SOẠN VĂN 10 TẬP 1

Soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam

368 lượt xem
Soạn bài: “Khái quát văn học dân gian Việt Nam" - ngữ văn 10 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, sytu giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Khái quát văn học dân gian Việt Nam” cực ngắn – sytu

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam phổ thông nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Trình bày từng đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

Trả lời

Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

Định nghĩa: Văn học dân gian là các tác phẩm được sáng tác trong quá trình sinh hoạt tập thể, gắn liền với đời sống chung của cộng đồng, do một tập thể sáng tác và được truyền miệng từ đời này sang đời khác .

a. Tính truyền miệng

-  Đặc trưng đầu tiên của văn học dân gian là tính truyền miệng. Các tác phẩm được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng việc giao tiếp, và bằng lời thông qua sự nhập tâm ghi nhớ. Do đó nên các tác phẩm của văn học dân gian sẽ xuất hiện nhiều dị bản.

- Trước khi chữ viết xuất hiện, nhân dân lao động muốn thể hiện tâm tư , tình cảm, thái độ của mình thông qua những tác phẩm, và những tác phẩm sẽ được sáng tác bằng ngôn ngữ nói. Quá trình lưu truyền tiếp tục bổ sung bằng ngôn ngữ nói. Và sau khi xuất hiện chữ bvieest, các tác phẩm ấy được ghi chép lại.

- Tính truyền miệng còn biểu hiện trong diễn xướng dân gian (Ca hát chèo, tuồng, cải lương...) Tính truyền miệng làm nên sự phong phú, đa dạng nhiều vẻ của văn học dân gian. Tính truyền miệng làm lên nhiều bản kể gọi là dị bản.

b. Tính tập thể

- Qúa trình sáng tác sẽ bao gồm nhiều người tham gia chỉnh sửa, thêm bớt từ một ý tưởng do một cá nhân khởi xướng để cho ra đời tác phẩm cuối cùng mang tính tập thể và tinh thần chung - Mọi người có quyền tham gia bổ sung sửa chữa sáng tác dân gian.

=>Tính truyền miệng và tính tập thể là hai đặc trưng co bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học của dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của nhân dân lao động với nhau, giữa văn học dân gian với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

Câu 2
Câu 2 (trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại nào? Nêu tên gọi, định nghĩa ngắn gọn và ví dụ cho mỗi thể loại.

Trả lời

1. Truyện thần thoại

Thần thoại,  là sáng tạo của trí tưởng tượng tập thể toàn dân, phản ánh khái quát hóa hiện thực dưới dạng những vị thần được nhân cách hóa hoặc những sinh thể có linh hồn, mà dù đặc biệt, phi thường đến mấy vẫn được đầu óc người nguyên thủy nghĩ và tin là hoàn toàn có thực.

- Do quan niệm của người Việt cổ, mỗi hiện tượng tự nhiên là một vị thần cai quản như thần sông, thần núi, thần biển.... nhân vật trong thần thoại là thần khác hẳn những vị thần trong thần tích, thần phả.

VD: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Nữ Oa , Nữ thần mặt trời, Sơn Tinh - Thủy Tinh..

2. Sử thi dân gian

 + Tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần nhịp, + Xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại

Ví dụ: sử thi Đăm Săn, sử thi Cướp chiêng cổ bon Tiăng, sử thi Đăm Mi

3. Truyền thuyết

 Là những tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng. Bên cạnh đó cũng có những truyền thuyết vừa đề cao, vừa phê phán nhân vật lịch sử.

Ví dụ: truyền thuyết Hùng Vương; An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy; Bánh chưng bánh giày....

4. Cổ tích

- Dòng tự sự dân gian mà cốt truyện kể về những con người bình thường trong xã hội có phân chia đẳng cấp, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.

- Nội dung truyện cổ tích thường đề cập tới hai vấn đề cơ bản: kể về số phận bất hạnh của người nghèo khổ, phản ánh cuộc đấu tranh xã hội và ước mơ khát vọng đổi đời của nhân dân...(nhân đạo, lạc quan).

- Nhân vật thường là em út, con riêng, thân phận mồ côi như: Sọ dừa, Tấm Cám, Thạch Sạch...

Ví dụ: Sọ dừa, Thạch Sanh, Tấm Cám,...

