Soạn văn Lớp 9

Soạn bài Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

589 lượt xem
Soạn bài: Chị em Thúy Kiều - ngữ văn 9 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp các em học sinh có thể nắm vững kiến thức và chuẩn bị bài tốt hơn trước khi lên lớp, sytu giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Soạn Chị em Thúy Kiều ngắn nhất - sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) phổ thông nhất

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 1 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Hãy tìm hiểu kết cấu của đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả?

Trả lời

Kết cấu của đoạn thơ "Chị em Thúy Kiều":

- Bốn câu thơ đầu: giới thiệu về chung về hai chị em Thuý Kiều;

- Bốn câu thơ tiếp: Nét đẹp của Thuý Vân;

- Mười sáu câu thơ còn lại: Ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều.

Nhận xét kết cấu trên có liên quan gì đến trình tự miêu tả nhân vật của tác giả:

Trình tự miêu tả các nhân vật bắt đầu từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng phù hợp với kết cấu đoạn thơ, giúp người đọc hình dung được nét đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều, lại góp phần cho họ thấy ai mới là "nữ chính" tác giả sẽ tập trung khai thác về sau. Đây là một kết cấu vừa chặt chẽ, vừa hợp lí, dự báo nội dung về sau.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 2 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân? Qua những hình tượng ấy, em cảm nhận Thúy Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?

Trả lời

Những hình tượng mang tính ước lệ khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân:

- Khuôn trăng đầy đặn: Khuôn mặt tròn đầy như vầng trăng

- Hoa cười: Nụ cười đẹp như hoa nở

- Ngọc thốt: Giọng nói trong trẻo, sang quý như ngọc

- Mây thua nước tóc: Mái tóc dài, dày, đẹp, bồng bềnh tựa như mây

- Tuyết nhường màu da: Da trắng hơn tuyết

Qua những hình tượng nghệ thuật trên, em cảm nhận Thúy Vân có nét riêng về tính cách và nhan sắc như thế nào:

Về nhan sắc, Thúy Vân được miêu tả có nét mặt đầy đặn phúc hậu, giọng nói, làn da, mái tóc đều rất giống với quan niệm về nét đẹp của người con gái của người phương Đông. Nét đẹp nhan sắc này không chỉ con người mà thiên nhiên cũng phải "thua", "nhường". Trong xem tướng mệnh, đây là những quý tướng, có thể đoán cuộc sống của người này sẽ viên mãn, hạnh phúc.

Về tính cách, có thể thấy đây là một người con gái dịu dàng, đoan trang, khuôn phép, nết na thùy mị.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 3 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Khi gợi tả nhan sắc Thúy Kiều, tác giả đã sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác Thúy Vân?

Trả lời

Những điểm giống và khác nhau khi tác giả miêu tả hai chị em Thúy Kiều:

- Điểm giống:

  • Đều sử dụng nghệ thuật ước lượng để miêu tả hai chị em
  • Đều sử dụng cảnh thiên nhiên để so sánh, miêu tả nét đẹp của hai người

Điểm khác:

  • Tác giả chỉ dành bốn câu thơ để nói về riêng Thúy Vân nhưng dành đến mười hai câu thơ để mô tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
  • Nét đẹp của Vân chủ yếu được khắc họa ở ngoại hình, còn Thúy Kiều được miêu tả ở cả tài năng và nhan sắc
  • Vẻ đẹp của Vân theo khuôn mẫu còn Thúy Kiều ước lệ, không có khuôn mẫu nhất định mà phải tùy tưởng tượng mỗi người.
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 4 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào ở Thúy Kiều? Những vẻ đẹp ấy cho thấy Thúy Kiều là người như thế nào?

Trả lời

Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh vẻ đẹp về tài năng và tâm hồn của Thúy Kiều:

- Tài cầm kỳ thi họa, trong đó tác giả đặc biệt nhấn mạnh tài đánh đàn và sáng tác nhạc

- Tâm hồn thanh cao, tinh khiết như mai, như tuyết.

Vẻ đẹp ấy cho thấy Kiều là người như thế nào?

Vẻ đẹp về tài năng và tâm hồn cho thấy Kiều là một người con gái đẹp toàn diện, không có điểm nào chê được. Tuy nhiên vật cực tất phản, đây cũng là dự báo không lành cho tương lai của Thúy Kiều sau này

 

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 5 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Người ta thường nói: sắc đẹp của Thúy Vân mây thua nước tóc tuyết nhường màu da, còn sắc đẹp của Thúy Kiều

Trả lời

Sắc đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều là dự báo số phận của hai người, theo em điều này là đúng, bởi vì:

- Khi miêu tả Thúy Vân, tác giả sử dụng những từ "nhường", "thua"  cho thấy vẻ đẹp của nàng không bị thiên nhiên đố kị, những nét đẹp của nàng là những nét "phúc khí" trong nhân tướng học phương Đông, vì vậy số phận của nàng về sau bình yên, không trắc trở.

