Soạn văn Lớp 8

Soạn bài Ông đồ

213 lượt xem
Soạn bài: “Ông đồ” - ngữ văn 8 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Ông đồ” cực ngắn – Sytu.vn.

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Ông đồ phổ thông nhất

Câu 1

Trả lời

Câu 2

Trả lời

Câu 3

Trả lời

Câu 4

Trả lời

Bố cục

Trả lời

Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (khổ 1, 2): Hình ảnh ông đồ xưa.

- Phần 2 (khổ 3, 4): Hình ảnh ông đồ nay.

- Phần 3 (khổ 5): Nỗi hoài niệm của tác giả đối với ông đồ.

ND chính

Trả lời

Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của “ông đồ”, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.

Soạn bài Ông đồ ngắn nhất

Câu 1

Trả lời

Bài tập 1: Phân tích hình ảnh ông đồ :

  • 2 khổ thơ đầu: ông đồ bày giấy mực bên phố đông người nhộn nhịp vào dịp tết đến: “ .. hoa đào nở,... ông đồ già, .. mực tàu giấy đỏ,... đông người...” 
  • Người người qua lại thuê viết, chữ ông đồ đẹp ai ai cũng khen: “bao nhiêu người thuê viết, tấm tắc... khen tài, hoa tay thảo....., .... phượng múa rồng bay”
  • 2 khổ thơ sau: ông đồ vẫn ngồi bên phố ấy nhưng nay người qua lại ngày càng vắng, người thuê viết không thấy để ông đồ ngồi buồn bên nghiên mực, giấy đỏ trời mưa bụi bay, lá vàng rơi gợi nên nỗi buồn xơ xác tiêu điều : “....mỗi năm mỗi vắng, ...thuê viết nay đâu, giấy đỏ buồn.., mực... nghiên sầu, ông đồ vẫn ngồi đấy, ... không ai hay, lá vàng rơi...,.... mưa bụi bay”

=> hình ảnh ông đồ cô đơn, khung cảnh xơ xác, tiêu điều, một nỗi buồn man mác, giá trị truyền thống dần dần bị quên lãng.

Câu 2

Trả lời

II. Soạn bài siêu ngắn: Ông đồ

Bài tập 2: Tâm tư nhà thơ thể hiện qua bài thơ:

  • Khổ 1,2 : một ông đồ già viết chữ đẹp, cảnh nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội xưa, cảnh đẹp, đường xá rộn ràng vui vẻ, tấp nập.
  • Khổ 3,4: ông đồ chỉ ngồi đấy, nhìn lá rơi, trời mưa bay mà chẳng hề có ai để ý
  • Khổ 5: ông đồ ngày xưa chẳng còn nữa cũng chẳng còn những người xưa

=>Tâm tư tác giả thay đổi theo chiều sâu tâm trạng, niềm cảm thương chân thành sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ ( ông đồ) và nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả.

Câu 3

Trả lời

Bài tập 3: Phân tích

Hay ở chỗ tác giả miêu tả hình ảnh ông đồ qua các dịp hoa đào nở:

  • Khổ 1,2: mỗi dịp hoa đào nở, ông đồ bày ra  rất nhiều người thuê viết.
  • Khổ 3, 4: Hoa đào nở, ông đồ vẫn bày giấy, mực ra nhưng không còn ai thuê ông viết nữa.
  • Thể thơ năm chữ, ngôn ngữ giản dị dễ hiểu nhưng đầy sự gợi tả.
Câu 4

Trả lời

Bài tập 4: Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:

Những câu thơ này vừa tả cảnh vừa tả tình. Trong cảnh có tình, trong tình có cảnh. Những tờ giấy đỏ được bày ra nhưng không được đụng đến, chúng phải nằm một chỗ cảm giác như không ai cần, không ai thèm để ý. Mực được để trong nghiên nhưng cũng chẳng được sử dụng. Cảnh chính là giấy đỏ nằm im không được sử dụng, mực không sóng sánh. Tình là cái buồn man mác của nỗi cô đơn của mực và giấy cũng là nỗi buồn của ông đồ. Lá vàng rơi, mưa bay lất phất ngoài trời là cảnh, cảnh này tạo nên tình cảnh tiêu điều, xơ xác man mác buồn. Tình chính là sự cộng hưởng giữa cảnh với cảm xúc trong lòng người. Sự cô đơn, lạc lõng của ông đồ trên phố xá đông người qua lại với mưa bụi bay, với chiếc lá vàng rơi trên giấy càng khiến cho người đọc cảm thấy nao lòng. Sự trân trọng, thành kính với ông đồ - một lớp người xưa cũ, đã không còn, thay vào đó là sự thờ ơ, lạnh lùng đi lướt qua ông của những người qua phố...

