Câu 5 ( trang 73 SGK Văn 11 tập 1) Việc nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng gì đối với nghệ thuật biểu hiện trong đoạn trích?
- Để tăng thêm sức thuyết phục với nhà vua, Nguyễn Trường Tộ đưa ra quan niệm luật của đạo Nho: “Từ tam cương ngũ thường cho đến việc hành chính của sáu bộ đều đầy đủ” (tam cương chỉ mối quan hệ của vua - tôi, cha - con, vợ - chồng). Ngũ thường gồm nhân, trí, tín, lễ, nghĩa). Tam cương ngũ thường là luật bao trùm toàn bộ xã hội và gia đình dưới chế độ phong kiến. Nó là trụ cột để giữ kỷ cương của chế độ phong kiến. Lục bộ là sáu bộ. Đó là cơ quan đầu não của nhà nước phong kiến, lý lẽ ấy chắc Tự Đức không thể chối từ. Tác giả phê phán đạo Nho ở tính chất vô tích sự, nói suông không có tác dụng, “Biết rằng đạo làm người không gì lớn bằng trung hiếu, không gì cần thiết bằng lễ nghĩa. Nhưng các sách Nho chỉ nói suông trên giấy, không làm cũng chẳng ai bị phạt, có làm cũng chẳng được ai thưởng”. Vì vậy phải có luật và luật phải gắn với thực tiễn hành động của con người. Đó là làm theo pháp luật. Tác giả lấy ngay lời của Khổng Tử “Ta chưa hề thấy ai nhận được lỗi mình mà biết tự trách phạt”. Đúng là chiêu thức “gậy ông đập lưng ông”.
- Phê phán các loại sách ra đời ở thời phong kiến: “Sách vở chỉ chép nào là sự tích chính sự thời xưa của cổ nhân, nào là những bài luận hay ho của người xưa để lại, nào là những áng văn chương trau chuốt của chư tử (học giả thời cổ đại), nào những tiểu thuyết dã sử của những người hiếu sự đặt bày. Trong đó hay có, dở có, người nói này, người nói khác, xét kỹ những thứ sách vở đó chỉ làm rối chí thêm chẳng được tích sự gì”. Tác giả lại lấy lời của Khổng Tử để phủ nhận: “Chép những lời nói suông chẳng bằng thân hành ra làm việc”. Cũng là biện pháp lập luận “gậy ông đập lưng ông”. Tác giả đưa ra dẫn chứng “Thử xem có những nhà nho suốt đời đọc sách đáng lẽ cử chỉ của họ phải làm khuôn thước cho đời, vậy mà tại sao có nhiều người cuộc đời của họ và ứng xử của họ còn tệ hơn những người quê mùa chất phác”.
Lời lẽ ấy như đặt ra câu hỏi: Vì sao lại có tình trạng như vậy? Chỉ có thể trả lời vì họ không được học luật. Vì thế mới cần có luật vậy.