5. Truyện cười

- Truyện cười thuộc dòng tự sự dân gian rất ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ. Truyện xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn trong cuộc sống làm bật lên tiếng cười nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán xã hội.

- Các mâu thuẫn trong truyện cười

+ Cái bình thường với không bình thường.

+ Mâu thuẫn giữa lời nói với việc làm.

+ Mâu thuẫn trong nhận thức lý tưởng.

=> Từ những mâu thuẫn ấy làm bật lên tiếng cười.

Ví dụ: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày

6. Truyện ngụ ngôn

- Truyện ngụ ngôn là truyệnkể có thể kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, có tính chất đối nhân xử thế, dùng cách ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con vật hay kể cả con người để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội hay những thói hư tật xấu của con người.- Nhân vật truyện ngụ ngôn rất rộng rãi có thể là vật, các con vật hoặc người. Truyện có thể xảy ra ở bất cứ đâu.

Ví dụ: Ếch ngồi đáy giếng, Đẽo cày giữa đường.

7. Tục ngữ

- Là những câu nói ngắn gọn, hàm súc, có hình ảnh, vần, nhịp đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của nhân dân.

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Gần mực thì đen gần đèn thì sáng,....

8. Câu đố

- Là những bài văn vần, hoặc câu nói có vần mô tả vật đó bằng những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải thích nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức thông thường về cuộc sống.

Đố về thời tiết, đố về mùa màng, đố vè con vật,..

9. Ca dao

- Là những bài thơ trữ tình dân gian thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm thể hiện thế giới nội tâm con người.

VD : Ca dao hài hước, ca dao than thân, ca dao giao duyên ướm hỏi,..

10. Vè

- Là tác phẩm tự sự dân gian bằng văn vần có lời thơ mộc mạc kể về những sự kiện diễn ra trong xã hội nhằm thông báo và bình luận.

vd : bà còng đi chợ trời mưa, con chim hay hát, con công hay múa

11. Truyện thơ

- Là những tác phẩm dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng của xã hội bị cưỡng đoạt.

VD : Quan âm thị kính, Truyện Kiều,..

12. Chèo

- Tác phẩm sân khấu dân gian kết hợp với yếu tố trữ tình và trào lộng, ca ngợi những tấm gương đạo đức phê phán đả kích mặt trái của xã hội.

- Ngoài chèo còn có những thể loại sân khấu khác cũng thuộc về dân gian như tuồng, cải lương, múa rối.

Ví dụ: Chèo Quan Âm Thị Kính, Cổ Trương Viên,..

Câu 3
Câu 3 (trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Tóm tắt nội dung các giá trị của văn học dân gian

Trả lời

- Văn học dân gian là kho tàng tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc: những tri thức về tự nhiên và xã hội, vừa mang những giá trị nhân văn của các dân tộc - là kho tri thức phong phú về đời sông của dân tộc.

- Văn học dân gian có tác dụng giáo dục tốt, là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam. Giáo dục tinh thần nhân đạo, tôn vinh những giá trị con người, yêu thương con người và đấu tranh không mệt mỏi để giải phóng con người khỏi áp bức bất công.

+ Văn học dân gian vừa có giá trị về mặt nghệ thuật đồng thời cũng mang giá trị sâu sắc thông qua mặt nội dung, hình thức. Đó là nơi lưu giữ và phát triển nghệ thuật miêu tả nét sinh hoạt truyền thống, là kho kiến thức về đời sống xã hội và những kinh nghiệm đúc kết được từ bao đời nay.

- Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc, là tiền đề cho văn học viết phát triển, giữ vai trò chủ đạo trong việc khởi xướng những chủ đề trong sáng tác văn học cho đến hôm nay.

Soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam ngắn nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Trình bày từng đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

Trả lời

- Tính truyền miệng

   + Được sáng tác thông qua ngôn ngữ nói và được truyền từ đời này sang đời khác bằng lời bở sự ghi nhớ.

   + Nói truyền miệng là nói đến quá trình diễn xướng dân gian với các hình thức như : nói, kể, hát, diễn, … kết hợp nội dung lời thơ, văn với các làn điệu để tạo nên tác phẩm trình diễn chèo, tuồng, cải lương, …

- Tính tập thể

   + Quá trình sáng tác lúc đầu do một cá nhân khởi xướng, nhưng được nhiều người tham gia sửa chữa, trở thành sản phẩm chung, có tính tập thể.

