STT | Tên văn bản | Tác giả | Nội dung chính | Đặc sắc nghệ thuật |
1 | Chuyện người con gái Nam Xương | Nguyễn Dữ | Phẩm chất tốt đẹp và số phận oan trái người phụ nữ dưới chế độ phong kiến | Khắc hoạ tâm lí, tính cách nhân vật, nghệ thuật dựng truyện, chi tiết kì ảo |
2 | Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh | Phạm Đình Hổ | Cuộc sống xa hoa của vua chúa, quan lại thời Lê Trịnh | Nghệ thuật viết tuỳ bút chân thực, hấp dẫn |
3 | Hoàng Lê nhất thống chí | Ngô gia văn phái | Vẻ đẹp người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ với chiến công đại phá quân Thanh, kết cục thảm bại của bọn xâm lược và vua tôi Lê Chiêu Thống | Lối văn trần thuật đặc sắc kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động |
4 | Truyện Kiều | Nguyễn Du | Cảm hứng nhân văn, nhân đạo : trân trọng cái đẹp, đề cao khát vọng sống, hạnh phúc và ước mơ về công lí | Bút pháp ước lệ, nghệ thuật miêu tả nhân vật và thiên nhiên |
5 | Truyện Lục Vân Tiên | Nguyễn Đình Chiểu | Khát vọng cứu đời, giúp người, ca ngợi chính nghĩa | Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, lối kể chuyện tự nhiên, sinh động |
Soạn bài Kiểm tra về truyện trung đại
- Phổ thông nhất
- Ngắn nhất
- Hay nhất
Soạn bài Kiểm tra về truyện trung đại phổ thông nhất
Trả lời
Trả lời
* Vẻ đẹp:
- Đẹp ở nhan sắc tài năng.
- Đẹp ở tâm hồn, tình cảm:
+ Hiếu thảo, thủy chung, son sắc: Thúy Kiều thủy chung với Kim Trọng, hiếu thảo với cha mẹ, Vũ Nương thủy chung với chồng, tận tâm chăm sóc mẹ chồng.
+ Nhận hậu, vị tha.
+ Luôn khát vọng tự do, công lý, chính nghĩa: Thúy Kiều báo ân, báo oán phân minh. Vũ Nương lấy cái chết để bày tỏ sự trong sạch, chết rồi nhưng nhờ Phan Lang nói với chồng lập đàn giải oan, hiện về dương gian trong chốc lát.
* Bi kịch:
- Đau khổ, oan khuất: Vũ Nương bị nghi oan, không minh oan được, phải gieo mình xuống dòng Hoàng Giang.
- Tình yêu tan vỡ: Thúy Kiều và Kim Trọng đã từng thề nguyền dưới trăng vậy mà bỗng chốc mối tình ấy tan vỡ.
- Nhân phẩm bị chà đạp: Vũ Nương bị chồng mắng mỏ, đến nỗi phải tự vẫn. Thúy Kiều bị coi như một món quà hàng đem ra mua bán, bị giam hãm ở lầu Ngưng Bích trong nỗi cô đơn tuyệt vọng.
Trả lời
- Ăn chơi xa hoa, trụy lạc (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh).
- Hèn nhát, thuầnn phục ngoại bang một cách nhục nhã (Hoàng Lê nhất thống chí.
- Giả dối, bất nhân, vì tiền mà táng tận lương tâm (Mã Giám Sinh mua Kiều).
Trả lời
* Người anh hùng với lý tưởng đạo đức cao đẹp qua hình tượng Lục Vân Tiên (Lục Vân Tiên cửu Kiều Nguyệt Nga).
+ Lý tưởng theo quan niệm tích cực của Nho gia: “Nhớ câu kiến ngãi bất vi - Làm người thế ấy củng phi anh hùng”.
+ Lý tưởng theo quan niệm đạo lý của nhân dân: trừng trị cái ác, cứu giúp những người hoạn nạn.
