Soạn văn Lớp 9

Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Mác-két

557 lượt xem
Soạn bài: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Ngữ văn lớp 9 tập 1 Chi tiết nhất - Ngắn gọn nhất - Dài nhất - Mới nhất. Nhằm giúp học sinh chuẩn bị bài, hiểu bài tốt hơn trước giờ lên lớp. Soạn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình cực ngắn - sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Mác-két phổ thông nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 20SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
Hãy nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản

Trả lời

Trong văn bản này, tác giả Mác-két đưa ra hai luận điểm cơ bản:

Luận điểm 1: Nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân và những chi phí rất tốn kém từ chương trình hạt nhân.

Dưới đây là những luận cứ chứng minh cho luận điểm này:

  • Số lượng vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ tại các quốc gia trên thế giới có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh
  • Việc chạy đua vũ khí hạt nhân sẽ làm mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn của con người trên mọi phương diện

Luận điểm 2: Kêu gọi nhân loại hãy đứng lên đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn nguy cơ và xoá bỏ chiến tranh hạt nhân.

Để làm rõ luận điểm này, tác giả đã sử dụng ba luận cứ:

  • Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lý trí của loài người, đi ngược lại với quy luật phát triển của tự nhiên.
  • Sự quý giá của một cuộc sống phát triển bình thường, từ đó có các biện pháp đề phòng nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra.
  • Lên án những kẻ vì tham vọng chính trị mà dẫn nhân loại đến thảm họa hạt nhân.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 20 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
Trong đoạn đầu văn bản, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận như thế nào?

Trả lời

Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể thông qua cách lập luận ấn tượng và thuyết phục bằng các biện pháp nghệ thuật nêu số liệu và giải thích trong văn bản thuyết minh:

- Thời gian cụ thể của thông tin là ngày 8/8/1986 với số liệu cụ thể là khoảng 50000 đầu đạn hạt nhân được tích trữ ở nhiều quốc gia trên thế giới

- Giải thích và đưa ra cảnh báo cho loài người: Mỗi người như đang ngồi trên 4 tấn thuốc nổ và chúng có khả năng huỷ diệt 12 lần toàn bộ sự sống trên Trái Đất, tàn phá tất cả các hành tinh trong hệ Mặt Trời cộng thêm bốn hành tinh khác nữa

 

Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 20 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Sự tốn kém và tính chất vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cứ nào?

Trả lời

Những lý lẽ chứng minh lập luận chạy đua vũ trang là một sự tốn kém và phi lí, làm con người mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn bao gồm:

- Dẫn chứng về chương trình không thực hiện được của UNICEF vì thiếu kinh phí;

- Dẫn chứng về y tế: Tiền làm 10 sân bay hạt nhân có thể cứu 1 tỷ người mắc bệnh sốt rét 

- Dẫn chứng về giải quyết nạn đói: Cũng với tiền làm 10 sân bay mang vũ khí hạt nhân trên, còn cứu thêm được 14 triệu trẻ em đang bị đói nghèo.

- Dẫn chứng về giáo dục: Chỉ với chi phí sản xuất 2 chiếc tàu ngầm vũ khí hạt nhân cũng đủ để xóa mù chữ khắp thế giới.

 

Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 20 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
Vì sao có thể nói: Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa? Em có suy nghĩ gì trước cảnh báo

Trả lời

- Tác giả đã cảnh báo loài người về nguy cơ huỷ diệt vong nếu tiếp tục nghiên cứu và chạy đua vũ trang hạt nhân.Về mặt lý trí con người, chúng ta luôn luôn muốn hướng tới hòa bình, phát triển một cuộc sống bình yên hạnh phúc nhưng chiến tranh hạt nhân một khi xảy ra sẽ hủy hoại nhân loại nhanh hơn cả bất kỳ một dịch bệnh nào. 

Về mặt lý trí tự nhiên, quy luật tiến hoá là tất yếu của tự nhiên, sự sống nhưng với chiến tranh hạt nhân, ngoài việc gây chết người ngay tức thì, chúng còn hủy hoại môi trường, các sinh vật bị ảnh hưởng, biến đổi gen, biến đổi tâm sinh lý,... đến mức vượt ra ngoài quy luật vốn có của tự nhiên.

