Soạn văn Lớp 9

Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long

397 lượt xem
Soạn bài: Lặng lẽ Sa Pa - ngữ văn 9 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Lặng lẽ Sa Pa cực ngắn - Sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long phổ thông nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 189 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Tác phẩm này, theo lời tác giả, là "một bức chân dung". Đó là bức chân dung ai, hiện lên trong suy nghĩ cái nhìn của nhân vật nào?

Trả lời

-  Lặng lẽ Sa Pa có một cốt truyện đơn giản. Chỉ là cuộc hội ngộ giữa bốn người: ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư­ mới tốt nghiệp, bác lái xe và anh thanh niên phụ trách trạm khí tượng trên núi Yên Sơn. Tác giả không hề cho biết tên của các nhân vật. Qua cuộc hội ngộ của những con ngư­ời “không có tên” ấy, hiện ra chân dung con người lao động thầm lặng, trên cái nền lặng lẽ thơ mộng của Sa Pa. 

- Câu chuyện về cuộc hội ngộ chỉ diễn ra trong vòng ba m­ơi phút, người hoạ sĩ chỉ kịp phác thảo bức chân dung  của chàng thanh niên. Chân dung ấy hiện ra trước hết qua sự giới thiệu của bác lái xe vui tính, qua sự quan sát, cảm nhận, suy ngẫm nhà nghề của bác hoạ sĩ, qua sự cảm nhận của cô gái trẻ và qua sự tự hoạ của chàng trai.

Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 189 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
Phân tích nhân vật anh thanh niên

Trả lời

- Con người “cô độc nhất thế gian” là một thanh niên hai mươi bảy tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. 

- Qua cái nhìn của ng­ời hoạ sĩ, người thanh niên hiện ra với “tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ”. Anh ta sống trong “Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc gi­ường con, một chiếc bàn học, một giá sách.”. Một cuộc sống giản dị, ngăn nắp của một ngư­ời yêu đời, say mê công việc và không có vẻ gì của sự buồn chán.

- Yêu công việc và có trách nhiệm trong công việc: Người thanh niên hiểu rất rõ công việc của mình, chấp nhận sống trong hoàn cảnh buồn tẻ, cô độc để làm công việc “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo tr­ớc thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Nh­ưng con ng­ời ấy không hề thấy buồn tẻ, cô độc: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình đư­ợc?”. Được làm việc có ích đối với anh thế là niềm vui. Hơn nữa công việc của anh gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí khác ở những điểm cao hơn hoặc thấp hơn. 

- Anh có hành động đẹp: Vượt qua khó khăn gian khổ, sống một mình trên đỉnh núi cao trong sự cô đơn tuyệt đối để làm nhiệm vụ một cách tự giác, có kết quả cao. Ta hình dung cảnh "Một giờ sáng", trời mưa tuyết, trong cái im lặng rợn người của Sa Pa "Một mình anh xách đèn đi ra vườn để đo chấn động của vỏ quả đất trên máy, báo về "nhà" góp phần dự báo thời tiết trong ngày". Đây là công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, có tinh thần trách nhiệm cao.

Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 189 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Phân tích nhân vật ông họa sĩ

Trả lời

- Là người có năng lực quan sát, trí tưởng tượng bay bổng. Qua cái nhìn của ông, thiên nhiên Sa Pa hiện lên thật lung linh, huyền ảo. Điều đó thể hiện một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đất nước tha thiết.

- Là người có tâm hồn nhạy cảm, xúc động mãnh liệt trước cái đẹp:

+ Ngay từ lần đầu gặp ông họa sĩ đã xúc động trước sự cởi mở, chân thành của anh thanh niên, ngạc nhiên khi thấy anh thanh niên tặng hoa cô kĩ sư.

+ Khi anh thanh niên kể về công việc ông lại có cảm giác bối rối. Đó là cái bối rối của người đi tìm cái đẹp bỗng phát hiện ra cái đẹp ở ngay bên cạnh mình.

- Là người khát khao sáng tạo nghệ thuật, có một tình yêu mãnh liệt với nghệ thuật:

+  Trước khi về hưu ông muốn lên Sapa để tìm cảm hứng nghệ thuật, vẫn theo đuổi mục đích đi tìm cái đẹp.

