Soạn văn Lớp 11

Soạn bài Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu

278 lượt xem
Soạn bài: Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu dành cho học sinh khối 11, giúp các em nắm vững kiến thức văn học nhưng vẫn tối ưu và tiết kiệm thời gian soạn bài. Chúc các em học tốt! Soạn bài: Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu - Sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu phổ thông nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Anh (chị) hãy đọc các chú thích, tìm điểm chung giữa các đời vua mà ông Quán ghét và những con người mà ông Quán thương. Từ đó hãy nhận xét về cơ sở của lẽ ghét thương theo quan điểm đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu?

Trả lời

- "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương"ý nói: Biết ghét là vì biết thương. Nghĩa là bởi vì có tấm lòng biết thương yêu , xót xa cho người dân tội nghiệp, đáng thương nên ông đã sinh ra lòng ghét nhwunxg kẻ làm khổ dân,

-Đối tượng "ghét" của ông chính là những kẻ gây ra “chuyện tầm phào”. Đó là những nhân vật nổi tiếng tàn ác: Kiệt Trụ mê dâm, U lệ đa đoan, Ngũ bá phân vân, thúc quý phân băng. Đó là những nhân vật nổi tiếng tàn bạo trong lịch sử.

Điểm chung: đó là những kẻ đại diện cho tầng lớp tham quan, ăn chơi sa đọa , say sưa tuuawr sắc và tranh giành quyền lực, đó là những tên hung thủ trực tiếp đẩy dân vào cảnh cơ cực, tạo ra những hoàn cảnh "sa hầm sẩy hang" ,"nhọc nhằn". Xuất phát từ lòng thương dân nên ông đâm ra cảnh những kẻ xấu , những tên tham quan làm hại dân.

- Đối tượng “thương” là nhân vật cụ thể, những bậc hiền tài một lòng giúp đời, giúp dân. Đó là: Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Đổng Tử, Đào Tiềm, Hàn Dũ, Liêm, Lạc.

Điểm chung: Đây chính là những bậc chính nhân quân tử, là những con người tài đức vẹn tài, thế nhưng họ đều mang số phận không may mắn. Nổi tiếng là thương dân, sống hết mình vì lí tưởng dân tộc, giữ đạo vua tôi vô cùng trọn nghĩa, trọn đứa cho thấy họ là những nhân vật có cốt cách cao cả. Tác giả thể hiện chữ "thương" chính là bao hàm cả sự kính trọng, nể phục và cảm thông thương cảm cho những người tài đức vẹn toàn ấy và cũng chính là sự tự thương mình của tác giả.

Câu 2
Câu 2 (trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Anh (chị) có nhận xét gì về cách dùng phép đối và phép điệp ở cặp từ ghét, thương trong đoạn thơ này? Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ?

Trả lời

-Căp từ trái nghĩa ghét - thương được sử dụng thành công trong tác phẩm có chức năng làm rõ quan điểm và tình cảm của tác giả.

+ Từ "ghét" và "thương" đều được lặp lại 12 lần, sắp đặt sóng đôi, đăng đối khá linh hoạt (hay ghét– hay thương ; thương ghét – ghét thương ; ghét ghét – thương thương ; lại ghét– lại thương).

+ Phép lặp cũng như sự vận dụng linh hoạt hai từ "ghét" – "thương" đã biểu hiện, bộc lộ quan niệm , thái độ phân minh trong việc "ghét" - "thương" trong tư tưởng của tác giả

+ Trong trái tim tác giả, ghét và thương rành rọt rõ ràng, phân minh chứ không mập mờ, lẫn lộn và đều sâu nặng, không nhạt nhòa, chung chung. Việc lặp lại hai từ này cũng làm tăng cường độ của cảm xúc: yêu thương và căm ghét đều đạt đến độ tột cùng, càng yêu thương dân, yêu thương đất nước, yêu thương những bậc hiền nhân anh dũng đến đâu , tác giả lại căm ghét những tên tham quan , vua chúa cậy quyền hiếp dân bấy nhiêu.

Câu 3
Câu 3 (trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Dựa vào cảm xúc của tác giả, hãy giải thích câu thơ ở phần đầu đoạn trích: Vì chưng hay ghét cũng là hay thương.