Bố cục

Trả lời

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 2: Giới thiệu về tác giả Vũ Đình Liên và bài thơ Ông đồ

Phong trào Thơ mới ra đời đã thu hút sự quan tâm và chú ý của nhiều thi nhân. Mỗi người đến với văn đàn đã góp một tiếng nói riêng để làm nên bức tranh thi ca đầy màu sắc cho phong trào văn học lúc bấy giờ. Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Ông là nhà thơ sinh năm 1913 và mất năm 1996, quê gốc ở Hải Dương. Dù là nhà thơ của phong trào thơ Mới, có nhiều cách tân trong sáng tác nhưng ông là nhà thơ mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. Những bài thơ hiếm hoi được biết đến của ông đều mang nặng nỗi niềm hoài cổ, về luỹ tre xưa, về thành quách cũ và "những người muôn năm cũ". Ngoài sáng tác, Vũ Đình Liên còn nghiên cứu, dịch thuật và giảng dạy văn học.

Tuy sáng tác không nhiều nhưng với bài thơ Ông đồ, tác giả đã có vị trí xứng đáng trong phong trào Thơ mới. Bài thơ được sáng tác trong bối cảnh những năm đầu thế kỉ XX, nền Hán học và chữ nho ngày càng mất vị thế quan trọng trong đời sống văn hóa Việt Nam. Chế độ khoa cử phong kiến bị bãi bố và các nhà nho, từ chỗ là nhân vật trung tâm của đời sống văn hoá dân tộc, được xã hội tôn vinh, bỗng trở nên lạc bước trong thời đại mới, bị cuộc đời bỏ quên và cuối cùng là vắng bóng. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ. Ấn tượng với bài thơ còn là những tinh tế trong việc chắt lọc, khéo léo sử dụng ngôn từ và hình ảnh của tác giả, đã góp phần gợi cảm xúc và tâm tư trong người đọc. Bài thơ là tiếng lòng của một tri thức Tây học trẻ tuổi nhìn về quá khứ khi Nho học đi đến hồi kết . Đó cũng là cái nhìn nhân hậu với quá khứ và với những giá trị truyền thống của dân tộc dần bị xao lãng. Vì thế mà tiếng lòng ấy đã tìm được tiếng nói tri âm trong lòng khán giả như hai nhà nghiên cứu và phê bình Hoài Thanh, Hoài Chân đã đánh giá đây là “bài thơ kiệt tác”.

ND chính

Trả lời

Bài tập 3:  Từ bài thơ ông đồ, trình bày những suy nghĩ về việc bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Theo chiều dài lịch sử, đất nước ta trải qua hơn bốn ngàn năm và kho tàng văn hóa đã được cha ông luôn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Những bản sắc ấy tạo nên sức mạnh dân tộc, gắn kết những người con đất Việt tạo nên bức trường thành đứng vững đến hôm nay.

Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng.

Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Cùng với bánh trưng xanh, đôi câu đối trên giấy đỏ thắm được treo trang trọng trong mỗi căn nhà. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày cằng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộc

Không chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Có thể kể đến các loại hình sân khấu truyền thống như múa rối nước, cải lương… ngày càng vắng bóng khán giả hay các lễ hội dân gian ngày càng xa lạ với giới trẻ. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền  Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn.

Trong xu thế hiện đại, hội nhập về văn hóa là điều không tránh khỏi và góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước. Nhưng “hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến. Học hỏi để làm đa dạng, giàu có nền văn hóa đất nước là điều cần thiết nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống vẫn cần được chú trọng. Đưa các loại hình sân khấu truyền thống vào trường học, giữ gìn và giáo dục con cháu về các phong tục tập quán truyền thống trong mỗi gia đình vào dịp dễ tết… sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những tinh hoa dân tộc.

Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.

Soạn bài Ông đồ hay nhất

Câu 1

Trả lời

Chia làm 3 phần:

- Phần 1 (Đoạn 1 và đoạn 2): Hình ảnh ông đồ những ngày xưa còn bận rộn với giấy bút và mực tàu – thời đắc ý

- Phần 2 (Đoạn 3 và đoạn 4): Ông đồ với những ngày dần dần lụi tàn

- Phần 3 (Đoạn 5): Nỗi lòng của tác giả cảm thương trước hoàn cảnh của ông đồ.

Soạn bài: Ông đồ lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Câu 2

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 3

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 4

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Bố cục

Trả lời

Đang cập nhật ...!
ND chính

Trả lời

Đang cập nhật ...!
0.05288 sec| 2429.766 kb