   + Mọi người có quyền tham gia bổ sung sửa chữa sáng tác dân gian.

   + Kể cả khi đã được ghi chép lại, các tác phẩm văn học dân giân vẫn tiếp tục được truyền miệng, chỉnh sửa và hoàn thiện.

- Tính thực hành

   + Được sử dụng trong đời sống sinh hoạt tập thể :cày lúa, đưa cơm, lễ hội, học tập,...

   + Văn học dân gian bao giờ cũng gắn với một loại hình hoạt động nhất định của nhân dân lao động như: hát ru, hò đi cấy, hát ví, hát đôi..

+ Những sinh hoạt cộng đồng có vai trò chi phối cả nội dung và hình thức của tác phẩm văn học dân gian.

Câu 2
Câu 2 (trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại nào? Nêu tên gọi, định nghĩa ngắn gọn và ví dụ cho mỗi thể loại.

Trả lời

Các thể loại của văn học dân gian:

Thần thoại:

- Là tác phẩm tự sự kể về các vị thần, vị thánh được truyền miệng trong dân gian

- Ví dụ: Thần lúa, Thần mặt trăng, Thần mặt trời, Thần trụ trời…

Sử thi:

- Là tác phẩm tự sự dân gian, kể về người anh hùng dân tộc đại diện cho cái đẹp lý tưởng, thể hiện khát khao về một xã hội công bằng của nhân dân.

-  Ví dụ: Xinh Nhã, Đăm Săn, Yang bán vợ,…

Truyền thuyết:

- Là tác phẩm tự sự dân gian, kể về sự kiện và nhân vật lịch sử

- Ví dụ: Hùng Vương thứ mười tám, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo,…

Truyện cổ tích:

- Là tác phẩm tự sự dân gian, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, được xây dựng cốt truyện và hình tuowjgn nhân vật một cách có chủ ý

- Ví dụ: Cây tre trăm đốt, Cậu bé Tích Chu, Cóc kiện trời, Ai mua hành tôi,…

Truyện ngụ ngôn:

- Là tác phẩm tự sự dân gian, thông qua việc miêu tả những hiện tượng, hành động gần gũi trong cuộc sống con người để nêu lên lý tưởng, quan niệm và triết lí sống.

- Ví dụ: Ếch ngồi đáy giếng, Đẽo cày giữa đường, Chuyện bó đũa, …

Truyện cười:

- Là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, kể về những sự việc trái với tự nhiên nhưng lại được hợp lí hóa nhằm gây cười

- Ví dụ: Áo mới lợn cưới, Trạng lợn, Sợ quá nói liều,…

Tục ngữ:

- Là câu nói ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, vần, nhịp đúc kết kinh nghiệm thực tiễn.

- Ví dụ: Ăn cháo đá bát, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Chị ngã em nâng, Cây ngay không sợ chết đứng,….

Câu đố:

- Là bài văn vần hoặc câu nói thường có vần, mô tả vật đố bằng ẩn dụ hoặc những hình ảnh, hình tượng khác để rèn luyện tư duy, trí thông minh.

-  Ví dụ:

Da nhím mà bọc trứng gà,

Mở ra thơm phức cả nhà muốn ăn.

(Đáp án: Quả mít)

Ca dao:

- Là tác phẩm thơ trữ tình dân gian, diễn tả thế giới nội tâm của con người

- Ví dụ: Dù ai nói ngả nói nghiêng,

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Vè:

- Là tác phẩm tự sự dân gian bằng văn vần, lối kể mộc mạc, nói về sự kiện, sự việc của làng nước mang tính thời sự

- Ví dụ: Vè con ve, Vè nói ngược, Vè uống rượu, Vè thất thủ kinh đô, …

Câu 3
Câu 3 (trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Tóm tắt nội dung các giá trị của văn học dân gian

Trả lời

+ Thể hiện giá trị thẩm mĩ ,tạo nên tinh thần dân tộc .

+ Chứa đựng nhiều kiến thức, triết lí sâu sắc được đúc kết từ bao đời nay.