* Người anh hùng dân tộc qua hình tượng Nguyễn Huệ trong Quang Trung đại phá quân Thanh.
+ Lòng yêu nước nồng nàn:
+ Quả cảm, tài trí:
+ Nhân cách cao đẹp;
Trả lời
- Tiểu sử
+ Nguyễn Du (1765-1820) quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc có truyền thống về văn học.
+ Cuộc đời Nguyên Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi.
+ Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh, sau đó ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813-1814 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820 ông được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, mất tại Huế.
- Học vấn: Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Ông có vốn sống phong phú, niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.
- Sự nghiệp: Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn cả bằng chữ Hán và chữ Nôm.
Trả lời
- Khẳng định, đề cao con người (Chị em Thúy Kiều)
Trả lời
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên:
+ Trực tiếp miêu tả thiên nhiên (Cảnh ngày xuân).
+ Tả cảnh ngụ tình (Kiều ở lầu Ngưng Bích).
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật :
+ Khắc họa bằng bút pháp nghệ thuật ước lệ (Chị em Thúy Kiều);
+ Khắc họa tính cách nhân vật qua miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ (Mã Giám Sinh mua Kiều);
+ Miêu tả đời sông nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (Kiều ở lầu Ngưng Bích)
+ Khắc họa tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đôi thoại (Thúy Kiều báo ân báo oán).
Soạn bài Kiểm tra về truyện trung đại ngắn nhất
Trả lời
Câu 1:
STT | Tên văn bản | Tác giả | Nội dung chủ yếu | Đặc sắc nghệ thuật |
1 | Chuyện người con gái Nam Xương | Nguyễn Dữ |
Phẩm chất tốt đẹp và số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến |
Khắc họa quá trình tâm lí và tính cách nhân vật, nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn |
2 | Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh | Phạm Đình Hổ | Cuộc sống xa hoa của Vua và quan lại phong kiến | Nghệ thuật viết tùy bút chân thực, hấp dẫn. |
3 | Hoàng Lê nhất thống chí | Ngô văn gia phái |
Vẻ đẹp anh hùng Nguyễn Huệ, chiến công đại phá quan thanh và số phận thảm bại của bọn xâm lược. |
Lối văn trần thuật miêu tả chân thực, sinh động. |
4 | Truyện Kiều | Nguyễn Du | Cảm hứng nhân văn, nhân đạo, trân trọng sắc đẹp, tài năng phụ nữ phong kiến | Cảm hứng nhân văn, nhân đạo, trân trọng sắc đẹp, tài năng phụ nữ phong kiến |
5 | Truyện Lục Vân Tiên | Nguyễn Đình Chiểu | Khát vọng cứu đói, giúp người, trọng nghĩa, khinh tài | Khát vọng cứu đói, giúp người, trọng nghĩa, khinh tài |
Trả lời
II. Soạn bài siêu ngắn: Kiểm tra về truyện trung đại
Câu 2: Vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và qua các đoạn trích Truyện Kiều:
Đề tài về người phụ nữ luôn được các nhà văn dành những trang văn ưu ái để viết về họ. Những người phụ nữ trong xã hội phong kiến dù có hoàn cảnh sống khác nhau nhưng đều chịu chung những nỗi đau khổ, những số phận đầy bi kịch. Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là một người con gái như vậy.
Vũ Nương có tư dung tốt đẹp, Trương Sinh nhờ mẹ đem một trăm lạng vàng cưới về làm vợ. Khi về làm dâu, nàng là người con thùy mị, nết na, hiếu thảo. Làm vợ Trương Sinh, nàng luôn gìn giữ khuôn phép để vợ chồng không bao giờ phải bất hoà. Nàng chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ đẻ, chồng đi lính xa nhà vẫn giữ gìn một tiết chung thuỷ chờ chồng và chăm sóc mẹ già con thơ.