Trả lời

- "Yêu" và "ghét" chính là hai tình cảm tồn tại trong tâm hồn của nhà thơ. Tuy là xuất hiện và có mối quan hệ khắng khít, tác động lẫn nhau thế nhưng "lẽ ghét" và "lẽ thương" được tác giả phân định rạch ròi, không nhầm lẫn. Tác giả đã nhìn nhận rằng bởi thương đến xót xa trước cảnh nhân dân phải chịu lầm than, khổ cực, thương những con người tài đức mà bị vùi dập, phải mai một tài năng nên mới xuất hiện sự căm ghét sâu sắc những kẻ làm hại dân, hại đời, đẩy con người vào những cảnh ngộ éo le, oan nghiệt.

- Ngự trị trong trái tim nhân hậu, quảng đại luôn hướng về nhân dân của nhà thơ, hai tình cảm yêu, ghét cứ đan cài, nối tiếp nhau hòa cùng nhịp đập với cuộc đời, với nhân dân, bởi "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương".

=> Đó chính là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.

=> Đoạn thơ không chỉ mang tính triết lí xã hội, chính nó cũng mang màu sắc trữ tình, chứa đựng đầy tình cảm của tác giả đối với đất nước, với quê hương.

Luyện tập
Câu hỏi (trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Theo anh (chị), câu thơ nào trong đoạn trích có thể thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn? Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về câu thơ đó.

Trả lời

 

Câu thơ thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tướng và tình cảm của cả đoạn trích là câu:

"Vì chưng hay ghét cũng là hay thương"

Nếu trong đời sống thường nhật, "thương" và "ghét" là hai khái niệm trái nghĩa nhau. Tuy nhiên, trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, ông đã có một góc nhìn mới, một lối giải thích mới cho mối quan hệ giữa lẽ "ghét" và "thương". "Thương" và "ghét" là hai tình cám có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời trong tâm hồn của nhà thơ. Càng thương cảm, xót xa trước hoàn cảnh cực khổ, khốn cùng, thiếu thốn của người dân cũng như là sự bạc mệnh của những bậc hiền nhân , danh sĩ tài hoa, Nguyễn Đình Chiểu càng căm ghét sâu sắc những kẻ làm hại dân, hại đời, đẩy con người vào những cảnh ngộ éo le, oan nghiệt. Trong trái tim yêu thương mênh mông của nhà thơ, hai tình cảm yêu, ghét cứ đan cài, nối tiếp nhau hoà cùng nhịp đập với cuộc đời, với nhân dân, bởi "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương". Đó chính là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyền Đình Chiểu.  Câu thơ chỉ với 8 từ ngữ đơn giản nhưng lại chứa đựng một hàm nghĩa sâu sắc, chứa đựng cả một tư tưởng vĩ đại và một tình cảm quảng đại đối với vận nước và nhân dân của Nguyễn Đình Chiểu.

Bố cục
Bố cục
Bố cục

Trả lời

Bố cục

- Phần 1 (6 câu đầu): cuộc đối thoại của ông Quán và Vân Tiên về quan niệm giữa ghét và thương.

- Phần 2 (10 câu tiếp): Lời ông Quán bàn về lẽ ghét .

- Phần 3 (14 câu tiếp): Lời ông Quán bàn về lẽ thương .

- Phần 4 (2 câu cuối): Tư tưởng và tấm lòng của tác giả đối với các tác nhân gây ra sự thịnh vượng và suy vong cho đất nước trong quá khứ.

ND chính
Nội dung chính
Nội dung chính

Trả lời

 

Thông qua việc phân tích, cắt nghĩa lẽ ghét thương ở đời, đoạn trích đã thể hiện rõ tầm nhìn xa trông rộng của một ông chủ quán như thế nào. Tất cả những tên triều đại và việc làm sai trái hay những điều hay lẽ phải của những bậc chính nhân quan tử ông đều nắm rõ, thể hiện nhân vật là một người rất quan tâm đến sự cường thịnh của đất nước và là một người có tấm lòng thương dân sâu sắc. Đó cũng chính là tình cảm yêu ghét phân minh và tấm lòng thương dân mãnh liệt của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.

 

Soạn bài Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu ngắn nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Anh (chị) hãy đọc các chú thích, tìm điểm chung giữa các đời vua mà ông Quán ghét và những con người mà ông Quán thương. Từ đó hãy nhận xét về cơ sở của lẽ ghét thương theo quan điểm đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu?