+ Cảm hứng nghệ thuật thôi thúc người nghệ sĩ sáng tác. Khi trò chuyện với anh thanh niên ông say sưa kí họa khuôn mặt anh. Tuy có chút mệt nhọc nhưng dường như ông thấy mình trẻ ra, bàn tay như có thần, khiến ông thêm yêu cuộc sống và khát khao sáng tạo.

=> Vẻ đẹp của anh thanh niên được soi rọi từ cái nhìn của ông họa sĩ sẽ trở nên khách quan, chân thực hơn.

Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 189 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Trong tác phẩm này có sự kết hợp giữa các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự. Em hãy chỉ ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình cho tác phẩm và nêu tác dụng.

Trả lời

- Chất trữ tình của tác phẩm toát lên từ vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa thơ mộng là "Những rặng đào, những đàn bò lang, cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong thung lũng". Đó là vẻ đẹp kỳ lạ của "Nắng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây từ kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng". Đó là cảnh "Mây bị nắng xua, luồn cả và gầm xe". Rồi thì "những bông hoa đơn, thược dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong, mọc ngay giữa mùa hè", "nắng mạ bạc con đèo, đốt cháy rừng cây, hừng hực như một bó đuốc lớn…

- Chất trữ tình toát lên từ vẻ đẹp tâm hồn của những con người trong truyện :

+ Anh thanh niên có suy nghĩ, lối sống, hành động đẹp như thơ.

+ Tâm hồn cô kỹ sư trẻ bừng dậy một tình cảm lớn lao đẹp đẽ khi gặp ánh sáng đẹp đẽ từ cuộc sống, tâm hồn anh thanh niên chiếu rọi. Cả ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái, không phải chỉ vì bó hoa anh thanh niên tặng mà còn vì "Một bó hoa này khác nữa, bó hoa của những háo hức, mơ mộng ngẫu nhiên anh thêm cho cô. Và còn vì một cái gì đó nữa lúc cô chưa kịp nghĩ kỹ".

- Tác dụng: Chất trữ tình tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của tác phẩm làm cho truyện như một bài thơ. Chất thơ bàng bạc trong toàn truyện, từ phong cảnh đẹp đẽ thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao đến hình ảnh những người đang sống, làm việc trong cái lặng lẽ mà không hề cô độc bởi sự gắn bó của họ với cuộc đời, với mọi người, với đất nước. Tạo không khí thân tình cho tác phẩm nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của sự vật, con người rất bình dị được miêu tả trong truyện, làm chủ đề tư tưởng của truyện được bộc lỗ rõ nét và sâu sắc.

Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 189 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Phát biểu chủ đề của truyện

Trả lời

Truyện Lặng lẽ Sa Pa ca ngợi những con người vô danh, hằng ngày khiêm nhường, lặng lẽ cống hiến hết mình cho Tổ quốc một cách thầm lặng. Trong số những con người đó nổi bật lên hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng, tự giác vượt mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ và sống đẹp, đem lại niềm vui cho mọi người.

Luyện tập
Phát biểu cảm nghĩ của em về một trong hai nhân vật: anh thanh niên hoặc ông họa sĩ

Trả lời

Phát biểu cảm nghĩ của em về một trong hai nhân vật: anh thanh niên hoặc ông họa sĩ

Lời giải chi tiết:

- Giới thiệu nhân vật.

- Cảm nghĩ về nhân vật

+ Công việc.

+ Phẩm chất: sống lạc quan, trái tim nhạy cảm, luôn yêu mến mọi người. Là con người đầy trách nhiệm và niềm say mê với công việc, sống thầm lặng để cống hiến.

Bài tham khảo:

Sau khi học xong văn bản Lặng lẽ Sa Pa, nhân vật anh thanh niên đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc khó quên. Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Dù cho công việc vất vả, nhưng anh đã có những đóng góp quan trọng cho đất nước hơn nữa người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao ngừơi khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay. Trong cuộc đời vẫn có những con người thầm lặng, cần mẫn, nhiệt thành như anh thanh niên ấy, khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu .

Bố cục

Trả lời

Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến "Kìa, anh ta kia"): Anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe.

