Nét riêng của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong bài thơ qua những hình tượng thơ độc đáo?
- Thơ văn trung đại có một kho tàng đồ sộ về chủ đề tinh thần yêu nước, yêu quê hương. Mỗi nhà thơ có nhiều cách khác nhau để biểu đạt điều này. Với bài thơ Quy hứng, cái tình đối với đất nước, non sông có thêm một cung bậc nữa – đó là nỗi lòng của kẻ ly hương. Quy hứng mở đầu bằng nỗi nhớ quê da diết của người ly khách. Nhưng nỗi nhớ nhung đó không biểu hiện trực tiếp bằng mà được thông qua hình ảnh tác giả nhớ về những điều mộc mạc, bình dị và đời thường của quê hương mình. Xa quê có ai không xúc động khi nghĩ về nong tằm, ruộng dâu, nghĩ về những ruộng lúa với những bông lúa mới trổ hoa hương đưa thoang thoảng hay nghĩ về một bữa canh cua giản dị mà ngon ngọt đến khó phai.
=> Lòng yêu nước được thể hiện kín đáo qua nỗi nhớ quê hương da diết, qua đôi mắt quan sát được những hình ảnh bình dị, thân thuộc, gắn bó với quê hương và con người.
- Tình yêu quê hương của tác giả không chỉ biểu hiện qua nỗi nhớ mà còn thể hiện sự khát khao mong muốn được trở về quê hương. Sống sung sướng nơi đất khách, mà vẫn luôn nhớ đến quê hương (vùng quê tuy nghèo nhưng không bao giờ thiếu tình yêu thương, lòng vị tha nhân hậu và sự chân tình). Sự độc đáo của bài thơ chính là ở chỗ, những tình cảm lớn lao (lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc) lại được thể hiện bằng những hình ảnh thơ giản dị, chân thực, mộc mạc và rất đỗi đời thường.