Soạn văn Lớp 10

Soạn bài Đọc thêm: Cáo bệnh, bảo mọi người - Thiền sư Mãn Giác

261 lượt xem
Soạn bài: Đọc thêm " Cáo bệnh, bảo mọi người" - Thiền sư Mãn Giác- ngữ văn 10 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, sytu giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn đọc thêm Cáo bệnh, bảo mọi người - Thiền sư Mãn Giác cực ngắn – sytu

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Đọc thêm: Cáo bệnh, bảo mọi người - Thiền sư Mãn Giác phổ thông nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Hai câu thơ đầu nói lên quy luật nào của tự nhiên? Nếu đảo vị trí câu thơ thứ hai lên câu đầu thì ý thơ khác nhau như thế nào?

Trả lời

- Hai câu thơ :

"Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai"

Nhằm diễn tả quy luật biến đổi của thiên nhiên. Cảnh vật, cây cối , thiên nhiên xung quanh sẽ biến đổi theo từng mùa. Mùa xuân trong tác phẩm được đề cập 2 lần ở 2 câu đầu nhưng với nghĩa đối nhau, đầu tiên là "xuân khứ" sau đó là "xuân đáo" , tương tự cây cối ở hai khung cảnh cũng có sự đối lặp với "hoa lạc" và "hoa khai". Tác giả đã tinh tế khi chủ đích sắp xếp hình ảnh " xuân khứ - hoa lạc" trước "xuân đáo - hoa khai" để thể hiện sự luân hồi của thiên nhiên. Hoa tàn rồi lại nở, mùa xuân qua đi nhưng rồi mùa xuân lại đến, thể hiện một tinh thần lạc quan trước những sự biến đổi của cuộc đời.

-Nếu đảo ngược vị trí câu thơ thứ hai lên đầu, tuy vẫn nói lên được quy luật luân hồi của thiên nhiên nhưng nó sẽ mất đi sự tích cực, lạc quan trong ý nghĩa câu thơ, nếu đổi câu thơ thứ 2 lên trên ý nghĩa của 2 câu đầu sẽ là mùa xuân đến nhưng rồi cũng qua, thể hiện sự bi quan về cuộc sống.

-Nếu đảo ngược vị trí câu thơ thứ hai lên đầu thì mặc dù vẫn nói lên được quy luật tuần hoá biến đổi nhưng đó sẽ là nhìn sự vận động theo quy luật xuân tới để xuân qua, hoa tươi để hoa rụng, chứ không theo quy luật sinh trưởng phát triển tự nhiên (xuân qua rồi xuân tới, hoa rụng rồi hoa tươi).

Câu 2
Câu 2 (trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Câu thơ 3 và 4 nói lên quy luật gì trong cuộc sống của con người? Cảm nhận về tâm trạng của tác giả qua hai câu thơ này.

Trả lời

Hai câu thơ

"Sự trục nhân tiền quá

Lão tòng đầu thượng lai"

- Câu 3 và 4 diễn tả sự chuyển động, biến đổi của vòng đời con người. Thời gian , sự việc tưởng như trước mắc nay đã qua rồi, thời gian trôi nhanh, đến con người cũng chịu sự chi phối của thời gian. Năm tháng qua đi, mái đầu bạc đã xuất hiên biểu trưng cho tuổi già đã đến. Đó là minh chứng cụ thể nhất cho quy luật biến đổi của con người trước thời gian. 

- Nhà thơ ở hai câu thơ này mang một tâm trạng phức tạp, tiếc nuối khi hời gian của đời người thì ngắn ngủi , những chuyện muốn làm vẫn chưa hết, không thể đuổi theo kịp thời gian của vũ trụ.

Câu 3
Câu 3 (trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Hai câu cuối có phải là thơ tả thiên nhiên không? Câu đầu và câu cuối có mâu thuẫn không? Vì sao? Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng cành mai trong câu thơ cuối?

Trả lời

a. Hai câu cuối không có ý tả cảnh thiên nhiên

b.Trong hai câu thơ cuối, tác giả mượn việc miêu tả thiên nhiên mà nói đến một quan niệm triết lý trong Phật giáo; con người khi đã hiểu được chân lý và quy luật của cuộc đời này sẽ mang một sức mạnh lớn lao, một tâm hồn nhẹ nhàng,ung dung , tự tại trước sự vần xoay của cuộc đời. Thiền sư cũng thế, khi đã trở về với bản thể vĩnh hằng, không sinh, không diệt như cánh mai kia dù tươi hay tàn, dù xuân đến xuân đi bao lần.  

c. Hình tượng cành mai đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận: Được biết hoa mai là loài hoa chịu được cái giá rét của mùa đông. Sức sống mãnh liệt trong mùa đông giá rét, hoa mai nở trong đêm đông như một biểu tượng sức mạnh , báo hiệu cho một mùa xuân vui tươi lại đến. Hình ảnh hoa mai cũng như chính là biểu tượng cho một kiếp người. "Chớ bảo hoa tàn hoa rụng hết" nghĩa là đừng thấy sự sống một con người kết thúc nghĩa là nó sẽ mất đi mãi, ở câu "đêm qua, một cành mai trước sân" chính là sự biểu tượng cho một sự sống mới bắt đầu, đó cũng chính là quan niệm mới mẻ trong sáng tác của thiền sư Mãn Gíac.