Niềm hạnh phúc đoàn tụ gia đình có lẽ là niềm mong mỏi của tất cả những người phụ nữ có chồng ra chiến trận. Ngày chồng trở về, niềm vui ngắn chẳng tày gang, nàng đã phải chịu nỗi oan khuất vì bị chồng nghi ngờ. Vắng đi người cha trong gia đình, nàng đã an ủi đứa con nhỏ bằng chiếc bóng của mình trên tường vào mỗi tối. Nhưng chỉ vì lời con thơ mà Trương Sinh đã đổ tiếng xấu xa cho nàng, không cần một lời biện minh hay giải thích. Nàng chết trong nỗi oan khuất, tủi nhục của một người vợ thủy chung, son sắt chờ chồng. Để đến khi nàng chết đi, Trương Sinh mới nhận ra được sự thật, đó là giây phút hối hận muộn màng của người ở lại.
Chị em Thuý Kiều sống cuộc sống của con nhà nề nếp, trướng rủ màn che kín đáo mặc cho tường đông ong bướm đi về mặc ai. Hai chị em đều có nhan sắc tuyệt trần. Đặc bệt, Thúy Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn, thông minh vốn sẵn tính trời, một tư chất thiên bẩm không mấy người có được.Nhưng số phận nàng thật nhiều bi kịch, hồng nhan đa truân, sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thúy Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn, thông minh vốn sẵn tính trời, một tư chất thiên bẩm không mấy người có được.Nhưng số phận nàng thật nhiều bi kịch, hồng nhan đa truân, sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Gia đình yên ấm bỗng gặp phải tai họa, vì cứu cha và cứu em mà Kiều dã chấp nhận chia cắt mối tình với Kim Trọng, bán mình chuộc cha. Trong những lời cậy nhờ Thúy Vân ở lại chăm lo cha mẹ, ta thấy xót xa hơn cho thân phận nàng, một người con hiếu thảo và thủy chung son sắt trong tình yêu. Đó là những đau khổ mở màn cho cả một cuộc đời 15 năm lưu lạc sóng gió, trải qua biết bao tủi nhục, khổ đau. Kiều bi coi như một món hàng để mua bán mặc cả của Mã Giám Sinh
Có lẽ bi kịch của Vũ Nương và Thúy Kiều không phải là trường hợp cá biệt mà khủng khiếp thay là số phận của bao chị em phụ nữ, là kết quả của bao nhiêu nguyên nhân mà chế độ phong kiến đã sản sinh ra làm số phận của họ thật bi đát.
Tác phẩm đã tố cáo xã hội phong kiến, chế độ nam quyền đã không cho người phụ nữ được quyền sống và quyền bảo vệ hạnh phúc cho mình. Với chế độ nam quyền : " Trọng nam khinh nữ " , người phụ nữ đã bị tước đoạt mọi quyền lợi chính đáng, nhân phẩm họ bị dẻ dúm. Họ bị ràng buồng bởi những lễ giáo fong kiến khắc nghiệt như đạo " tam tòng ". Qua đó, tác giả cũng thể hiện niềm cảm thông, sự xót xa với những người phụ nữ. Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đã thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của mình qua trang viết về Vũ Nương và Kiều.
Trả lời
Câu 3: Bộ mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị, của xã hội phong kiến được thể hiện qua các đoạn trích:
Đồng tiền lộng hành uy hiếp cuộc sống của người dân lương thiện. Những kẻ có tiền táng tận lương tâm.
Vua chúa quan lại ăn chơi, trụy lạc, thi nhau hà hiếp bóc lột dân lành.
Giai cấp thống trị bạc nhược, tham sống sợ chết, phản dân hại nước.
Trả lời
Câu 4: Phân tích hình tượng các nhân vật:
Nguyễn Huệ:
Là một vị hoàng đế có trí tuệ sáng suốt
Là người anh hùng có tài cầm quân
Người lãnh đạo có tầm nhìn xa rộng
Người anh hùng có sức thu phục lòng người
Lục Vân Tiên:
Một trang anh hùng hảo hán: có tài vũ dũng, có khí phách anh hùng, có tâm lòng vì nghĩa quên thân.