- Lời cảnh báo của tác giả không những là hồi chuông cảnh tỉnh cho những kẻ đầy dã tâm tham vọng chính trị mà còn đặt cho nhân loại một nhiệm vụ cấp bách. Đó là con người phải đoàn kết, bớt tham sân si, kiên quyết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hòa bình.

Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 20 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
Theo em, vì sao văn bản này lại được đặt tên Đấu tranh cho một thế giới hòa bình? 

Trả lời

Cái tên "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" được đặt cho văn bản này bởi chủ đích của người viết không phải chỉ đơn giản là vạch trần ra một sự thật - mối đe dọa hạt nhân mà chúng ta lãng quên hoặc cố tính quên, Bên cạnh đó, tác giả cũng muốn nhấn mạnh vào nhiệm vụ đấu tranh để ngăn chặn nguy cơ ấy. 

Đoàn kết chính là sức mạnh giúp con người vượt qua mọi khó khăn từ thuở ban đầu. Và một thế giới hòa bình luôn là đích con người hướng đến. Muốn đạt được nó phải có đấu tranh, đấu tranh không ngừng nghỉ vì một Trái Đất hòa bình.

Luyện tập
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn G.G Mác-két.  

Trả lời

Bằng lối viết Mác-két đã có một lối viết rất độc đáo, các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh đều được ông sử dụng rất hợp lý. Văn bản này cũng cho thấy trí tuệ, tầm nhìn và tâm hồn của nhà văn.

Để làm sáng tỏ bài viết "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", ông đã nêu ra 3 vấn đề chính: Một là con người đang đứng trước hiểm họa hạt nhân. Hai là nghịch lý trong những cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân tốn kém. Ba là, lời kêu gọi mọi người đấu tranh chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân trên toàn cầu.

Ở mỗi luận điểm, ông lại nêu ra những luận cứ và dẫn chứng hết sức cụ thể. Những con số biết nói chẳng khác nào một hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn thế giới: Nếu không nhanh chóng hành động thì những mất mát khủng khiếp sẽ xảy ra trong tương lại gần, đừng vì tham vọng chính trị mà đi ngược lại ý chí của nhân loại cũng như trái với quy luật tự nhiên.

 Sau khi đọc bài viết này, em thấy mình cũng cần có trách nhiệm trong công cuộc "Đấu tranh vì một thế giới hòa bình", không còn tiếng súng, tiếng bom, ai ai cũng được chăm sóc sức khỏe, không còn nghèo đói, trẻ em được đến trường/

Bố cục

Trả lời

Bài viết được chia làm 3 đoạn

Đoạn 1 (Từ đầu đến "mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn"): Chiến tranh hạt nhân đang có nguy cơ đe dọa đến cuộc sống, sinh mạng của toàn bộ con người trên thế giới.

Đoạn 2 (Tiếp theo đến "trở lại điểm xuất phát của nó"): Chạy đua vũ trang là cực kỳ tốn kém và lãng phí, đi ngược lại lí trí, tước đoạt của thế giới nhiều điều kiện để phát triển.

Đoạn 3 (Còn lại): Đấu tranh bảo vệ hòa bình là nhiệm vụ cấp thiết của toàn nhân loại.

Nội dung chính

Trả lời

Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể và sự nhiệt tình, tác giả đã cho thấy nguy cơ chiến tranh đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên Trái Đất. Đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và loại bỏ nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người.