Câu 4
Câu 4 (trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ lòng yêu đời và cái nhìn lạc quan của tác giả.

Trả lời

- Nhân sinh quan về một cuộc đời đầy sự lạc quan và yêu đời của nhà thơ đã được thể hiện rõ nét qua tác phẩm. Xuất hiện đầu tiên trong tác phẩm chính là hình ảnh " Xuân khứ bách hoa lạc", những tưởng sẽ gợi ra một sự bi quan, thế nhưng ở câu thơ tiếp theo " Xuân đáo bách hoa khai" đã thể hiện một quna niệm sống mới mẻ. Thể hiện sự nhìn nhận những sự vật mất đi một cách nhẹ nhàng vì rồi nó sẽ quay lại. Tương tự ở hai câu cuối cũng thế, "mạc vị xuân tàn hoa lạc tận" nghĩa là đừng nghĩ xuân hết hoa sẽ rụng hết bởi vì "đình tiền tạc dạ nhất chi mai", nghãi là trong đêm qua một cành hoa đã mọc. Thể hiện sự tin tưởng vào vòng tuần hoàn của cuộc đời, thái độ lạc quan của tác giả . Dù tác phẩm được viết khi nhà sư Mãn Giác  đang đau bệnh nhưng trong lời thơ vẫn toát lên được sự bình thản, yêu đời xuất phát từ một tâm hồn đầy bản lĩnh, ung dung và tự tại.

Bố cục
Bố cục
Bố cục

Trả lời

Bố cục: 2 phần

- Bốn câu thơ đầu: Quy luật bất biến của cuộc đời.

- Hai câu thơ sau: Nhân sinh quan của tác giả về cuộc đời.

ND chính
Nội dung chính
Nội dung chính

Trả lời

Ở tác phẩm "Cáo bệnh, bảo mọi người" , thông qua sự quan sát thiên nhiên xung quanh, Thiền sư Nguyễn Giác đã phát hiện ra quy luận vận động không ngừng của thời gian, vòng luân hồi của cuộc đời. Thể hiện cảm giác tiếc nuối thời gian tuy nhiên tác giả đã có sự sáng tạo chính là nhìn quy luật ấy bằng cái nhìn lạc quan , yêu đời , thể hiện một nhân sinh quan cao đẹp, một tinh thần tự tại , ung dung và cống hiến hết mình cho một cuộc đời có ý nghĩa.

 

 

 

Soạn bài Đọc thêm: Cáo bệnh, bảo mọi người - Thiền sư Mãn Giác ngắn nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Hai câu thơ đầu nói lên quy luật nào của tự nhiên? Nếu đảo vị trí câu thơ thứ hai lên câu đầu thì ý thơ khác nhau như thế nào?

Trả lời

Hai câu thơ đầu diễn tả quy luật biến đổi của thiên nhiên với sự tích cực, lạc quan của tác giả khi xếp câu thơ "Xuân khứ bách hoa lạc" trước câu thơ "Xuân đáo bách hoa khai".

-Nếu đảo ngược vị trí câu thơ thứ hai lên đầu thì mặc dù vẫn nói lên được quy luật tuần hoá biến đổi nhưng đó sẽ là nhìn sự vận động theo quy luật xuân tới để xuân qua, hoa tươi để hoa rụng, sẽ mất đi sự lạc quan, tích cực của ý nghĩa tác phẩm.

Câu 2
Câu 2 (trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Câu thơ 3 và 4 nói lên quy luật gì trong cuộc sống của con người? Cảm nhận về tâm trạng của tác giả qua hai câu thơ này.

Trả lời

Câu ba và câu bốn nói lên quy luật đời người: sinh, lão, bệnh, tử theo quan niệm Phật giáo.

   + Con người không thể chế ngự được thời gian, sự hạn hẹp trong một vòng tuần hoàn sinh mệnh của con người

   + Thời gian của con người không thể cạnh tranh cùng thời gian của vũ trụ

- Cuộc đời con người được ví như ảo ảnh

→ Hai câu thơ cuối là sự bâng khuâng tiếc nuối bởi thời gian tạo hóa vô tận, còn đời người thì ngắn ngủi

Câu 3
Câu 3 (trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Hai câu cuối có phải là thơ tả thiên nhiên không? Câu đầu và câu cuối có mâu thuẫn không? Vì sao? Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng cành mai trong câu thơ cuối?