+ Có giá trị giáo dục cao

Soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam hay nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Trình bày từng đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

Trả lời

Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

Định nghĩa: Văn học dân gian là các tác phẩm được sáng tác trong quá trình sinh hoạt tập thể, gắn liền với đời sống chung của cộng đồng, do một tập thể sáng tác và được truyền miệng từ đời này sang đời khác .

a. Tính truyền miệng

-  Đặc trưng đầu tiên của văn học dân gian là tính truyền miệng. Các tác phẩm được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng việc giao tiếp, và bằng lời thông qua sự nhập tâm ghi nhớ. Do đó nên các tác phẩm của văn học dân gian sẽ xuất hiện nhiều dị bản.

- Trước khi chữ viết xuất hiện, nhân dân lao động muốn thể hiện tâm tư , tình cảm, thái độ của mình thông qua những tác phẩm, và những tác phẩm sẽ được sáng tác bằng ngôn ngữ nói. Quá trình lưu truyền tiếp tục bổ sung bằng ngôn ngữ nói. Và sau khi xuất hiện chữ bvieest, các tác phẩm ấy được ghi chép lại.

- Tính truyền miệng còn biểu hiện trong diễn xướng dân gian (Ca hát chèo, tuồng, cải lương...) Tính truyền miệng làm nên sự phong phú, đa dạng nhiều vẻ của văn học dân gian. Tính truyền miệng làm lên nhiều bản kể gọi là dị bản.

b. Tính tập thể

- Qúa trình sáng tác sẽ bao gồm nhiều người tham gia chỉnh sửa, thêm bớt từ một ý tưởng do một cá nhân khởi xướng để cho ra đời tác phẩm cuối cùng mang tính tập thể và tinh thần chung - Mọi người có quyền tham gia bổ sung sửa chữa sáng tác dân gian.

=>Tính truyền miệng và tính tập thể là hai đặc trưng co bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học của dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của nhân dân lao động với nhau, giữa văn học dân gian với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

Truyện thơ:

- Là tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, phản ánh số phận, khát vọng của con người về hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng của xã hội.

- Ví dụ: Quan Âm Thị Kính, Truyện Kiều, Nhị độ mai,…

Chèo:

- Là tác phẩm kịch hát dân gian, ca ngợi những tấm gương đạo đức và phê phán đả kích những cái xấu trong xã hội.

-  Ví dụ: Thị Mầu lên chùa, Lý trưởng mẹ Đốp, Thái hậu Dương Vân Nga,…

Câu 3 (trang 19 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Những giá trị của văn học dân gian:

- Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc:

+ Thuộc mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và con người

+ Tri thức dân gian là những kinh nghiệm lâu đời, thể hiện trình độ và quan điểm nhận thức của nhân dân

- Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người:

+ Giáo dục con người về: tinh thần nhân đạo và lạc quan, tinh thần đấu tranh không biết mệt mỏi, lòng yêu thương quê hương đất nước, tinh thần bất khuất, đức kiên trung và vị tha, tính cần kiệm, óc thực tiễn,…

- Văn học dân gian có giá trị thẩm mỹ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc:

+ Nhiều tác phẩm trở thành mẫu mực về nghệ thuật

+ Nền văn học Việt Nam đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc

Câu 2
Câu 2 (trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại nào? Nêu tên gọi, định nghĩa ngắn gọn và ví dụ cho mỗi thể loại.

Trả lời

1. Truyện thần thoại

Thần thoại,  là sáng tạo của trí tưởng tượng tập thể toàn dân, phản ánh khái quát hóa hiện thực dưới dạng những vị thần được nhân cách hóa hoặc những sinh thể có linh hồn, mà dù đặc biệt, phi thường đến mấy vẫn được đầu óc người nguyên thủy nghĩ và tin là hoàn toàn có thực.

- Do quan niệm của người Việt cổ, mỗi hiện tượng tự nhiên là một vị thần cai quản như thần sông, thần núi, thần biển.... nhân vật trong thần thoại là thần khác hẳn những vị thần trong thần tích, thần phả.

VD: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Nữ Oa , Nữ thần mặt trời, Sơn Tinh - Thủy Tinh..

2. Sử thi dân gian

 + Tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần nhịp, + Xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại

Ví dụ: sử thi Đăm Săn, sử thi Cướp chiêng cổ bon Tiăng, sử thi Đăm Mi

3. Truyền thuyết

 Là những tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng. Bên cạnh đó cũng có những truyền thuyết vừa đề cao, vừa phê phán nhân vật lịch sử.

Ví dụ: truyền thuyết Hùng Vương; An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy; Bánh chưng bánh giày....