Sẵn sàng làm việc nghĩa, làm việc vô tư không màng danh lợi.
Trả lời
Câu 5: Những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du:
Gia đình:
Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Nhưng sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi). Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du.
Thời đại:
Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực.
Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, Phong trào khởi nghĩa diễn ra khắp nơi (tiêu biểu nhất chính là khởi nghĩa Tây Sơn).
Cuộc đời:
Nguyễn Du đã phải sống phiêu bạt nhiều năm ở đất Bắc, rồi sau đó về ở ẩn ở Hà Tĩnh
Ông từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, chuẩn bị đi lần thứ hai thì bị bệnh mất ở Huế.
Sự nghiệp văn học:
Nguyễn Du sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm.
Thơ chữ Hán gồm 3 tập: Thanh Hiên thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm 243 bài.
Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều).
Tóm tắt truyện Kiều:
Là con gái một gia đình trung lưu, Thuý Kiều sống bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Đó là người con gái có nhan sắc tuyệt trần, tài năng thiên bẩm. Trong ngày hội Đạp Thanh, gần nấm mồ Đạm Tiên - một hình ảnh báo hiệu định mệnh oan nghiệt sau này của nàng- Thuý Kiều gặp Kim Trọng. Mối tình đầu chớm nở. Nhân nhặt được chiếc thoa rơi của Thuý Kiều, Kim Trọng bày tỏ nỗi lòng với Kiều và hai bên đính ước.
Khi Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Kiều bị vu oan, cha và em bị bắt. Kiều phải bán mình chuộc cha.
Lần lượt bọn buôn người Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà dùng mọi thủ đoạn lừa gạt, dồn Thuý Kiều vào cuộc sống ô nhục. Nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, yêu thương và cứu vớt ra khỏi cuộc sống ở lầu xanh. Vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư bày mưu bắt Kiều về hành hạ và đày đoạ nàng. Kiều trốn đến nương nhờ Sư Giác Duyên ở nơi cửa Phật. Sợ bị liên luỵ, Giác Duyên gửi nàng cho Bạc Bà, không ngờ Bạc Bà lại lừa bán nàng cho một chủ lầu xanh. Ở đây, nàng gặp người anh hùng Từ Hải. Từ Hải chuộc nàng về làm vợ. Khi sự nghiệp thành, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, tên đại thần tráo trở, Từ Hải bị giết. Kiều bị nhục phải hầu rượu, đánh đàn trong tiệc mừng công của quân triều rồi lại bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử nhưng lại được Giác Duyên cứu. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.
Kim Trọng sau khi hộ tang chú, chàng trở lại tìm người yêu. Hay tin thảm khốc, Kim Trọng vô cùng đau đớn. Theo lời dặn của Kiều, cha mẹ Kiều cho Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng. Không nguôi tình xưa, Kim Trọng lặn lội tìm kiếm và chàng đã gặp lại Kiều, cả gia đình đoàn tụ. Trong ngày đoàn viên vui vẻ, để bảo vệ " danh tiết" và tỏ lòng kính trọng người yêu, Kiều đổi tình vợ chồng thành tình bạn.
Trả lời
Câu 6: Qua các đoạn trích giá trị nhân đạo của Truyện Kiều được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:
Ngợi ca vẻ đẹp ngoại hình, phẩm chất tốt đẹp của con người
Cảm thông cho những nỗi đau khổ, bất hạnh của con người
Lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo đã chà đạp lên con người
Trả lời
Câu 7: Phân tích những thành công nghệ thuật của Truyện Kiều:
Sử dụng ngôn từ hết sức điêu luyện, sử dụng tiếng nói của dân tộc
Ngôn ngữ trong sáng, chuẩn mực, giàu sức gợi cảm, chính xác, đẹp đẽ
Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên bằng bút pháp ước lệ
Nghệ thuật miêu tả nhân vật bằng bút pháp ước lệ, tượng trưng
Soạn bài Kiểm tra về truyện trung đại hay nhất
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời