Soạn văn Lớp 9

Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu

602 lượt xem
Soạn bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - ngữ văn 9 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp các em học sinh có thể nắm vững kiến thức và chuẩn bị bài tốt hơn trước khi lên lớp, sytu giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Soạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga cực ngắn - sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu phổ thông nhất

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 1 (trang 115 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Kiểu kết cấu truyền thống nào đã được sử dụng trong truyện Lục Vân Tiên? Đối với văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu văn chương ấy có ý nghĩa gì?

Trả lời

Kết cấu truyền thống trong truyện Lục Vân Tiên:

- Kết cấu được viết theo trình tự thời gian, cái gì xảy ra trước kể trước, xảy ra sau kể sau. Motip truyện cũng rất quen thuộc: đang sống yên bình - gặp nạn - được cứu - trả ơn. Cốt truyện xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính bao gồm những biến cố và kết cục luôn có hậu.

Ý nghĩa của kết cấu đó:

Đối với loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kết cấu này giúp người đọc, người nghe dễ hiểu; mạch truyện rõ ràng mạch lạc, phù hợp với sở thích của phần đông những người bình dân. Mô típ truyện quen thuộc cho thấy khát vọng ngàn đời của mỗi con người là ở hiền gặp lành, chính nghĩa thắng gian tà.

 

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 2 (trang 115 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Đọc đoạn trích em cảm nhận Lục Vân Tiên là con người thế nào? Hãy phân tích những phẩm chất của nhân vật qua hành động đánh cướp và qua cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga?

Trả lời

Qua đoạn trích em thấy Lục Vân Tiên là một vị anh hùng, dũng cảm đối mặt với kẻ gian ác, trọng lễ giáo với dân lành. Đây là hình tượng lý tưởng trong văn học thời xưa: 

- Khi đánh cướp:

Lúc này, chàng vừa rời trường học bước vào đời, gặp tình huống “bất bình” nhưng không run sợ, dũng cảm một mình đánh tan đám cướp. Hình ảnh Lục Vân Tiên được miêu tả giống như dũng tướng Triệu Tử Long trong truyện Tam Quốc mà người đời ai cũng thán phục.

- Cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga:

Vẫn giữ tinh thần của một bậc anh hùng hảo hán, Lục Vân Tiên cư xử nhẹ nhàng với hai cô gái đang run sợ trong xe. Tài đức của bậc anh hùng là bênh vực kẻ yếu, diệt kẻ bạo tàn, hình tượng của Lục Vân Tiên thể hiện rất rõ điều này. Chàng cũng thể hiện mình là một người trọng lễ nghĩa, làm ơn không cần đền ơn; cũng rất tinh tế, tỉ mỉ khi hỏi thăm họ tên, quê quán, lý do gặp nạn để giúp đỡ người gặp nạn đến cùng.

 

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 3 (trang 115 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thế nào? Hãy phân tích qua ngôn ngữ, cử chỉ của nàng?

Trả lời

Qua lời nói chúng ta thấy Kiều Nguyệt Nga là một người con hiếu thảo, được dạy dỗ cẩn thận, thùy mị nết na:

- Cách xưng hô: “quân tử” - “tiện thiếp" rất khiêm nhường

- Cách nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước: Làm con đâu dám cãi cha”, liễu yếu đào tơ, giừa đường gặp phải bụi dơ đã phần

- Biết cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết, vừa trả lời được câu hỏi của Lục Vân Tiên vừa thể hiện được tấm lòng biết ơn của mình với ân công.

Qua cách cư xử chúng ta thấy thêm một Kiều Nguyệt Nga trọng tình trọng nghĩa, biết cảm ơn người đã giúp đỡ mình:

- Quân tử tạm ngồi - lạy rồi sẽ thưa

- Mặc dù trinh tiết quan trọng nhưng không quan trọng bằng việc biết ơn người đã giúp đỡ mình

- Nàng thấy rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn Lục Vân Tiên

Đặt trong hoàn cảnh lễ giáo phong kiến khắt khe, chúng ta có thể thấy một tâm hồn đẹp từ Kiều Nguyệt Nga - cũng là một trong những điều mà tác giả muốn hướng tới.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 4 (trang 115 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Theo em, nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình , nội tâm hay hành động cử chỉ? Điều đó cho thấy truyện Lục Vân Tiên gần với loại truyện nào đã học?

Trả lời

- Các nhân vật trong đoạn trích được miêu tả chủ yếu qua hành động, lời nói, cử chỉ mà không miêu tả bề ngoài và tâm trạng.

- Qua đó em thấy truyện Lục Vân Tiên gần với thể loại truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích,…), được kể theo trình tự thời gian, hình tượng nhân vật được xây dựng nhất quán từ đầu, chính nghĩa thắng gian tà.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 5 (trang 115 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích?