- Phần 2 (tiếp theo đến "không có vật gì như thế"): Cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên.

- Phần 3 ( còn lại): Cuộc chia tay giữa ba người

ND chính

Trả lời

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long ngắn nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 189 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Tác phẩm này, theo lời tác giả, là "một bức chân dung". Đó là bức chân dung ai, hiện lên trong suy nghĩ cái nhìn của nhân vật nào?

Trả lời

Câu 1: Cốt truyện và tình huống:

  Cốt truyện: “Lặng lẽ Sa Pa" có cốt truyện đơn giản kể lại một cuộc gặp gỡ của bốn người bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên trong vòng ba mươi phút giữa cảnh núi rừng lặng lẽ, thơ mộng. 

  Đó là bức chân dung của anh thanh niên, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của các nhân vật khác (bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư).

  Tình huống truyện rất giản dị, nhẹ nhàng tựa như cánh cửa dẫn người đọc vào thế giới cổ tích.

Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 189 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
Phân tích nhân vật anh thanh niên

Trả lời

II. Soạn bài siêu ngắn: Lặng lẽ Sa Pa

Câu 2: Nhân vật anh thanh niên trong truyện:

Hoàn cảnh nhân vật xuất hiện: 

  • Cuộc gặp gỡ rồi lên thăm chốc lát nơi ở và làm việc của anh thanh niên với bác lái xe và hai hành khách trên xe
  • Anh thanh niên trong truyện được giới thiệu như là người cô độc nhất thế gian
  • Anh xuất hiện khi thấy có xe chở khách đến

Quan hệ với các nhân vật khác:

  • Người mến khách, sống chu đáo, biết quan tâm đến mọi người
  • Say mê công việc, có tinh thần trách nhiệm cao
  • Có nếp sống khoa học, ngăn nắp
  • Có tâm hồn cao đẹp, khiêm tốn, giản dị
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 189 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Phân tích nhân vật ông họa sĩ

Trả lời

Câu 3: Nhân vật ông họa sĩ:

  Người khát khao cống hiến, khát khao sáng tác

  Người nghệ sĩ nhiều kinh nghiệm và óc quan sát tinh tế, có trực giác nhạy bén

  Xúc động, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn con người đặc biệt là vẻ đẹp của anh thanh niên

Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 189 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Trong tác phẩm này có sự kết hợp giữa các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự. Em hãy chỉ ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình cho tác phẩm và nêu tác dụng.

Trả lời

Câu 4: Chủ đề của truyện: 

  • Ngợi ca những con người vô danh thầm lặng đang ngày đêm lao động hăng say, cống hiến cho tổ quốc.

Luyện tập

Câu 1: Tóm tắt truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

“Lặng lẽ Sa Pa” kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ, bác lái xe và anh thanh niên làm khí tượng trong vòng nửa giờ trên đỉnh núi Yên Sơn khi xe dừng lại.. Trên chuyến xe, ông ngồi cùng hàng ghế với cô kĩ sư trẻ lên nhận công tác ở Lai Châu. Đến Sa Pa, bác lái xe dừng lại lấy nước và nhân tiện giới thiệu với họa sĩ “một trong những người cô độc nhất thế gian”. Đó là anh thanh niên trông coi trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn 2600 mét. Cuộc gặp gỡ giữa mọi người diễn ra rất vui vẻ, cảm động. Anh thanh niên hào hứng giới thiệu với khách về công việc hằng ngày của mình – những công việc âm thầm nhưng vô cùng có ích cho cuộc sống. Ông họa sĩ đã kịp ghi lại ký họa chân dung anh . Anh muốn giới thiệu với ông họa sĩ những người khác xứng đáng hơn để vẽ. Họ chia tay nhau trong niềm xúc động. Qua lời kể của anh, các vị khách còn được biết thêm về rất nhiều gương sáng trong lao động, sản xuất, đem hết sức mình phục vụ sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ đất nước.

Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 189 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Phát biểu chủ đề của truyện

Trả lời

Câu 2: Vẻ đẹp con người trong thời kỳ đổi mới nổi lên trong tp “Lặng lẽ Sapa” 

Bài viết tham khảo

Mỗi con người đều mang cho mình một sứ mệnh riêng, Tổ quốc đã cho ta nơi ta cất tiếng chào đời, bởi vậy mỗi con người phải trân trọng điều đó, biết đóng góp cho Tổ quốc thêm tươi đẹp. Anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn đã tô đẹp lên những con người ấy - những con người lặng lẽ đóng góp sức mình để làm đẹp, làm giàu cho tổ quốc mà không sợ cô đơn. Vẻ đẹp ấy bộc lộ rõ nét qua “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long.

Chuyến xe khách Lào Cai- Sapa đã vô tình trở thành cầu nối cho cuộc gặp gỡ giữa ba con người: ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ và anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn. Giá như không có chuyến ô tô khách, có lẽ cũng chẳng mấy ai được đặt chân đến Sa Pa, để cảm nhận được vẻ đẹp thanh tú, cái “lặng lẽ” của một vùng núi non trùng điệp mù sương và mộng mơ cao nhất nước Việt này. Cuộc gặp gỡ chỉ vỏn vẹn 30 phút thôi nhưng nó đủ làm nguồi ta thấy hết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi ấy, sự đóng góp lặng lẽ của những con người ấy. Phải chờ xe đi đến Sa Pa, nghỉ chân ở đấy ba mươi phút, ta mới có điều kiện tiếp cận với nhân vật chính. Đó là anh thanh niên mới hai mươi bảy tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét. Tất nhiên khi gặp gỡ với người lái xe già đã từng quen biết, với ông họa sĩ già vui tính và cô kĩ sư trẻ, anh thanh niên này không hề tỏ ra ít nói chút nào, nhưng cái tên truyện lặng lẽ Sa Pa chính là dành cho anh, bởi anh "lặng lẽ" làm việc một mình trên đỉnh núi cao, là "một con người cô độc nhất thế gian" (như lời giới thiệu của người lái xe già), nhưng công việc lại liên quan đến cả nước. Làm một công việc đo gió, đo mây dự báo thời tiết âm thầm, lặng lẽ trên đỉnh núi vao hai ngàn sáu trăm mét, giữa mênh mông đất trời sương tuyết, anh thanh niên vẫn yêu đời, đầy trách nhiệm cần cù, dũng cảm. Anh không để xảy ra sơ suất nào trong nhiệm vụ đã đành, anh còn biết tự tạo cho mình một cuộc sống nền nếp, phong phú và thơ mộng: nuôi gà, trồng hoa, đọc sách. Tuy vậy anh thanh niên vẫn thỉnh thoảng xuống búi tìm gặp người lái xe già cùng khách qua đường để vơi bớt nỗi cô đơn, nỗi “nhớ người”... Đây là một chi tiết rất người mà tác giả đã nắm bắt, phát hiện bởi vì đã là con người thì ai chả sợ nỗi cô đơn. Nhưng cái cách để gặp người của anh thanh niên này cũng khá lạ lẫm. Người lái xe già kể: “Cách đây bốn năm, có hôm tôi cũng đang đi như thế này chợt thấy một khúc thân cây chắn ngăng đường, phải hãm lại. Một anh thanh niên ở đâu chạy đến, hè với tôi và khách đi xe đẩy khúc cây ra một bên cho xe đi. Hỏi ở đây mà ai đẩy cây ra giữa đường thế này anh chỉ đỏ mặt”. Thì còn ai nữa, chính anh ta chứ ai! “Thì ra anh ta mứi lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kế dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyến một lát”. Và cái kế của anh thanh niên đó chính là đẩy khúc câu ra giữa đường để xe khách phải dừng lại. Ôi đó cũng là một cái kế sách lạ lẫm hết mức!

Nhưng đó là câu chuyện của 4 năm trước, còn bây giờ, hãy xem, anh ta vẫn “mừng quýnh” khi thấy xe khách lên. Rồi khi đưa khách lên chơi nhà, anh ta khẩn trương, tất bật đến từng phút đủ để làm các công việc cắt hoa, mới nước, kể về công việc và nghe chuyện của khách trong khoảng thời gian 30 phút, thời gian mà chiếc xe khách có thể đỗ lại nơi đây. Người đọc thấy anh ta nói hơi nhiều, nói nhanh, “nói xong chạy vụt đi cũng tất tả như khi đến” cũng có thể nói tiếng người với những đồng bào của mình, còn ngày thường thì anh ta hát to chăng nữa cũng chỉ có mây núi có mây núi nghe mà thôi. Nhưng trong tát cả các lần gặp người, lần này có lẽ anh ta gặp may hơn. Ngoài người lái xe già anh đã từng quen biết, anh lại gặp đươc một họa sĩ già vui tính “xúc động mạnh” vì rất quý trọng công việc và con người anh, và đặc biệt cô kĩ sư trẻ rất xúc động. Cô đã "bất giác đỏ mặt lên" khi nghe người lái xe già kể chuyện về anh, lại xúc động đến lại một cái gì đó" khi "nhìn thấy người con trai tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ". Đến khi anh thanh niên tặng hoa "... cô kĩ sư chỉ ô lên một tiếng! ... quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang đang cắt hoa. Anh con trai rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy". Tác giả đã miêu tả rất tỉ mỉ sự diễn biến tâm lí của một cô gái trẻ dễ xúc động. Vì tâm hồn cô đầy những khát vọng và ước mơ, nên cô gái đã đón nhận câu chuyện và bó hoa của người thanh niên "cô độc nhất thế gian" một cách thật lòng. Ngay cả lúc người thanh niên nói những câu có lẽ hơi đột ngột: “Thôi chấm dứt tiết mục hái hoa - Người con trai bất chợt quyết định - bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi...” thì cô gái vẫn “ôm nguyên bó hoa trong tay, tai lắng nghe”. Để đến lúc đọc sách của anh, khi ông họa sĩ già đang thực hành sáng tác, cô gái đã cảm thấy “bàng hoàng” về một cái gì đó chớm nở trong cô giúp cô xóa bỏ cái nhạt nhẽo của một tình cảm đã qua. Rồi vô tình hay hữu ý, cô đã để lại một chiếc khăn tay “kỉ niệm lần đầu gặp gỡ này. Một cái cỏn con gì rồi ra có thể biến thành mọt chút xíu dịu dàng, một chút xíu dũng cảm trong cuộc sống của anh ta”. Người đọc có thể cho là sự phát triển tình cảm của cô gái hơi nhanh nhưng ai mà hiểu được trong hoàn cảnh ấy, sự chia tay trong “bạt ngàn” Tây Bắc, rất có thể là không gặp lại, lại không đưa người ta đến những cảm xúc tương tự. Cho nên cái bắt tay cuối cùng của cô đối với anh thanh niên cũng khác: “Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay”. Có lẽ bởi vì cô trân trọng con người ấy, con người đã lặng lẽ góp sức mình cho sự phát triển của dân tộc. Cái sự tiếc nuối thời gian được trò chuyện của anh thanh niên bộc lộ trong câu thốt lên bất chợt của anh “Trời ơi! Chỉ còn có 5 phút!”. Đối với anh 30 phút ấy quý giá đến nhường nào, con người vì công việc mà phải luôn làm bạn với nỗi cô đơn còn chưa thỏa mãn niềm tâm sự thì đã hết thời gian.

Những con người như anh thanh niên đang ngày ngày làm giàu có thêm cho đất nước Việt Nam. Anh là lớp người trẻ tuổi tiếp bước lòng nhiệt huyết lao động của lớp người đi trước như bác lái xe, ông họa sĩ... Anh thanh niên và chính vẻ đẹp tâm hồn của anh đã tác động mạnh mẽ tới ông họa sĩ và đặc biệt cô kĩ sư dưới xuôi lên Sa Pa nhận công tác. Và không chỉ các nhân vật trong truyện ngắn này mà ngay chính người đọc chúng ta cũng cần suy nghĩ nhiều hơn nữa về công việc lao động hiện tại của bản thân và sẽ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa theo hướng tích cực để xã hội sẽ tốt đẹp hơn, phát triển hơn bởi có những con người với nhiều phẩm chất cao quý như anh thanh niên.

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” gấp lại để lại vấn vương cho mỗi người đọc. Đặc biệt nhân vật anh thanh niên đã có sức hấp dẫn, lay động tâm hồn mỗi người, anh đại diện cho những con người lặng lẽ đóng góp công sức của mình cho Tổ quốc. Ngợi ca con người anh chính là cách chúng ta ngợi ca lao động và không quên đánh giá lại bản thân.

Câu 4: Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa:

  Hàm chứa cả chủ đề, đề tài và những tâm tư mà tác giả Nguyễn Thành Long 

  Muốn gửi gắm, giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của những con người nơi Sa Pa lặng lẽ.

Luyện tập
Phát biểu cảm nghĩ của em về một trong hai nhân vật: anh thanh niên hoặc ông họa sĩ

Trả lời

Câu 5: Vẻ đẹp thiên nhiên trong Lặng Lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

Bài viết tham khảo

Đất nước ta được thiên nhiên ưu ái, ban tặng nhiều cảnh đẹp vô cùng thơ mộng, trong đó phải kể đến Sa Pa. Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, tác giả Nguyễn Thành Long đã phác họa bức tranh thiên nhiên ấy thật thơ mộng, huyền ảo làm say đắm lòng người. Những con đường đèo quanh co ẩn mình dưới những rặng đào. Sa Pa còn đẹp và thơ mộng hơn bởi những cánh đồng cỏ trong thung lũng, những đàn bò lang cổ đeo chuông đang thung thăng gặm cỏ, gợi tả một bức tranh thanh bình và yên ả. Khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên, đất trời được điểm xuyết bởi những tia nắng , nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây, những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc…”, rồi “nắng mạ bạc cả con đèo”. Những đám mây cũng hòa mình nô đùa tinh nghịch trong nắng, "Mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia. Mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng”, rồi “mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe”.  , Sa Pa còn được tô điểm thêm những màu sắc tươi sáng của các loại cây lạ, và nhất là các loại hoa. Thật bất ngờ khi nhìn thấy “những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng”. Còn hoa ở Sa Pa thật đẹp, ngay giữa mùa hè đã rực rỡ ngát hương với “ hoa dơn, thược dược, lay ơn, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong… Dưới lăng kính quan sát tinh tế của nhà văn, phong cảnh nơi đây đẹp biết nhường nào. Sa Pa như một bức tranh vừa hoang sơ, lặng lẽ, thơ mộng vừa hùng vĩ, kì ảo. Bút pháp lãng mạn kết hợp với vẻ đẹp của ngôn từ đã dệt lên bức tranh thiên nhiên về núi rừng tuyệt đẹp, khơi gợi trong lòng ta một tình yêu quê hương đất nước.

Bố cục

Trả lời

Câu 6: Nhân vật cô kĩ sư trong tác phẩm lặng lẽ Sa Pa:

  Là cô kỹ sư trẻ mới ra trường: hăng hái xung phong lên Lào Cai công tác với khao khát được đi bất cứ đâu và làm bất cứ việc gì.

  Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên khiến cô xúc động: những điều anh nói, cả chuyện anh kể về những người khác đã khiến cô “bàng hoàng”, cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh.

=> Qua đó ta thấy sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ tỏa ra từ cuộc sống, từ tâm hồn của người khác.

ND chính

Trả lời

Câu 7: Suy nghĩ của mình về lí tưởng sống của thanh niên

Bài viết tham khảo

Trong cuộc sống hôm nay, có biết bao người trẻ cũng đang thầm lặng làm những việc có ích cho đất nước. Là tấm gương cô giáo trẻ vượt qa những chặng đường đèo, cõng con chữ lên vui núi để dạy chữ cho các em thơ. Là những người lính đảo Trường Sa, nơi chỉ có sóng biển là người bạn tâm tình, nhưng vẫn ngày đêm nắm chắc tay súng, bảo vệ từng hòn đảo nhỏ, đem lại sự bình yên cho đất nước. Là các bác sĩ trẻ tốt nghiệp đại học tình nguyện về các trạm y tế vùng saau vùng xa chữa bệnh cho dân nghèo. Dù biết công việc gian khổ nhưng họ vẫn cần mẫn, tỉ mỉ, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Bởi nếu “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai?”. Tấm lòng yêu đời, yêu nghề, sẵn sàng hi sinh và cống hiến một phần tuổi trẻ của mình cho đất nước của họ thật trân trọng và đáng quý biết bao. Không những vậy, cuộc sống đang ngày càng đổi thay, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng. Do đó, mỗi người cần rèn luyện bản thân, nếu mãi bằng lòng với cuộc sống, ngủ vùi trong sự tẻ nhạt, buồn chán, con người sẽ không thể tìm thấy niềm vui, lí tưởng sống cho chính mình. Vượt  lên hoàn cảnh, vượt qua chính mình là điều cần thiết đối với mỗi người trẻ trong cuộc sống hiện đại nhiều thử thách, khó khăn.

Chiến tranh qua đi nhưng để lại bao khó khăn cho đất nước. Sau bao mất mát, đau thương, giờ đây dân tộc cần lắm những khối óc tinh anh, những bàn tay khỏe mạnh để dựng xây, phát triển. Thế hệ trẻ chúng ta cần phải làm gì để đưa đất nước đi lên, xứng đáng với bao máu xương của cha anh đã ngã xuống vì hòa bình dân tộc?Tôi tin bằng tình yêu với đất nước, sự cố gắng nỗ lực học tập ngày hôm nay và ý chí cống hiến cho dân tộc, chúng ta sẽ cùng đưa đất nước mình phát triển phồn vinh.

Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long hay nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 189 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Tác phẩm này, theo lời tác giả, là "một bức chân dung". Đó là bức chân dung ai, hiện lên trong suy nghĩ cái nhìn của nhân vật nào?

Trả lời

-  Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa không có quá phức tạp hay chứa nhiều chi tiết giật gân. Nó chỉ đơn thuần là tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư mới ra trường và anh thanh niên đang làm công tác khí tượng trên đỉnh núi. Qua cuộc gặp gỡ đó thể hiện được những suy ngẫm về cuộc đời, về công việc,…

- Tình huống truyện: Là tình huống truyện có phần khá tự nhiên, tình cờ, diễn ra trong cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ba nhân vật: ông họa sĩ, cô kỹ sư và anh thanh niên.

* Bức chân dung mà tác giả đề cập tới trong tác phẩm là bức chân dung về  nhân vật anh thanh niên theo lăng kính quan sát của bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kỹ sư và đặc biệt là qua chính hành động, lời nói của anh. Bức chân dung đó được khắc họa qua nhiều điểm nhìn nên khá khách quan và chân thực.

Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 189 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
Phân tích nhân vật anh thanh niên

Trả lời

  • Hoàn cảnh sống

Anh lựa chọn sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn có độ cao 2600 m so với mặt biển.  Đây là hoàn cảnh sống vô cùng đặc biệt bởi

- Cô đơn, với điều kiện tự nhiên như vậy thì rõ ràng việc cư dân sinh sống đông đúc là điều không thể. Hơn nữa do đặc thù công việc nên anh cũng chỉ làm một mình. Điều này lại càng tăng thêm nỗi lẻ loi và cô độc của anh thanh niên.

- Lạnh giá với bốn bề chỉ có mây mù, cây cối: độ cao và địa hình như vậy nên anh thanh niên phải sống trong sự lạnh giá và khắc nghiệt của địa hình

- Thiếu thốn về vật chất

  • Công việc

- Anh làm công việc đo đạc khí hậu và các hiện tượng tự nhiên.

- Tính chất công việc

+ Nhàm chán, lặp đi lặp lại

+ Tuy nhiên lại yêu cầu rất cao về sự tỉ mỉ và chăm chỉ

+ Ảnh hưởng tới cuộc sống của rất nhiều người nên tính trách nhiệm rất cao.

  • Phẩm chất

- Yêu công việc và say mê lao động

+ Anh có những suy nghĩ vô cùng đúng đắn về công việc của mình. Anh khỏa lấp đi nỗi cô đơn và thèm người với suy nghĩ mình với công việc là đôi nên chẳng bao giờ có thể cô đơn được. Anh xem nỗi nhớ phồn hoa đô hội là “xoàng”, không có ý chí và sự đam mê.

