a. Các nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp có trong văn bản bao gồm: Vua Trần Nhân Tông (
bề trên), các bô lão và những người khác (bề tôi)
b. Trong hoạt động giao tiếp trên, vai trò của người nghe và người nói luôn được thay đổi cho nhau giữa các nhân vật. Khi bắt đầu, vua Trần Nhân Tông là người nói, các bô lão là người nghe, sau đó, các bô lão lại là người nói: "Xin bệ hạ cho đánh", "Thưa, chỉ có đánh"... "Đánh! Đánh!”.
Người nói đầu tiên là vua Trần Nhân Tông thực hiện hành động "Trịnh trọng hỏi". Khi mọi người đáp (trở thành người nói) thì có hành động "xôn xao, tranh nhau nói". Lần thứ hai, vua trở thành người nói, động tác kèm theo, báo hiệu tư cách người nói là: vua "nhìn những khuôn mặt đẹp lồng lộng, hỏi lại lần nữa"; còn những người nghe là các bô lão, cuối cùng trở thành người nói qua hành động: "... tức thì, muốn miệng một lời".
c. Hoàn cảnh giao tiếp
- Địa điểm: tại điện Diên Hồng.
- Thời gian: Khi Trần Nhân Tông lên làm vua, nước ta đang bị đe dọa xăm lăng bởi đế quốc Nguyên - Mông.
d. Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung: Bàn bạc về hướng đi và hành động của quốc gia khi có giặc ngoại xâm. Vấn đề cụ thể trong hoạt động giao tiếp trên là: Nên hòa (tức đầu hàng) hay nên đánh?
e. Cuộc giao tiếp trên nhằm mục đích; kêu gọi các bô lão động viên và khích lệ tinh thần toàn dân quyết tâm đánh giặc cứu nước.
Mục đích giao tiếp đó đã đạt được một cách mỹ mãn.