Trả lời

Nhận xét về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn thơ

Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị như cách người dân Nam Bộ đang kể chuyện cho nhau nghe, vừa tự nhiên lại dễ đi vào quần chúng. Mặc dù thiếu đi phần trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại có thêm phần dễ gần, dễ nhớ, là đại diện cho dòng văn học bình dân.

Bên cạnh đó, ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ cũng rất đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết, phù hợp với tính cách nhân vật.

LUYỆN TẬP
Trả lời câu 5 (trang 116 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Sắc thái riêng từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đọan trích (Phong Lai, Vân Tiên, Nguyệt Nga).

Trả lời

Sắc thái riêng từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích:

- Phong Lai: Lời thoại thể hiện tính tình hung dữ, ngạo mạn, gian ác của một tên cướp

- Vân Tiên: Đối với tên cướp Phong Lai thì mạnh mẽ, dứt khoát, hùng hồn như một vị anh hùng lẫm liệt; đối với Kiều Nguyệt Nga thì dịu dàng, nhẹ nhàng, giữ lễ nghĩa của một thư sinh nho nhã.

- Nguyệt Nga: Trong lúc hoảng sợ vẫn toát ra nét dịu dàng khuê các, đoan trang.

Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu ngắn nhất

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 1 (trang 115 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Kiểu kết cấu truyền thống nào đã được sử dụng trong truyện Lục Vân Tiên? Đối với văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu văn chương ấy có ý nghĩa gì?

Trả lời

Truyện Lục Vân Tiên được kết cấu theo trình tự thời gian. Đối với loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kết cấu như thế này rất dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ truyền miệng.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 2 (trang 115 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Đọc đoạn trích em cảm nhận Lục Vân Tiên là con người thế nào? Hãy phân tích những phẩm chất của nhân vật qua hành động đánh cướp và qua cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga?

Trả lời

Đọc đoạn trích, em thấy Lục Vân Tiên ngoài là một người anh hùng, có tấm lòng cao thượng còn là người tinh tế, tỉ mỉ, rất trọng lễ nghĩa đạo lí.

Điều này được thể hiện qua hành động:

- Khi đánh cướp thì dũng cảm xông pha, cứu giúp người dân bị gặp nạn, "giữa đường thấy sự bất bình chẳng tha".

- Đối với Kiều Nguyệt Nga trọng lễ nghĩa, cứu người không cần báo đáp, hỏi thăm tình huống để giúp người giúp cho trót.

 

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 3 (trang 115 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thế nào? Hãy phân tích qua ngôn ngữ, cử chỉ của nàng?

Trả lời

Qua hành động và cử chỉ của mình, Kiều Nguyệt Nga đã cho thấy đây là một người con gái có gia giáo, hiếu thảo, biết nghe lời cha mẹ, ăn nói dịu dàng lễ phép. Đây cũng là một cô gái biết trước sau, trọng ân nghĩa. Điều này được thể hiện qua các chi tiết:

- Lạy rồi sẽ thưa

- Làm con đâu dám cãi lời mẹ cha

- Hết mực cảm ơn người cứu nạn, muốn mời về nhà để báo đáp, áy náy khi không có gì để đền ơn

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 4 (trang 115 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Theo em, nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình , nội tâm hay hành động cử chỉ? Điều đó cho thấy truyện Lục Vân Tiên gần với loại truyện nào đã học?

Trả lời

Hai nhân vật trong đoạn trích đều được miêu tả chủ yếu qua hành động, cử chỉ, lời nói. Điều này cho thấy truyện gần với thể loại truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích,...)

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 5 (trang 115 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích?

Trả lời

Ta thấy trong đoạn trích tác giả đã sử dụng ngôn ngữ rất mộc mạc, bình dị, như lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân Nam Bộ; thể hiện tính cách của con người nơi đây vừa dễ gần, lại bộc trực, thẳng thắn, yêu ghét rõ ràng, có nghĩa khí.

 

    LUYỆN TẬP
    Trả lời câu 5 (trang 116 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
    Sắc thái riêng từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đọan trích (Phong Lai, Vân Tiên, Nguyệt Nga).

    Trả lời

    Sắc thái riêng từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích:

    - Phong Lai: Thể hiện tính tình hung dữ, ngạo mạn, gian ác của một tên cướp

    - Vân Tiên: Đối với tên cướp Phong Lai thì mạnh mẽ, dứt khoát, hùng hồn; đối với Kiều Nguyệt Nga thì dịu dàng, nhẹ nhàng, giữ lễ nghĩa.

    - Nguyệt Nga: Trong lúc hoảng sợ vẫn toát ra nét dịu dàng khuê các, đoan trang.

    Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu hay nhất

    ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
    Trả lời câu 1 (trang 115 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
    Kiểu kết cấu truyền thống nào đã được sử dụng trong truyện Lục Vân Tiên? Đối với văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu văn chương ấy có ý nghĩa gì?

    Trả lời

    Kết cấu truyền thống trong truyện Lục Vân Tiên:

    - Kết cấu được viết theo trình tự thời gian, cái gì xảy ra trước kể trước, xảy ra sau kể sau. Đây là kết cấu truyền thống trong văn học xưa khác với kết cấu quá khứ hiện tại đan xen như văn học hiện đại.

    - Motip truyện cũng rất quen thuộc: đang sống yên bình - gặp nạn - được cứu - trả ơn. Cốt truyện xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính bao gồm những biến cố và kết cục luôn có hậu.

    - Truyện được viết theo lối chương hồi quen thuộc. 

    Ý nghĩa của kết cấu đó:

    Đối với loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kết cấu này giúp người đọc, người nghe dễ hiểu; mạch truyện rõ ràng mạch lạc, phù hợp với sở thích của phần đông những người bình dân. Mô típ truyện quen thuộc cho thấy khát vọng ngàn đời của mỗi con người là ở hiền gặp lành, chính nghĩa thắng gian tà.

      ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
      Trả lời câu 2 (trang 115 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
      Đọc đoạn trích em cảm nhận Lục Vân Tiên là con người thế nào? Hãy phân tích những phẩm chất của nhân vật qua hành động đánh cướp và qua cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga?

      Trả lời

      - Qua đoạn trích, em thấy Lục Vân Tiên là một hình mẫu nhân vật lý tưởng mà tác giả muốn đề cao, bao gồm các phẩm chất tốt đẹp:

      • Lục Vân Tiên là một chàng trai dũng cảm, văn võ song toàn
      • Lục Vân Tiên là một người rất trọng nghĩa khí, lễ nghĩa

      - Phân tích phẩm chất của Lục Vân Tiên qua hành động đánh cướp và cư xử với Kiều Nguyệt Nga:

      • Khi đánh cướp: Lục Vân Tiên là một người dũng cảm

      Dám xả thân vì nghĩa khi thấy bọn cướp quấy nhiễu dân lành đã không sợ hiểm nguy mà ra tay cứu giúp. Tác giả sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật để miêu tả hành động trượng nghĩa này như động từ mạnh "tả đột hữu xung", so sánh Lục Vân Tiên với Triệu Tử, thành ngữ "trở tay chẳng kịp",... Chàng thể hiện mình là một vị anh hùng thực sự khi chỉ có một mình, dùng gậy làm vũ khí mà dám chống lại đám cướp, đánh cho chúng tan tác, thậm chí Phong Lai còn "thác rày thân vong". Nhịp thơ nhanh, mạnh, dứt khoát cũng góp phần khắc họa phẩm chất tốt đẹp của Lục Vân Tiên.

      • Khi trò chuyện cùng Kiều Nguyệt Nga: Lục Vân Tiên là một người rất trọng nghĩa khí, lễ nghĩa

      Sau khi đuổi được cướp, chàng hỏi han một cách ân cần nhưng khi thấy hai cô gái ăn nói khép nép muốn trả ơn chàng đã ngăn lại. Theo quan niệm lễ giáo phong kiến nam nữ thụ thụ bất thân, lo Kiều Nguyệt Nga ra trả ơn sẽ ảnh hưởng đến danh tiết của người con gái. Điều này còn chứng tỏ chàng là một người tinh tế, được giao dục đầy đủ, hiểu biết lễ nghĩa.

      Bên cạnh đó, Lục Vân Tiên còn hỏi thăm kỹ càng để giúp đỡ người gặp nạn: họ tên, quê quán, lý do gặp phải cướp cho thấy đây là một người chu đáo, giúp đỡ mọi người hết sức nhiệt tình, hành động vô tư đúng chuẩn của một người anh hùng.

      Cả đoạn này là lời đối thoại liên tục của các nhân vật được tác giả sử dụng rất nhuần nhuyễn cho thấy sự "bình dân" nhưng đồng thời cũng thể hiện quan điểm của nhà thơ về người anh hùng mà mình muốn gửi gắm. 

        ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
        Trả lời câu 3 (trang 115 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
        Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thế nào? Hãy phân tích qua ngôn ngữ, cử chỉ của nàng?

