làm em chú ý và xúc động nhất? Vì sao?
Trả lời
Phương pháp giải
Phương pháp giải:Chú ý các chi tiết miêu tả tâm trạng của Sơn trước và sau khi cho chiếc áo ở phần (2)
>
- Trước khi cho chiếc áo: Sơn động lòng thương trước hoàn cảnh của Hiên và nhớ về em Duyên ngày trước vẫn hay chơi đùa cùng Hiên→ một ý nghĩ tốt thoáng qua.
- Sau khi cho chiếc áo: Sơn cảm thấy ấm áp vui vui.
Chi tiết làm em chú ý xúc động nhất là lúc hai chị em Sơn quyết định mang cho Hiên chiếc áo của bé Duyên, chi tiết ấy cho thấy hai chị em Sơn là những đứa trẻ tốt bụng, có lòng thương xót với những người bất hạnh hơn mình.
Ch cuối bài 4
Câu 4 (trang 24, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
CH cuối bài 4 Nhận xét về thái độ và cách ứng xử của hai bà mẹ (mẹ Sơn và mẹ Hiên) trong phần cuối của truyện. Theo em, vì sao mẹ Sơn lại không hài lòng khi chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông ấy?
Trả lời
Phương pháp giải
Phương pháp giải:Đọc kĩ phần (3) và nhận xét thái độ của hai người mẹ.
>
Thái độ và cách ứng xử của mẹ Sơn thể hiện sự điềm tĩnh, quan tâm và yêu thương đối với người khác. Biết mẹ Hiên là một người có lòng tự trọng mẹ Sơn đã giúp đỡ bằng cách cho vay tiền để mẹ Hiên không cảm thấy bị xúc phạm và khó xử.
Thái độ và cách ứng xử của mẹ Hiên cho thấy bà là một người có lòng tự trọng, không tham lam thứ không phải là của mình nhưng cũng vô cùng yêu thương con.
Mẹ Sơn không hài lòng khi hai chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông vì chiếc áo ấy là kỉ vật của em Duyên, hai chị em Sơn chưa hỏi ý kiến của mẹ mà đã tự ý đem đi cho.
Ch cuối bài 5
Câu 5 (trang 24, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
CH cuối bài 5 Có người cho rằng, truyện Gió lạnh đầu mùa chỉ có ý nghĩa đơn giản là việc cho chiếc áo bông cũ. Em có đồng ý không? Vì sao? Theo em, truyện ngắn này có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời
Phương pháp giải
Phương pháp giải:Dựa vào hiểu biết cá nhân đưa ra ý kiến và lí giải hợp lí
>
Em không đồng ý. Câu chuyện này không chỉ mang ý nghĩa đơn giản là việc cho chiếc áo bông cũ mà nó còn truyền tải thông điệp yêu thương, nhân văn, nhân đạo cao cả. Hành động cho đi chiếc áo đã thể hiện được tình yêu thương con người đáng quý của hai đứa trẻ. Đồng thời ta còn thấy được những phẩm chất tốt đẹp của hai người mẹ qua cách hành xử với con mình.
Ch cuối bài 6
Câu 6 (trang 24, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
CH cuối bài 6 Vẻ đẹp của truyện Gió lạnh đầu mùa không chỉ hiện lên qua hình thức (câu chữ, hình ảnh,…) mà còn ở tình cảm trong sáng của những tấm lòng nhân hậu bao dung. Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 câu) làm rõ điều đó.
Trả lời
Phương pháp giải
Phương pháp giải:Viết đoạn văn làm rõ nhận xét.
>
Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” của tác giả Thạch Lam là tác phẩm không chỉ mang vẻ đẹp hình thức mà còn mang vẻ đẹp về tình cảm trong sáng của những tấm lòng nhân hậu bao dung. Mở đầu câu chuyện ta thấy hình ảnh của gia đình Sơn hiện lên đủ đầy và ấm cúng. Thế nhưng trái ngược hoàn toàn với sự đủ đầy ấy lại là sự thiếu thốn của những đứa trẻ hàng xóm. Trong cái ngày lạnh bất ngờ ấy, lũ trẻ run rẩy trong những manh áo rét, đặc biệt là cái Hiên với chiếc áo rách tả tơi. Từng câu chữ được sử dụng trong tác phẩm đã góp phần tạo nên những hình ảnh rõ nét về nông thôn Việt Nam thế kỉ trước. Bên cạnh đó ta còn thấy được thông điệp nhân đạo mà tác giả gửi gắm qua hành động ấm áp của hai chị em Sơn. Tuy còn nhỏ nhưng hai chị Sơn đã biết động lòng trước những hoàn cảnh khó khăn, sẵn sàng cho đi mà không màng tới hậu quả. Đó cũng chính là chi tiết sáng giá làm nên sự ấm áp giữa người với người. Ngoài ra chi tiết người mẹ bao dung cho lỗi làm của hai chị em cũng là một tình tiết đắt giá. Cách cư xử của người mẹ khi các con mắc lỗi cho thấy tấm lòng bao dung mà người mẹ dành cho những đứa con của mình. Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” là một bức tranh ấm áp tình người được vẽ lên bới ngôn từ, hình ảnh và tấm lòng của nhà văn với con người.