 

Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Mác-két ngắn nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 20SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
Hãy nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản

Trả lời

- Luận điểm: 

  • Luận điểm 1: Sự đe dọa chiến tranh hạt nhân đối với sự sống trên Trái Đất và những hệ quả của các chương trình hạt nhân
  • Luận điểm 2: Kêu gọi loài người đấu tranh cho hòa bình, xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân

- Luận cứ của luận điểm 1:

  • Số lượng vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ trên thế giới
  • Các cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân làm con người mất đi cuộc sống tốt đẹp

- Luận cứ của luận điểm 2:

  • Kêu gọi xây dựng một thế giới không vũ khí hạt nhân
  • Các biện pháp đề phòng khi có chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân
  • Lên án việc sản xuất hạt nhân phục vụ tham vọng chính trị
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 20 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
Trong đoạn đầu văn bản, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận như thế nào?

Trả lời

Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và sự sống trên thế giới được tác giả thể hiện thông qua những lập luận rất chặt chẽ: 

  • Xác định thời gian cụ thể: Ngày 8/8/1986
  • Đưa ra số liệu cụ thể: Hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân được bố trí khắp mọi nơi trên Trái Đất
  • Thông báo đáng sợ: Khả năng huỷ diệt của vũ khí hạt nhân có thể hủy hoại 12 lần toàn bộ sự sống trên Trái Đất, tàn phá tất cả các hành tinh.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 20 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Sự tốn kém và tính chất vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cứ nào?

Trả lời

- Rất nhiều chương trình cứu trợ nhân đạo từ y tế, giáo dục,nạn đói,... không được thực hiện do thiếu kinh phí

- Trong khi đó tiền làm 27 tên lửa MX đủ để mua sắm công cụ cho các nước nghèo

- Chỉ với tiền sản xuất hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân cũng đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới

Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 20 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
Vì sao có thể nói: Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa? Em có suy nghĩ gì trước cảnh báo

Trả lời

- Nói chiến tranh hạt nhân đi ngược lại ý chí của con người bởi ai cũng mong có một cuộc sống ngày càng tốt đẹp, hạnh phúc hơn, không ai thích chiến tranh.

- Nói chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lý trí của tự nhiên bởi nếun xảy ra chúng sẽ phá huỷ, xoá sổ những thành quả trong nền văn minh loài người.

Ngăn chặn chiến tranh nói chung và ngăn chặn chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ không của toàn nhân loại, đòi hỏi các quốc gia dân tộc phải đoàn kết, loại bỏ những âm mưu chính trị để hướng tới một thế giới hòa bình.

Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 20 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
Theo em, vì sao văn bản này lại được đặt tên Đấu tranh cho một thế giới hòa bình? 

Trả lời

Văn bản được đặt tên “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" bởi nhà văn muốn nhanh chóng ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân do chính con người sáng tạo. Từ đó cũng nhắc nhở con người đừng quên ước muốn chung của toàn nhân loại là hòa bình. 

Luyện tập
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn G.G Mác-két.  

Trả lời

Tác phẩm "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" là một bức thông điệp của Mác-két gửi đến mọi dân tộc đang cùng sinh sống trên Trái Đất hãy chung tay bảo vệ lấy hành tinh này trước những nguy cơ từ chiến tranh hạt nhân.

Để cụ thể hóa bài viết của mình, tác giả đã đưa ra những luận điểm sáng tỏ cho các câu hỏi: Vì sao phải đấu tranh cho một thế giới hòa bình, làm thế nào để có thể đấu tranh cho một thế giới hòa bình? 

Toàn bộ văn bản khiến chúng ta phải nhìn lại và suy ngẫm con đường mà loài người đã đi, thôi thúc chúng ta phải hành động nhanh hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân xảy ra trong tương lai.

Bố cục

Trả lời

Bài viết được chia làm 3 đoạn

Đoạn 1 (Từ đầu đến "mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn"): Chiến tranh hạt nhân đang có nguy cơ đe dọa đến cuộc sống, sinh mạng của toàn bộ con người trên thế giới.

Đoạn 2 (Tiếp theo đến "trở lại điểm xuất phát của nó"): Chạy đua vũ trang là cực kỳ tốn kém và lãng phí, đi ngược lại lí trí, tước đoạt của thế giới nhiều điều kiện để phát triển.

Đoạn 3 (Còn lại): Đấu tranh bảo vệ hòa bình là nhiệm vụ cấp thiết của toàn nhân loại.