- Ngược lại khi miêu tả Thúy Kiều, tác giả dùng những từ như "ghen", "hờn", vẻ đẹp của nàng còn khiến thiên nhiên tạo hóa ghen tỵ thì sao mong có cuộc sống yên bình. Chưa kể, nét đẹp của nàng được miêu tả đến hoàn hảo rồi, vật cực tất phản. Bởi vậy dự báo cuộc sống đầy trắc trở, số phận éo le, bất hạnh.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 6 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Trong hai bức chân dung Thúy Kiều và Thúy Vân, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?

Trả lời

Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, bức chân dung Thuý Kiều nổi bật hơn. Vì:

- Kiều là nhân vật chính trong tác phẩm này,  mọi câu chuyện sẽ xoay quanh cuộc đời đầy gian truân của nàng.

- Số lượng câu thơ miêu tả Thúy Kiều áp đảo số lượng câu thơ miêu tả Thúy Vân

- Vẻ đẹp của Thuý Vân chủ yếu là về nhan sắc và tính tình còn Thuý Kiều được gợi tả cả về nhan sắc, tài năng và tâm hồn.

- Đây là dụng ý của tác giả muốn sử dụng nghệ thuật đòn bẩy, tả em trước để làm nổi bật lên hình ảnh cô chị.

Soạn bài Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) ngắn nhất

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 1 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Hãy tìm hiểu kết cấu của đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả?

Trả lời

Câu 1: Đoạn thơ có thể chia làm ba phần: 

  Phần thứ nhất (4 câu đầu): Giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều.

  Phần thứ hai (4 câu tiếp theo): Gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân.

  Phần thứ ba (còn lại): Ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều.

Nhân vật Thuý Kiều là nhân vật trung tâm và quan trọng nên tác giả đã dành nhiều câu thơ để miêu tả, lấy vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền để khắc họa vẻ đẹp của Thúy Kiều.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 2 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân? Qua những hình tượng ấy, em cảm nhận Thúy Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?

Trả lời

Những hình tượng mang tính ước lệ khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân:

- Khuôn trăng đầy đặn

- Nét ngài nở nang

 - Hoa cười, ngọc thốt

- Mây thua, tuyết nhường

Qua những hình tượng nghệ thuật trên, em cảm nhận Thúy Vân có nét riêng về tính cách và nhan sắc như thế nào:

Qua những hình ảnh ước lệ kể trên, em thấy được vẻ đẹp phúc hậu, dịu dàng đằm thắm; nằm trong khuôn khổ tự nhiên của Thúy Vân, dự báo một cuộc đời ấm êm, hạnh phúc và viên mãn.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 3 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Khi gợi tả nhan sắc Thúy Kiều, tác giả đã sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác Thúy Vân?

Trả lời

Những điểm giống và khác nhau khi tác giả miêu tả hai chị em Thúy Kiều:

- Giống nhau: Đều sử dụng những hình ảnh ước lệ thiên nhiên để miêu tả hai chi em

- Khác nhau: 

  • Số câu thơ miêu tả Thúy Kiều nhiều hơn
  • Vẻ đẹp của Thúy Vân được miêu tả từng đường nét theo khuôn mẫu trong khi Thúy Kiều không theo khuôn mẫu.
  • Kiều được miêu tả kỹ hơn về tài năng nhưng Vân thì không.
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 4 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào ở Thúy Kiều? Những vẻ đẹp ấy cho thấy Thúy Kiều là người như thế nào?

Trả lời

Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh về vẻ đẹp của tài năng và tâm hồn Thúy Kiều.

- Vẻ đẹp về tài năng và tâm hồn cho thấy Kiều là một người con gái đẹp toàn diện, không có điểm nào chê được. Tuy nhiên vật cực tất phản, đây cũng là dự báo không lành cho tương lai của Thúy Kiều sau này

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 5 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Người ta thường nói: sắc đẹp của Thúy Vân mây thua nước tóc tuyết nhường màu da, còn sắc đẹp của Thúy Kiều

Trả lời

Sắc đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều là dự báo số phận của hai người, theo em điều này là đúng, bởi vì:

Sơ qua tưởng rằng sắc đẹp của Thúy Kiều hơn Thúy Vân, tuy nhiên ta thấy khi miêu tả Vân, tác giả dùng những từ như "thua", "nhường" - dấu hiệu của sự hiền hòa, êm ả. Còn của Kiều dùng "ghen", "hờn" là dấu hiệu cho thấy cuộc sống sóng gió, tài hoa bạc mệnh.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 6 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Trong hai bức chân dung Thúy Kiều và Thúy Vân, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?