Trả lời

- Những điều ông Quán ghét (10 câu):

    + Ghét việc tầm phào, ghét vua Trụ mê dâm, U Vương, Lệ Vương, Ngũ Bá…

    + Điểm chung của vua chúa được nhắc tới: ăn chơi, hoang dâm vô độ, ham quyền lợi, tranh đoạt quyền lợi làm khổ người dân

    + Căn nguyên của sự ghét do lòng thương dân, vì dân, ghét những kẻ hại dân, làm dân lầm than, khốn khổ

- Lẽ thương của ông Quán (14 câu):

    + Nói tới những bậc hiền tài phải chịu lận đận, không được ước nguyện giúp đời: Khổng Tử, Nhan Uyên, Gia Cát Lượng, Đổng Trọng Thư, Hàn Dũ…

    + Những trí thức nho sĩ có tài, có đức, ngay thẳng nhưng không gặp thời

    + Tác giả tìm thấy bóng dáng mình trong ước mơ lập thân giúp đời

 

Câu 2
Câu 2 (trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Anh (chị) có nhận xét gì về cách dùng phép đối và phép điệp ở cặp từ ghét, thương trong đoạn thơ này? Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ?

Trả lời

Cặp từ trái nghĩa "ghét" - "thương" được sử dụng nổi bật và tạo ra thành công trong bài thơ

    + Cặp từ này được lặp lại 12 lần, đăng đối linh hoạt

    + Phép lặp cũng được vận dụng linh hoạt từ hai từ ghét- thương đã giúp biểu hiện nổi bật phân minh tình cảm của tác giả

    + Thương và ghét rành rọt, không mập mờ, không nhạt nhòa, chung chung

    + Việc lặp lại hai từ này làm tăng cường độ của cảm xúc: yêu thương, căm ghét đạt đến tột cùng, đều nồng nhiệt

Câu 3
Câu 3 (trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Dựa vào cảm xúc của tác giả, hãy giải thích câu thơ ở phần đầu đoạn trích: Vì chưng hay ghét cũng là hay thương.

Trả lời

Trong tâm hồn nhà thơ, khái niệm "yêu" và "ghét" có sự tác độgn sâu sắc lẫn nhau

    + "Thương" xuất phát từ lòng trắc ẩn của tác giả xót xa trước cảnh lầm than, khổ cực của nhân dân và những con người tài hoa bị vùi dập

    + Càng thương dân, thương cho những con người tài hoa nhưng bạc mệnh, ông lại càng căm ghét sâu sắc những kẻ làm hại dân, hại đời, đẩy con người vào cảnh ngộ éo le

    + Tình cảm yêu- ghét đan xen, nối tiếp nhau, hòa nhập vào cuộc đời, với nhân dân: đỉnh cao của tư tưởng, tình cảm của tác giả

⇒ Đoạn thơ mang tính triết lý đạo đức mà không khô khan, cứng nhắc, ngược lại rất trữ tình, dạt dào cảm xúc.

Cảm xúc đó xuất phát từ cảm xúc sâu sắc và nồng đượm từ cõi tâm trong sáng, cao cả của nhà thơ, từ trái tim nặng trĩu tình đời, tình người tha thiết

Luyện tập
Câu hỏi (trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Theo anh (chị), câu thơ nào trong đoạn trích có thể thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn? Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về câu thơ đó.

Trả lời

Câu thơ bao hàm ý tưởng của toàn bài:

Vì chưng hay ghét cũng là hay thương

    + Yêu thương và căm ghét có mối quan hệ khăng khít như hai mặt của một vấn đề.

    + Càng xót thương cảnh người dân lầm than, người tài bị vùi dập thì tác giả càng căm ghét những kẻ hại dân bán nước.

   + Sự yêu ghét rạch ròi, phân minh trong trái tim của tác giả.