4. Cổ tích

- Dòng tự sự dân gian mà cốt truyện kể về những con người bình thường trong xã hội có phân chia đẳng cấp, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.

- Nội dung truyện cổ tích thường đề cập tới hai vấn đề cơ bản: kể về số phận bất hạnh của người nghèo khổ, phản ánh cuộc đấu tranh xã hội và ước mơ khát vọng đổi đời của nhân dân...(nhân đạo, lạc quan).

- Nhân vật thường là em út, con riêng, thân phận mồ côi như: Sọ dừa, Tấm Cám, Thạch Sạch...

Ví dụ: Sọ dừa, Thạch Sanh, Tấm Cám,...

5. Truyện cười

- Truyện cười thuộc dòng tự sự dân gian rất ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ. Truyện xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn trong cuộc sống làm bật lên tiếng cười nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán xã hội.

- Các mâu thuẫn trong truyện cười

+ Cái bình thường với không bình thường.

+ Mâu thuẫn giữa lời nói với việc làm.

+ Mâu thuẫn trong nhận thức lý tưởng.

=> Từ những mâu thuẫn ấy làm bật lên tiếng cười.

Ví dụ: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày

6. Truyện ngụ ngôn

- Truyện ngụ ngôn là truyệnkể có thể kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, có tính chất đối nhân xử thế, dùng cách ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con vật hay kể cả con người để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội hay những thói hư tật xấu của con người.- Nhân vật truyện ngụ ngôn rất rộng rãi có thể là vật, các con vật hoặc người. Truyện có thể xảy ra ở bất cứ đâu.

Ví dụ: Ếch ngồi đáy giếng, Đẽo cày giữa đường.

7. Tục ngữ

- Là những câu nói ngắn gọn, hàm súc, có hình ảnh, vần, nhịp đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của nhân dân.

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Gần mực thì đen gần đèn thì sáng,....

8. Câu đố

- Là những bài văn vần, hoặc câu nói có vần mô tả vật đó bằng những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải thích nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức thông thường về cuộc sống.

Đố về thời tiết, đố về mùa màng, đố vè con vật,..

9. Ca dao

- Là những bài thơ trữ tình dân gian thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm thể hiện thế giới nội tâm con người.

VD : Ca dao hài hước, ca dao than thân, ca dao giao duyên ướm hỏi,..

10. Vè

- Là tác phẩm tự sự dân gian bằng văn vần có lời thơ mộc mạc kể về những sự kiện diễn ra trong xã hội nhằm thông báo và bình luận.

vd : bà còng đi chợ trời mưa, con chim hay hát, con công hay múa

11. Truyện thơ

- Là những tác phẩm dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng của xã hội bị cưỡng đoạt.

VD : Quan âm thị kính, Truyện Kiều,..

12. Chèo

- Tác phẩm sân khấu dân gian kết hợp với yếu tố trữ tình và trào lộng, ca ngợi những tấm gương đạo đức phê phán đả kích mặt trái của xã hội.

- Ngoài chèo còn có những thể loại sân khấu khác cũng thuộc về dân gian như tuồng, cải lương, múa rối.

Ví dụ: Chèo Quan Âm Thị Kính, Cổ Trương Viên,..

Câu 3
Câu 3 (trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Tóm tắt nội dung các giá trị của văn học dân gian

Trả lời

- Văn học dân gian là kho tàng tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc: những tri thức về tự nhiên và xã hội, vừa mang những giá trị nhân văn của các dân tộc - là kho tri thức phong phú về đời sông của dân tộc.

- Văn học dân gian có tác dụng giáo dục tốt, là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam. Giáo dục tinh thần nhân đạo, tôn vinh những giá trị con người, yêu thương con người và đấu tranh không mệt mỏi để giải phóng con người khỏi áp bức bất công.

+ Văn học dân gian vừa có giá trị về mặt nghệ thuật đồng thời cũng mang giá trị sâu sắc thông qua mặt nội dung, hình thức. Đó là nơi lưu giữ và phát triển nghệ thuật miêu tả nét sinh hoạt truyền thống, là kho kiến thức về đời sống xã hội và những kinh nghiệm đúc kết được từ bao đời nay.

- Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc, là tiền đề cho văn học viết phát triển, giữ vai trò chủ đạo trong việc khởi xướng những chủ đề trong sáng tác văn học cho đến hôm nay.

0.44932 sec| 2491.211 kb