Trả lời

Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, bức chân dung Thuý Kiều nổi bật hơn. Vì:

- Số câu thơ miêu tả Kiều nhiều hơn Vân

- Vân chỉ được miêu tả về nhan sắc, tính tình còn Kiều được miêu tả thêm về tài năng và tâm hồn.

- Mặc dù là em nhưng tác giả lại tả trước với tác dụng làm đòn bẩy để khắc họa rõ nét hơn hình tượng người chị Thúy Kiều.

Soạn bài Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) hay nhất

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 1 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Hãy tìm hiểu kết cấu của đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả?

Trả lời

Kết cấu của đoạn thơ "Chị em Thúy Kiều":

- Bốn câu thơ đầu: Giới thiệu chung về nét đẹp của chị em Thúy Kiều và Thúy Vân.

- Bốn câu thơ tiếp: Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân.

- Mười hai câu thơ tiếp: Ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều.

- Còn lại: Khái quát cuộc sống phong lưu, nền nếp, đức hạnh của chị em Thúy Kiều

Nhận xét kết cấu trên có liên quan gì đến trình tự miêu tả nhân vật của tác giả:

Với bố cục như trên, ban đầu tác giả đã mô tả khái quát vẻ đẹp của cả hai chị em, giúp người đọc có cái nhìn tổng quát. Hai phần sau tập trung miêu tả vẻ đẹp và tài năng của từng người. Dụng ý của trình thự miêu tả nhân vật như thế này, ngoài việc khắc họa rõ nét nét đẹp và cá tính từng nhân vật, còn có tác dụng lấy Vân làm nền cho Kiều, Thúy Vân chỉ được miêu tả qua bốn câu thơ, còn Thúy Kiều thì dài hơn rất nhiều. Điều này nhằm mục đích làm nổi bật lên nhân vật chính mà tác giả muốn nói tới.

 

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 2 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân? Qua những hình tượng ấy, em cảm nhận Thúy Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?

Trả lời

Những hình tượng mang tính ước lệ khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân:

- Khuôn trăng đầy đặn: Khuôn mặt tròn đầy như vầng trăng

- Hoa cười: Nụ cười đẹp như hoa nở

- Ngọc thốt: Giọng nói trong trẻo, sang quý như ngọc

- Mây thua nước tóc: Mái tóc dài, dày, đẹp, bồng bềnh tựa như mây

- Tuyết nhường màu da: Da trắng hơn tuyết

Qua những hình tượng nghệ thuật trên, em cảm nhận Thúy Vân có nét riêng về tính cách và nhan sắc như thế nào:

Về nhan sắc, Thúy Vân được miêu tả là:

Ngay từ đầu tác giả đã khẳng định phong thái của Thúy Vân là một tiểu thư quý tộc, khí chất hơn người bình thường. Tiếp đến nét mặt đầy đặn phúc hậu, giọng nói, làn da, mái tóc, lông mày đều rất giống với quan niệm về nét đẹp của người con gái của người phương Đông thời bấy giờ. Nét đẹp nhan sắc này không chỉ con người ủng hộ mà còn được thiên nhiên hưởng ứng, cũng phải "thua", "nhường". Trong xem tướng mệnh, đây là những quý tướng, có thể đoán cuộc sống của người này sẽ ấm êm, viên mãn và hạnh phúc.

Về tính cách, có thể thấy đây là một người con gái dịu dàng, đoan trang, khuôn phép, nết na thùy mị.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 3 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Khi gợi tả nhan sắc Thúy Kiều, tác giả đã sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác Thúy Vân?

Trả lời

Những điểm giống và khác nhau khi tác giả miêu tả hai chị em Thúy Kiều:

- Giống nhau:

  • Đều sử dụng thiên nhiên làm chuẩn mực để miêu tả vẻ đẹp của hai chị em
  • Cả hai chị em đều được miêu tả với vẻ đẹp tuyệt đối hóa - đẹp đến mức không ai sánh bằng, không thể đẹp thêm
  • Đều sử dụng biện pháp nghệ thuật ước lệ

- Khác nhau:

  • Thúy Vân chỉ được miêu tả bằng bốn câu thơ trong khi Thúy Kiều được miêu tả với số lượng gấp ba lần. Ngoài miêu tả nhan sắc, tác giả còn miêu tả Kiều ở góc độ tài năng và vẻ đẹp tâm hồn.
  • Vẻ đẹp của Thúy Vân được miêu tả chi tiết, theo khuôn mẫu theo quan điểm của người Á Đông: Mặt tròn như vầng trăng, nét ngài nở nang (lông mày hơi đậm, kiểu mắt phượng mày ngài), da trắng nõn nà, tóc dày mượt. Người đọc có thể hình dung về nhan sắc của Thúy Vân. Còn Thúy Kiều được miêu tả một cách khó ước lượng hơn với "làn thu thủy, nét xuân sơn" như tích tụ tinh hóa của trời đất khiến hoa ghen, liễu hờn,... Vẻ đẹp của Kiều không có khuôn mẫu, mỗi người đọc sẽ tự hình dung về một nàng Kiều của riêng mình.
  • Như trên đã nói, Kiều còn được miêu tả dưới góc độ của một "tài nữ" khi cầm, kỳ, thi, họa đều biết. Quan trọng là tác giả còn miêu tả Kiều dường như cái gì cũng hơn người.