 + Phía sau lẽ ghét thương đó chính là tình thương dân, thương đời sâu sắc, bao la

 

Bố cục
Bố cục
Bố cục

Trả lời

Bố cục

- Phần 1 (6 câu đầu): cuộc đối thoại của ông Quán và Vân Tiên

- Phần 2 (10 câu tiếp): Lời ông Quán về lẽ ghét

- Phần 3 (14 câu tiếp): lời ông Quán bàn về lẽ thương

- Phần 4 (2 câu cuối): tư tưởng và tấm lòng của tác giả

ND chính
Nội dung chính
Nội dung chính

Trả lời

Đoạn trích Lẽ ghét thương nói lên những tình cảm yêu, ghét rất phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu.

Soạn bài Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu hay nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Anh (chị) hãy đọc các chú thích, tìm điểm chung giữa các đời vua mà ông Quán ghét và những con người mà ông Quán thương. Từ đó hãy nhận xét về cơ sở của lẽ ghét thương theo quan điểm đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu?

Trả lời

- "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương"ý nói: Biết ghét là vì biết thương. Nghĩa là bởi vì có tấm lòng biết thương yêu , xót xa cho người dân tội nghiệp, đáng thương nên ông đã sinh ra lòng ghét nhwunxg kẻ làm khổ dân,

-Đối tượng "ghét" của ông chính là những kẻ gây ra “chuyện tầm phào”. Đó là những nhân vật nổi tiếng tàn ác: Kiệt Trụ mê dâm, U lệ đa đoan, Ngũ bá phân vân, thúc quý phân băng. Đó là những nhân vật nổi tiếng tàn bạo trong lịch sử.

Điểm chung: đó là những kẻ đại diện cho tầng lớp tham quan, ăn chơi sa đọa , say sưa tuuawr sắc và tranh giành quyền lực, đó là những tên hung thủ trực tiếp đẩy dân vào cảnh cơ cực, tạo ra những hoàn cảnh "sa hầm sẩy hang" ,"nhọc nhằn". Xuất phát từ lòng thương dân nên ông đâm ra cảnh những kẻ xấu , những tên tham quan làm hại dân.

- Đối tượng “thương” là nhân vật cụ thể, những bậc hiền tài một lòng giúp đời, giúp dân. Đó là: Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Đổng Tử, Đào Tiềm, Hàn Dũ, Liêm, Lạc.

Điểm chung: Đây chính là những bậc chính nhân quân tử, là những con người tài đức vẹn tài, thế nhưng họ đều mang số phận không may mắn. Nổi tiếng là thương dân, sống hết mình vì lí tưởng dân tộc, giữ đạo vua tôi vô cùng trọn nghĩa, trọn đứa cho thấy họ là những nhân vật có cốt cách cao cả. Tác giả thể hiện chữ "thương" chính là bao hàm cả sự kính trọng, nể phục và cảm thông thương cảm cho những người tài đức vẹn toàn ấy và cũng chính là sự tự thương mình của tác giả.

Câu 2
Câu 2 (trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Anh (chị) có nhận xét gì về cách dùng phép đối và phép điệp ở cặp từ ghét, thương trong đoạn thơ này? Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ?

Trả lời

-Căp từ trái nghĩa ghét - thương được sử dụng thành công trong tác phẩm có chức năng làm rõ quan điểm và tình cảm của tác giả.

+ Từ "ghét" và "thương" đều được lặp lại 12 lần, sắp đặt sóng đôi, đăng đối khá linh hoạt (hay ghét– hay thương ; thương ghét – ghét thương ; ghét ghét – thương thương ; lại ghét– lại thương).

+ Phép lặp cũng như sự vận dụng linh hoạt hai từ "ghét" – "thương" đã biểu hiện, bộc lộ quan niệm , thái độ phân minh trong việc "ghét" - "thương" trong tư tưởng của tác giả

+ Trong trái tim tác giả, ghét và thương rành rọt rõ ràng, phân minh chứ không mập mờ, lẫn lộn và đều sâu nặng, không nhạt nhòa, chung chung. Việc lặp lại hai từ này cũng làm tăng cường độ của cảm xúc: yêu thương và căm ghét đều đạt đến độ tột cùng, càng yêu thương dân, yêu thương đất nước, yêu thương những bậc hiền nhân anh dũng đến đâu , tác giả lại căm ghét những tên tham quan , vua chúa cậy quyền hiếp dân bấy nhiêu.

Câu 3
Câu 3 (trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Dựa vào cảm xúc của tác giả, hãy giải thích câu thơ ở phần đầu đoạn trích: Vì chưng hay ghét cũng là hay thương.

