a)Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 hình thành theo hai bộ phận và phân hoá thành nhiều dòng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
- Những điểm khác nhau của 2 dòng văn học đó là:
+ Văn học công khai: văn học hợp pháp và tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Nền văn học công khai phân hóa thành nhiều dòng, trong đó nổi lên hai dòng chính: văn học lãng mạn và văn học hiện thực.
+ Văn học bất hợp pháp gồm thơ văn cách mạng, thơ ca trong tù, thơ văn Đông Kinh nghĩa tục, thơ văn thời Mặt trận Dân chủ Đông Dương…
b)Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển với nhịp độ hết sức nhanh chóng. Sự phát triển này thể hiện rất rõ ở sự phát triển của thơ trong phong trào Thơ mới, ớ các thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, lý luận và phê bình văn học,...
Những nguyên nhân làm cho văn học thời kỳ này phát triển nhanh chóng là do:
+ Sự thúc bách của yêu cầu thời đại. Xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX đến năm 1945 đã đặt ra bao vấn đề về đất nước, về cuộc sống, con người và nghệ thuật mà ở những thời kỳ trước đó chưa từng có, đòi hỏi thời kỳ mới phải giải quyết.
+ Tuy nhiên, nhân tố quyết định là ở bản thân chủ quan của nền văn học dân tộc. Từ xa xưa, dân tộc ta đã có một sức sống mãnh liệt mà hạt nhân là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc. Giờ dây, sức sống đó được tiếp sức bởi các phong trào yêu nước và cách mạng suốt nửa thế kỷ.
+ Sự phát triển của văn học thời kỳ này còn do sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân sau hàng nghìn năm bị kìm hãm. Chính "cái tôi" cá nhân này là một trong những động lực tạo nên sự phát triển với nhịp độ hết sức nhanh chóng và những thành tựu rực rỡ của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX theo hướng hiện đại hoá.
+ Ngoài ra, cũng cần phải nhận thấy rằng, thời kỳ này, văn chương đã trớ thành một thứ hàng hoá, viết văn trớ thành một nghề để kiếm sống. Đây là lý do thiết thực, một nhân tố kích thích người cầm bút.