Nội dung chính

Trả lời

Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể và sự nhiệt tình, tác giả đã cho thấy nguy cơ chiến tranh đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên Trái Đất. Đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và loại bỏ nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người.

Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Mác-két hay nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 20SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
Hãy nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản

Trả lời

- Luận điểm 1: "Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất và những chi phí tốn kém

Để làm rõ cho luận điểm trên, tác giả đã đưa ra một số luận cứ như sau:

  • Số lượng vũ khí hạt nhân đang tàng trữ có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời, cộng thêm bốn hành tinh khác nữa và phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời;
  • Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân làm mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn của toàn thế giới. Dẫn chứng: so sánh giữa chi phí cho các lĩnh vực xã hội, cứu trợ y tế, hỗ trợ phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm, giáo dục… với chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, vũ khí hạt nhân từ đó chứng tỏ tính chất điên cuồng, phi lí của các hoạt động này;

- Luận điểm 2: "Đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của mỗi người, toàn thể loài người".

Để làm rõ cho luận điểm trên, tác giả đã đưa ra một số luận cứ như sau:

  • Chạy đua vũ trang không những là đi ngược lại lí trí của loài người mà còn đi ngược với quy luật tiến hoá của tự nhiên, phi văn minh, phản lại sự tiến bộ của xã hội loài người.
  • Sự quý giá của việc từng bước phát triển cuộc sống
  • Lên án hành vi sử dụng chiến tranh hạt nhân để thỏa mãn những tham vọng về chính trị của một số kẻ.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 20 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
Trong đoạn đầu văn bản, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận như thế nào?

Trả lời

Tác giả đã sử dụng phương pháp nêu số liệu, giải thích dựa trên cơ sở những tính toán lí thuyết khoa học để cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và toàn bộ sự sống trên Trái Đất:

- Ban đầu nêu câu hỏi "Chúng ta đang ở đâu" để thu hút người đọc.

- Sau đó đưa ra con số cụ thể, chính xác về thời gian và số liệu: Ngày 8/8/1986 và con số hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân được bố trí khắp mọi nơi trên Trái Đất. Mỗi người như đang ngồi trên 4 tấn thuốc nổ và chúng có khả năng huỷ diệt 12 lần toàn bộ sự sống trên Trái Đất, tàn phá tất cả các hành tinh trong hệ Mặt Trời cộng thêm bốn hành tinh khác nữa.

- Cuối cùng đưa ra cách so sánh giàu hình ảnh giữa vũ khí hạt nhân và thanh gươm Đa-mô-cờ-lét để khắc sâu hơn nữa vào tâm trí của người đọc nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loại người và sự sống trên toàn Trái Đất là rất gần, cần hành động nhanh chóng.

Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 20 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Sự tốn kém và tính chất vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cứ nào?

Trả lời

Sự tốn kém trong các cuộc chạy đua sản xuất vũ khí hạt nhân được tác giả sử dụng các lý lẽ:

- Mỗi một chương trình vũ khí hạt nhân đều tiêu tốn đến cả trăm tỷ đô la, chi phí này gấp hàng trăm lần chi phí cho y tế và giáo dục

- Chi phí sản xuất 10 tàu sân bay có thể giúp 14 triệu trẻ em thoát khỏi nghèo đói và 1 tỷ người mắc sốt rét được chữa trị.

- Chi phí sản xuất 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân có thể giúp xóa mù chữ trên toàn thế giới

Sự vô lý ở đây được thể hiện:

- Chi phí hủy diệt sự sống lại lớn gấp hàng trăm lần chi phí xây dựng cuộc sống tốt đẹp nhưng người ta vẫn không ngừng chạy đua chế tạo vũ khí hạt nhân.

- Tiền giết người thì có nhưng tiền cứu người thì không - đây chính là sự vô lý mà con người đang theo đuổi một cách mù quáng, chẳng khác gì đào hố chôn mình.

Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 20 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
Vì sao có thể nói: Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa? Em có suy nghĩ gì trước cảnh báo

Trả lời

Nói chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại ý chí của con người mà còn đi ngược lại lý trí của tự nhiên bởi loài người luôn mong muốn sống hòa bình với nhau và với các loài khác trên cùng trái đất. Vậy mà cũng chính họ lại nghiên cứu sản xuất ra loại vũ khí có khả năng hủy diệt hàng loạt mang tên hạt nhân, các quốc gia vì mục đích chính trị của mình mà bắt đầu chạy đua vũ trang hạt nhân.

Một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra, chúng có khả năng hủy diệt khủng khiếp đưa loài người đến diệt vong. Nếu còn sống sót cũng bị ảnh hưởng mà trở nên biến đổi, từ đó tác động tới quy luật tự nhiên, khiến chúng trở nên bất thường và rồi không biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Trước những cảnh báo của tác giả về nguy cơ chiến tranh hạt nhân xảy ra, em nghĩ nhân loại cần nhìn lại, xem xét lại những hành động của mình tới thiên nhiên và môi trường, bớt những tham vọng về kinh tế, chính trị. Đồng thời chúng ta cũng cần đoàn kết hơn, hướng tới một thế giới hòa bình, cùng nhau phát triển, cùng nhau thịnh vượng mà khắp nơi không còn chiến tranh, không còn tiếng súng. Chúng ta cũng không quên giáo dục cho thế hệ trẻ về nền văn minh của nhân loại, cảnh báo sự nguy hiểm của chiến tranh hạt nhân để ý chí con người hay lý trí tự nhiên đều không bị lệch khỏi quỹ đạo ban đầu.

Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 20 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
Theo em, vì sao văn bản này lại được đặt tên Đấu tranh cho một thế giới hòa bình? 

Trả lời

Văn bản được đặt tên: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, bởi đâu đó trên thế giới này vẫn còn chiến tranh. Và nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân đang đến từng ngày, bằng những cuộc chiến vũ trang hạt nhân rất vô bổ, lãng phí nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Đây cũng là một lời nhắc để giúp nhân loại thức tỉnh, sớm thoát khỏi lòng tham, để thế giới hòa bình, ổn định, cùng nhau phát triển.

Vì mục đích chủ yếu của người viết không phải chỉ là chỉ ra mối đe dọa hạt nhân, mà muốn nhấn mạnh vào nhiệm vụ đấu tranh để ngăn chặn nguy cơ ấy. Nhan đề ấy thể hiện luận điểm cơ bản của bài văn, đồng thời như một khẩu hiệu, kêu gọi, hướng nhân loại tới một thái độ đấu tranh tích cực.

Luyện tập
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn G.G Mác-két.  

Trả lời

Tác giả của "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" là một người Cô-lôm-bi-a, nhà hoạt động xã hội tích cực, nhà văn được giải thưởng Nobel văn học vào năm 1982 - Mác-két. Thông qua văn bản này, ông đã gửi tới loài người một thông điệp về nguy cơ chiến tranh hạt nhân cùng việc cấp bách phải đấu tranh cho một thế giới hòa bình. 

Để giúp người đọc hiểu rõ hơn, ông đã nêu ra những mối hiểm họa từ hạt nhân, sự nghịch lý khi các nước chạy đua phát triển vũ trang hạt nhân với loài người và tự nhiên từ đó kêu gọi con người nhanh chóng hành động để ngăn chặn nguy cơ diệt vong Trái Đất.

- Mối hiểm họa từ hạt nhân ở đây có thể kể đến như: Hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân bố trí khắp hành tinh, mỗi người như đang ngồi trên 4 tấn thuốc nổ. Số vũ khí hạt nhân con người đang sở hữu có thế xóa sổ 12 lần mọi dấu vết sự sống trên trái đất; có thể hủy diệt tất cả các hành tinh trong hệ Mặt trời cộng thêm 4 hành tinh nữa.