Trả lời

Tác giả mượn thiên nhiên nói tới quan niệm triết lý của Phật giáo: con người khi hiểu được chân lí và quy luật thì sẽ vượt lên trên lẽ sinh diệt thông thường.

   + Thiền sư khi đắc đạo về cõi niết bàn, không sinh, không diệu như nhành mai kia cứ tươi bất kể xuân tàn

   + Tác giả mượn việc miêu tả thiên nhiên để nói tới quan niệm trong đạo Phật, con người giác ngộ sẽ vượt lên lẽ sinh diệt thường tình

→ Câu thơ cuối không hề có sự mâu thuẫn lẫn nhau, hình tượng hoa mai là biểu tượng cho ý niệm niết bàn của Phật giáo.

Câu 4
Câu 4 (trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ lòng yêu đời và cái nhìn lạc quan của tác giả.

Trả lời

- Cách mở đầu và kết thúc bài thơ như một vòng tròn, với những hình ảnh đối lập

   + Mở đầu bằng hình ảnh hoa nở, hoa tàn sau đó, kết thúc bài thơ hình ảnh xuân tàn nhưng nổi bật hình ảnh “chi mai”- nhành mai.

- Từ ngữ làm nên tính chất khẳng định của câu kết:

   + “Nhất chi mai”: hình ảnh hoa mai tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của con người vượt trên khó khăn. Cũng như sự giác ngộ trong nhận thức của con người

- Tâm trạng nhà thơ bâng khuâng, nuối tiếc của tác giả trước sự chảy trôi của thời gian

Bố cục
Bố cục
Bố cục

Trả lời

Bố cục: 2 phần

- Bốn câu thơ đầu: Quy luật bất biến của cuộc đời.

- Hai câu thơ sau: Nhân sinh quan của tác giả về cuộc đời.

ND chính
Nội dung chính
Nội dung chính

Trả lời

Cáo tật thị chúng chứa đụng một quan niệm , triết lí nhân sinh sâu sắc. Thông qua sự giác ngộ ra sự luân hồi của thời gian và sự sống, tác giả đã có cái nhìn lạc quan về cuộc sống dù thời gian vẫn cứ trôi đi, thôi thúc con người không thể sống một cuộc đời vô nghĩa.

Soạn bài Đọc thêm: Cáo bệnh, bảo mọi người - Thiền sư Mãn Giác hay nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Hai câu thơ đầu nói lên quy luật nào của tự nhiên? Nếu đảo vị trí câu thơ thứ hai lên câu đầu thì ý thơ khác nhau như thế nào?

Trả lời

- Hai câu thơ :

"Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai"

Nhằm diễn tả quy luật biến đổi của thiên nhiên. Cảnh vật, cây cối , thiên nhiên xung quanh sẽ biến đổi theo từng mùa. Mùa xuân trong tác phẩm được đề cập 2 lần ở 2 câu đầu nhưng với nghĩa đối nhau, đầu tiên là "xuân khứ" sau đó là "xuân đáo" , tương tự cây cối ở hai khung cảnh cũng có sự đối lặp với "hoa lạc" và "hoa khai". Tác giả đã tinh tế khi chủ đích sắp xếp hình ảnh " xuân khứ - hoa lạc" trước "xuân đáo - hoa khai" để thể hiện sự luân hồi của thiên nhiên. Hoa tàn rồi lại nở, mùa xuân qua đi nhưng rồi mùa xuân lại đến, thể hiện một tinh thần lạc quan trước những sự biến đổi của cuộc đời.

-Nếu đảo ngược vị trí câu thơ thứ hai lên đầu, tuy vẫn nói lên được quy luật luân hồi của thiên nhiên nhưng nó sẽ mất đi sự tích cực, lạc quan trong ý nghĩa câu thơ, nếu đổi câu thơ thứ 2 lên trên ý nghĩa của 2 câu đầu sẽ là mùa xuân đến nhưng rồi cũng qua, thể hiện sự bi quan về cuộc sống.

Câu 2
Câu 2 (trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Câu thơ 3 và 4 nói lên quy luật gì trong cuộc sống của con người? Cảm nhận về tâm trạng của tác giả qua hai câu thơ này.