+ Nhắc đến công việc thì anh có thể kể vô cùng tỉ mỉ và chính xác cho ông họa sĩ và cô kĩ sư. Tất cả mọi hoạt động đều được thực hiện vô cùng nghiêm túc và đúng quy trình

+ Hiểu được công việc mình ảnh hưởng đến cuộc sống của “bao anh em” nên anh vô cùng trân quý và coi trọng công việc này.

+ Khẳng định dù có khó khăn vất vả nhưng nếu cho đổi cũng nhất quyết không đổi với bất kì công việc nhàn hạ nào.

+ Kể về cuộc đấu của hai bố con và chiến thắng của mình với sự tinh nghịch pha chút tự hào. Anh ý thức được đóng góp của công việc này với cuộc kháng chiến của dân tộc.

- Có lối sống vô cùng ngăn nắp. Dù chỉ sống một mình nhưng nhà cửa, bàn ghế vô cùng sạch sẽ, đâu ra đấy. Luôn có sẵn nước chè để mời khách. Cách sống của một người trẻ như vậy là vô cùng khoa học.

- Cởi mở, nhiệt thành với mọi người

+ Giúp đỡ khi xe của bác tài xế gặp nạn

+ Chuẩn bị sẵn nước và trò chuyện nhiệt thành với ông họa sĩ và cô kĩ sư

+ Tặng hoa

- Khiêm tốn, giản dị: Tỏ ra ngại ngùng khi ông họa sĩ vẽ mình, giới thiệu những người mà anh cho là xứng đáng hơn một cách vô cùng chân thành.

=> Anh thanh niên là đại diện cho tuổi trẻ Việt Nam đang nỗ lực từng ngày để hoàn thành tiến trình xây dựng miền Bắc XHCN, góp phần chi viện cho miền Nam máu lửa trên tinh thần “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.

Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 189 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Phân tích nhân vật ông họa sĩ

Trả lời

Ông họa sĩ già là hóa thân của nhà văn để tạo góc nhìn, góc cảm nhận mà thuật lại câu chuyện đồng thời khắc họa hình ảnh nhân vật chính là anh thanh niên.

- Đây là con người từng trả, nhiều hiểu biết và có cách nhìn người vô cùng tinh tế. Ông lắng nghe câu chuyện của anh thanh niên, khai thác những khía cạnh cuộc sống của con người ông chưa từng gặp để khắc họa và tái hiện lại vô cùng chân thực. Có thể thấy trong cuộc đối thoại ông họa sĩ không nói nhiều và những câu hỏi vô cùng đúng trọng tâm. Nhờ vậy nên chân dung anh thanh niên mới được thể hiện sâu sắc đến thế

- Là con người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu nghệ thuật và sáng tác bằng tất cả tâm hồn của một người nghệ sĩ.

Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 189 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Trong tác phẩm này có sự kết hợp giữa các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự. Em hãy chỉ ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình cho tác phẩm và nêu tác dụng.

Trả lời

  • Chi tiết hình ảnh thiên nhiên vô cùng nên thơ

- Nắng

- Cây thông

- Hoa trong vườn

=> Thiên nhiên Sa Pa nền nã, nhẹ nhàng và đầy chất thơ. Thiên nhiên nhìn dưới góc nhìn của người họa sĩ có những đường nét hội họa vừa kì ảo lại vừa chân thực. Từ đó tôn lên vẻ đẹp của con người và cảnh sắc nơi đây

  • Chi tiết chiếc khăn mùi soa

=> Nét tinh tế, ngại ngùng của cô gái và nét ngây ngô, dại khờ của chàng trai

Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 189 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Phát biểu chủ đề của truyện

Trả lời

- Ngợi ca cảnh sắc thiên nhiên và con người của đất nước

- Ngợi ca những con người lao động bình dị đang ngày ngày âm thầm cống hiến cho đất nước chẳng ngại gian lao, thử thách, chẳng ngại bất cứ thiếu thốn, khó khăn nào

- Bài ca về tình yêu ( yêu nghề, yêu lao động, yêu quê hương, đất nước, yêu thương giữa con người và con người)

Luyện tập
Phát biểu cảm nghĩ của em về một trong hai nhân vật: anh thanh niên hoặc ông họa sĩ

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Bố cục

Trả lời

Đang cập nhật ...!
ND chính

Trả lời

Đang cập nhật ...!
0.05302 sec| 2531.766 kb