Trả lời

- "Yêu" và "ghét" chính là hai tình cảm tồn tại trong tâm hồn của nhà thơ. Tuy là xuất hiện và có mối quan hệ khắng khít, tác động lẫn nhau thế nhưng "lẽ ghét" và "lẽ thương" được tác giả phân định rạch ròi, không nhầm lẫn. Tác giả đã nhìn nhận rằng bởi thương đến xót xa trước cảnh nhân dân phải chịu lầm than, khổ cực, thương những con người tài đức mà bị vùi dập, phải mai một tài năng nên mới xuất hiện sự căm ghét sâu sắc những kẻ làm hại dân, hại đời, đẩy con người vào những cảnh ngộ éo le, oan nghiệt.

- Ngự trị trong trái tim nhân hậu, quảng đại luôn hướng về nhân dân của nhà thơ, hai tình cảm yêu, ghét cứ đan cài, nối tiếp nhau hòa cùng nhịp đập với cuộc đời, với nhân dân, bởi "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương".

=> Đó chính là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.

=> Đoạn thơ không chỉ mang tính triết lí xã hội, chính nó cũng mang màu sắc trữ tình, chứa đựng đầy tình cảm của tác giả đối với đất nước, với quê hương.

Luyện tập
Câu hỏi (trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Theo anh (chị), câu thơ nào trong đoạn trích có thể thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn? Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về câu thơ đó.

Trả lời

Câu thơ thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tướng và tình cảm của cả đoạn trích là câu:

"Vì chưng hay ghét cũng là hay thương"

Nếu trong đời sống thường nhật, "thương" và "ghét" là hai khái niệm trái nghĩa nhau. Tuy nhiên, trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, ông đã có một góc nhìn mới, một lối giải thích mới cho mối quan hệ giữa lẽ "ghét" và "thương". "Thương" và "ghét" là hai tình cám có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời trong tâm hồn của nhà thơ. Càng thương cảm, xót xa trước hoàn cảnh cực khổ, khốn cùng, thiếu thốn của người dân cũng như là sự bạc mệnh của những bậc hiền nhân , danh sĩ tài hoa, Nguyễn Đình Chiểu càng căm ghét sâu sắc những kẻ làm hại dân, hại đời, đẩy con người vào những cảnh ngộ éo le, oan nghiệt. Trong trái tim yêu thương mênh mông của nhà thơ, hai tình cảm yêu, ghét cứ đan cài, nối tiếp nhau hoà cùng nhịp đập với cuộc đời, với nhân dân, bởi "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương". Đó chính là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyền Đình Chiểu.  Câu thơ chỉ với 8 từ ngữ đơn giản nhưng lại chứa đựng một hàm nghĩa sâu sắc, chứa đựng cả một tư tưởng vĩ đại và một tình cảm quảng đại đối với vận nước và nhân dân của Nguyễn Đình Chiểu.

Bố cục
Bố cục
Bố cục

Trả lời

Bố cục

- Phần 1 (6 câu đầu): cuộc đối thoại của ông Quán và Vân Tiên về quan niệm giữa ghét và thương.

- Phần 2 (10 câu tiếp): Lời ông Quán bàn về lẽ ghét .

- Phần 3 (14 câu tiếp): Lời ông Quán bàn về lẽ thương .

- Phần 4 (2 câu cuối): Tư tưởng và tấm lòng của tác giả đối với các tác nhân gây ra sự thịnh vượng và suy vong cho đất nước trong quá khứ.

ND chính
Nội dung chính
Nội dung chính

Trả lời

Thông qua việc phân tích, cắt nghĩa lẽ ghét thương ở đời, đoạn trích đã thể hiện rõ tầm nhìn xa trông rộng của một ông chủ quán như thế nào. Tất cả những tên triều đại và việc làm sai trái hay những điều hay lẽ phải của những bậc chính nhân quan tử ông đều nắm rõ, thể hiện nhân vật là một người rất quan tâm đến sự cường thịnh của đất nước và là một người có tấm lòng thương dân sâu sắc. Đó cũng chính là tình cảm yêu ghét phân minh và tấm lòng thương dân mãnh liệt của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.

 
0.05777 sec| 2472.547 kb