Trả lời

Hai câu thơ

"Sự trục nhân tiền quá

Lão tòng đầu thượng lai"

- Câu 3 và 4 diễn tả sự chuyển động, biến đổi của vòng đời con người. Thời gian , sự việc tưởng như trước mắc nay đã qua rồi, thời gian trôi nhanh, đến con người cũng chịu sự chi phối của thời gian. Năm tháng qua đi, mái đầu bạc đã xuất hiên biểu trưng cho tuổi già đã đến. Đó là minh chứng cụ thể nhất cho quy luật biến đổi của con người trước thời gian. 

- Nhà thơ ở hai câu thơ này mang một tâm trạng phức tạp, tiếc nuối khi hời gian của đời người thì ngắn ngủi , những chuyện muốn làm vẫn chưa hết, không thể đuổi theo kịp thời gian của vũ trụ.

Câu 3
Câu 3 (trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Hai câu cuối có phải là thơ tả thiên nhiên không? Câu đầu và câu cuối có mâu thuẫn không? Vì sao? Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng cành mai trong câu thơ cuối?

Trả lời

a. Hai câu cuối không có ý tả cảnh thiên nhiên

b.Trong hai câu thơ cuối, tác giả mượn việc miêu tả thiên nhiên mà nói đến một quan niệm triết lý trong Phật giáo; con người khi đã hiểu được chân lý và quy luật của cuộc đời này sẽ mang một sức mạnh lớn lao, một tâm hồn nhẹ nhàng,ung dung , tự tại trước sự vần xoay của cuộc đời. Thiền sư cũng thế, khi đã trở về với bản thể vĩnh hằng, không sinh, không diệt như cánh mai kia dù tươi hay tàn, dù xuân đến xuân đi bao lần.  

c. Hình tượng cành mai đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận: Được biết hoa mai là loài hoa chịu được cái giá rét của mùa đông. Sức sống mãnh liệt trong mùa đông giá rét, hoa mai nở trong đêm đông như một biểu tượng sức mạnh , báo hiệu cho một mùa xuân vui tươi lại đến. Hình ảnh hoa mai cũng như chính là biểu tượng cho một kiếp người. "Chớ bảo hoa tàn hoa rụng hết" nghĩa là đừng thấy sự sống một con người kết thúc nghĩa là nó sẽ mất đi mãi, ở câu "đêm qua, một cành mai trước sân" chính là sự biểu tượng cho một sự sống mới bắt đầu, đó cũng chính là quan niệm mới mẻ trong sáng tác của thiền sư Mãn Gíac.

Câu 4
Câu 4 (trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ lòng yêu đời và cái nhìn lạc quan của tác giả.

Trả lời

- Nhân sinh quan về một cuộc đời đầy sự lạc quan và yêu đời của nhà thơ đã được thể hiện rõ nét qua tác phẩm. Xuất hiệnđầu tiên trong tác phẩm chính là hình ảnh " Xuân khứ bách hoa lạc", những tưởng sẽ gợi ra một sự bi quan, thế nhưng ở câu thơ tiếp theo " Xuân đáo bách hoa khai" đã thể hiện một quna niệm sống mới mẻ. Thể hiện sự nhìn nhận những sự vật mất đi một cách nhẹ nhàng vì rồi nó sẽ quay lại. Tương tự ở hai câu cuối cũng thế, "mạc vị xuân tàn hoa lạc tận" nghĩa là đừng nghĩ xuân hết hoa sẽ rụng hết bởi vì "đình tiền tạc dạ nhất chi mai", nghãi là trong đêm qua một cành hoa đã mọc. Thể hiện sự tin tưởng vào vòng tuần hoàn của cuộc đời, thái độ lạc quan của tác giả . Dù tác phẩm được viết khi nhà sư Mãn Giác  đang đau bệnh nhưng trong lời thơ vẫn toát lên được sự bình thản, yêu đời xuất phát từ một tâm hồn đầy bản lĩnh, ung dung và tự tại.

Bố cục
Bố cục
Bố cục

Trả lời

Bố cục: 2 phần

- Bốn câu thơ đầu: Quy luật bất biến của cuộc đời.

- Hai câu thơ sau: Nhân sinh quan của tác giả về cuộc đời.

ND chính
Nội dung chính
Nội dung chính

Trả lời

Ở tác phẩm "Cáo bệnh, bảo mọi người" , thông qua sự quan sát thiên nhiên xung quanh, Thiền sư Nguyễn Giác đã phát hiện ra quy luận vận động không ngừng của thời gian, vòng luân hồi của cuộc đời. Thể hiện cảm giác tiếc nuối thời gian tuy nhiên tác giả đã có sự sáng tạo chính là nhìn quy luật ấy bằng cái nhìn lạc quan , yêu đời , thể hiện một nhân sinh quan cao đẹp, một tinh thần tự tại , ung dung và cống hiến hết mình cho một cuộc đời có ý nghĩa.

0.05412 sec| 2449.422 kb