- Tác giả khẳng định đây là những bệ phóng cái chết! Và chỉ ra một nghịch lý: Con người luôn luôn muốn sống, tồn tại một cách vui vẻ, tự do và hạnh phúc; tại sao chúng ta lại sử dụng vũ khí hạt nhân để thỏa mãn những tham vọng của mình, reo rắc cái chết cho đồng loại? Bằng số tiền chạy đua vũ trang hạt nhân đó, chúng ta có thể nâng cao cuộc sống hơn, cứu những người bị bệnh, những người nghèo khổ, xóa nạn mù chữ,... Chưa kể đến việc đó còn đi ngược lại với quy luật của tự nhiên, phá vỡ sự cân bằng trong vũ trụ. Dưới đây là những con số so sánh đáng để chúng ta suy ngẫm:

  • Chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B1B của Mĩ và cho dưới 7.000 tên lửa vượt đại châu là 100 tỉ USD. Số tiền ấy có thể cứu trợ về y tế, giáo dục sơ cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh và tiếp tế thực phẩm, nước uống cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới.
  • Giá 10 chiếc tàu sân bay Ni-mít mang vũ khí hạt nhân đủ để phòng chữa bệnh trong 14 năm cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em đói nghèo ở châu Phi.
  • Số lượng calo trung bình cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng tốn kém không bằng 149 tên lửa MX. Chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trả tiền cung cấp nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ tự sản xuất được thực phẩm cần thiết trong 4 năm tới.
  • Chỉ cần 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn nhân loại.

- Từ những con số khủng khiếp trên, tác giả đã khiến người đọc phải thức tỉnh và hành động nhanh chóng để cứu vớt nhân loại trước thảm họa diệt chủng không còn xa.

Những con số mà Mác-két đưa ra đã nâng cao nhận thức cho mọi người vẻ nguy cơ chiến tranh hạt nhân, và sự hủy diệt khủng khiếp của vũ khí hạt nhân. Những hành động được ông nêu ra cũng hết sức thiết thực:

  • Mở ra một ngân hàng lưu trữ trí nhớ, có thể tồn tại được sau tai họa hạt nhân để cho nhân loại tương lai biết rằng "sự sống đã từng tồn tại"..., để loài người trong tương lai ai, cái gì là thủ phạm đã "gây ra những lo sợ, đau khổ" cho hàng tỉ con người, để biết tên những kẻ đã làm ngơ trước những lời khẩn cầu hòa bình, những lời kêu gọi làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
  • Nhắc nhở mọi người hãy "tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hòi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng"

Nghệ thuật lập luận trong văn bản thuyết minh được Mác-két sử dụng rất triệt để và sắc bén. Điều này đã góp phần làm người đọc nhanh chóng thức tỉnh và hành động. Là một phần của nhân loại, em thấy mình tương lai cũng cần có ý thức trách nhiệm, bằng sức lực nhỏ bé của mình góp phần vào công cuộc đấu tranh cho hòa bình nhân loại.

 

Bố cục

Trả lời

 

Bài viết được chia làm 3 đoạn

Đoạn 1 (Từ đầu đến "mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn"): Chiến tranh hạt nhân đang có nguy cơ đe dọa đến cuộc sống, sinh mạng của toàn bộ con người trên thế giới.

Đoạn 2 (Tiếp theo đến "trở lại điểm xuất phát của nó"): Chạy đua vũ trang là cực kỳ tốn kém và lãng phí, đi ngược lại lí trí, tước đoạt của thế giới nhiều điều kiện để phát triển.

Đoạn 3 (Còn lại): Đấu tranh bảo vệ hòa bình là nhiệm vụ cấp thiết của toàn nhân loại.

Nội dung chính

Trả lời

Nguy cơ chiến tranh đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên Trái Đất. Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp của thế giới nhiều điều kiện phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục bệnh tật cho hàng trăm triệu con người. Đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và loại bỏ nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người.

Bài viết của Mác-két đã đề cập vấn đề cấp thiết nói trên với sức thuyết phục cao bởi lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể và sự nhiệt tình của tác giả.

0.06434 sec| 2535.648 kb