 

 

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 4 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào ở Thúy Kiều? Những vẻ đẹp ấy cho thấy Thúy Kiều là người như thế nào?

Trả lời

Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh vẻ đẹp về tài năng và tâm hồn của Thúy Kiều:

- Về tài năng

"Sắc đành đòi một, tài đành họa hai

....

Một thiên bạc mệnh lại não nhân"

Thúy Kiều am hiểu cầm, kỳ, thi, họa, thông thạo ngũ âm (âm nhạc). Ngoài vẻ đẹp ít ai bì kịp thì tài năng của nàng cũng rất vượt trội. Tài năng của nàng hội đủ những thứ cần có trong quan niệm thời đại phong kiến.

- Về tâm hồn:

"Mai cốt cách, tuyết tinh thần" - Đây là câu thơ miêu tả tâm hồn cao quý như hoa mai, trong trắng như tuyết của Thúy Kiều. Cả hai chị em nàng đều sống êm đềm, đoan trang, thanh lịch, chứng tỏ dòng dõi thư hương có nề nếp.

Vẻ đẹp ấy cho thấy Kiều là người như thế nào?

Vẻ đẹp về trí tuệ và tâm hồn trên cho thấy Kiều ngoài là một người có tài năng, tâm hồn cao quý còn cho thấy đây là một người đa sầu đa cảm (sáng tác "một thiên bạc mệnh"), đồng thời cũng dự cảm một số phận éo le, trắc trở.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 5 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Người ta thường nói: sắc đẹp của Thúy Vân mây thua nước tóc tuyết nhường màu da, còn sắc đẹp của Thúy Kiều

Trả lời

Sắc đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều là dự báo số phận của hai người, theo em điều này là đúng, bởi vì:

- Sắc đẹp của Thúy Vân được miêu tả là "thua" và "nhường" tức là không có sự xung đột mà được thiên nhiên nâng đỡ, ưu đãi nên dự đoán nàng sẽ có một cuộc sống êm đềm và hạnh phúc. Trong khi đó, khi tả Kiều, tác giả đã dùng những từ "hờn", "ghen" như vậy sắc đẹp của nàng khiến tạo hóa cũng phải ghen tỵ. Con người một khi đã lâm vào cảnh bị ghen tỵ sẽ thường gặp những vất vả, truân chuyên. Chưa kể, tác giả đã miêu tả Thúy Kiều với vẻ đẹp tuyệt đối, mà trong quan niệm nhiều người, vật cực tất phản, tốt quá hóa lốp. Thêm nữa, số dòng thơ miêu tả Thúy Kiều cũng nhiều hơn Thúy Vân, nếu cuộc đời êm ả sẽ chẳng có gì để nói nhiều, chỉ có số phận trắc trở mới có nhiều điều để nói. Tất cả những điều này chẳng khác nào dự báo số phận của nàng đã qua thời huy hoàng nhất, về sau sẽ phải tiếp nhận nhiều long đong, lận đận của cuộc sống.

- Đây là chi tiết nghệ thuật đầy dụng ý mà tác giả đã sử dụng. Và đây cũng không phải là chi tiết duy nhất trong tác phẩm Truyện Kiều sử dụng nghệ thuật này, tham khảo những đoạn trích về sau chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.

 

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 6 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Trong hai bức chân dung Thúy Kiều và Thúy Vân, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?

Trả lời

Trong hai bức chân dung, chúng ta dễ thấy rằng, bức chân dung của Thúy Kiều được miêu tả nổi bật hơn bởi số câu thơ tả Thúy Kiều (12 câu) gấp ba lần số câu thơ miêu tả Thúy Vân (4 câu). Bên cạnh đó, Vân chỉ được miêu tả chi tiết về khuôn mặt, trong khi Kiều được miêu tả thêm phần tài năng và tâm hồn. Việc miêu tả Vân trước để làm đòn bẩy với tác dụng khắc họa rõ nét hơn về Kiều vốn là dụng ý của tác giả. Cũng rất đơn giản bởi Kiều là nhân vật chính của toàn bộ câu chuyện này nên "đất diễn" chắc chắn sẽ nhiều hơn, sẽ được khắc họa nổi bật hơn để người đọc chú ý.

Xem tiếp: Soạn bài Cảnh ngày xuân

0.05727 sec| 2497.531 kb