        Trả lời

        Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga đã thể hiện mình là con nhà gia giáo, nề nếp; là một người trọng ân tình, dịu dàng, lễ phép. Điều này được thể hiện qua:

        - Nàng là người con hiếu thảo, vâng lời cha mẹ không quản đường xá xa xôi để thực hiện hôn ước theo đúng lễ giáo phong kiến "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó". Qua lời nói chúng ta thấy Kiều Nguyệt Nga rất dịu dàng, lễ phép khi gọi Lục Vân Tiên là “quân tử”, tự xưng là “tiện thiếp”.

        - Cũng là một người trọng tình trọng nghĩa: Biết rằng nếu ra gặp Lục Vân Tiên sẽ ảnh hưởng không tốt đến thanh danh nhưng vẫn muốn ra gặp để cảm ơn người đã cứu giúp mình, mời “trước xe tạm ngồi” để thực hiện đúng bổn phận của kẻ chịu ơn “lạy rồi sẽ thưa”, áy náy khi không thể báo đáp ân công.

         

         

         

          ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
          Trả lời câu 4 (trang 115 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
          Theo em, nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình , nội tâm hay hành động cử chỉ? Điều đó cho thấy truyện Lục Vân Tiên gần với loại truyện nào đã học?

          Trả lời

          Cách miêu tả nhân vật trong truyện:

          Cả hai nhân vật trong tác phẩm đều được miêu tả chủ yếu thông qua hành động, cử chỉ, lời nói, không miêu tả ngoại hình hay tâm trạng:

          - Lục Vân Tiên: dũng cảm khi đánh cướp, hành động dứt khoát (tả đột hữu xông), lời nói dứt khoát, giữ lễ nghĩa, quan tâm hỏi thăm Kiều Nguyệt Nga,...

          - Kiều Nguyệt Nga: hành động e dè, kính cẩn với người đã cứu giúp mình, lời nói nhỏ nhẹ, dịu dàng, xúc tích, không vì nguy khốn mà nói năng lộn xộn.

          Truyện Lục Vân Tiên gần với thể loại truyện nào?

          Miêu tả chủ yếu thông qua cử chỉ, lời nói mà không miêu tả tâm trạng - nguyên nhân có một phần do tác giả Nguyễn Đình Chiểu là người mù, cảm nhận thế giới xung quanh bằng hành động và lời nói tốt hơn. Tuy nhiên, qua đoạn trích này chúng ta cũng thấy có nét tương đồng với tthể loại truyện dân gian (cổ tích, truyền thuyết, truyện Nôm bình dân,...). Bởi đây cũng là những thể loại rất gần gũi với tầng lớp lao động bình dân, chủ yếu tập trung vào lời nói hành động hơn là tâm trạng nhân vật của văn học bác học hay văn học hiện đại sau này. Các nhân vật có tính cách nhất quán từ đầu tới cuối, đại diện cho chính nghĩa thắng gian tà, truyện được viết theo trình tự thời gian.

            ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
            Trả lời câu 5 (trang 115 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
            Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích?

            Trả lời

            Qua đoạn trích chúng ta thấy: Lời lẽ của Lục Vân Tiên với kẻ ác thì thẳng thắn còn với người gặp nạn thì ôn tồn, lịch sự, giữ đúng khuôn phép lễ nghĩa, Kiều Nguyệt Nga thì dịu dàng, lễ phép; Phong Lai thì ngông nghênh, thể hiện bản chất hiểm ác. Nhìn chung, ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích có hai đặc điểm nổi bật:

            - Mang đậm chất Nam Bộ: Vừa phóng khoáng lại rất tình cảm, thể hiện tính cách bộc trực, yêu ghét rõ ràng, hào hiệp nghĩa khí từ lời nói đến hành động.

            - Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc: So với ngôn ngữ trong Truyện Kiều được chau chuốt kỹ càng thì Truyện Lục Vân Tiên sử dụng ngôn ngữ rất gần gũi với tầng lớp lao động bình dân, người đọc dễ dàng hiểu, cảm nhận và truyền đạt lại câu chuyện cho người xung quanh.

            LUYỆN TẬP
            Trả lời câu 5 (trang 116 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
            Sắc thái riêng từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đọan trích (Phong Lai, Vân Tiên, Nguyệt Nga).

            Trả lời

            Sắc thái riêng từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích:

            - Phong Lai: Lời thoại thể hiện tính tình hung dữ, ngạo mạn, gian ác của một tên cướp

            - Vân Tiên: Đối với tên cướp Phong Lai thì mạnh mẽ, dứt khoát, hùng hồn như một vị anh hùng lẫm liệt; đối với Kiều Nguyệt Nga thì dịu dàng, nhẹ nhàng, giữ lễ nghĩa của một thư sinh nho nhã.

            - Nguyệt Nga: Trong lúc hoảng sợ vẫn toát ra nét dịu dàng khuê các, đoan trang.

            Xem tiếp: SOẠN BÀI MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

            0.05531 sec| 2488.266 kb