SOẠN VĂN 10 TẬP 1

Soạn bài Cảm xúc mùa thu - Thu hứng

341 lượt xem
Soạn bài: “Cảm xúc mùa thu” - ngữ văn 10 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, sytu giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Cảm xúc mùa thu” cực ngắn – sytu.

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Cảm xúc mùa thu - Thu hứng phổ thông nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Có thể chia bài thơ làm mấy phần? Vì sao lại chia như vậy? Hãy xác định nội dung của mỗi phần?

Trả lời

Có thể chia bài thơ thành 2 phần:

   + Phần 1 (4 câu thơ đầu): miêu tả thiên nhiên ảm đạm, đìu hiu của mùa thu Qùy Châu

   + Phần 2 (4 câu thơ cuối): tâm trạng và tình cảm của nhà thơ thương dân, nhớ nước.

- Lý do chia hai phần vì ở 4 câu đầu, tác giả tập trung miêu tả cảnh , ở 4 câu cuối, tác giả chủ yếu miêu tả nội tâm, bộc lộ tâm trạng và tình cảm của mình thông qua những tính từ như "nhật lệ" ,"cô chu",...

 

Câu 2
Câu 2 (trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Nhận xét sự thay đổi tầm nhìn từ bốn câu đầu đến bốn câu sau. Vì sao có sự thay đổi ấy?

Trả lời

-Phong cảnh trong bốn câu đầu được quan sát dưới một góc nhìn rộng lớn, bao la, với những khung cảnh thiên nhiên vĩ đại như :

+ Sương trắng rừng phong,

   + Núi Vu, núi Kẽm hiu hắt

   + Lòng sông, sóng tận chân lưng trời

   + Mây sà xuống đất

- Phong cảnh trong bốn câu sau lại được quan sát dưới góc nhìn hẹp hơn và gần hơn với "khóm cúc", "con thuyền" rồi gần hơn nữa, gần đến nỗi nó đã len lỏi vào chính tâm hồn của tác giả. Sự vận động ngày càng thu hẹp của không gian chính là để tương ứng với khoảng thời gian trong tác phẩm khi chiều dần buông và tầm nhìn bắt đầu thu hẹp

=> Sự thay đổi để nó phù hợp với sự vận động của tứ thơ (từ cảnh đến tình).

Câu 3
Câu 3 (trang 147 SGK Ngữ văn 10 tâp 1)
Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ sau, mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề Thu hứng?

Trả lời

Ở bốn câu thơ đầu, khugn cảnh mùa thu hiện ra với một khunng cảnh vô cùng rộng lớn nhưng lại tiêu điều, hoang vắng (S­ương móc trắng xóa làm tiêu điều cả rừng cây phong; Núi vu, kẽm vu hơi thu hiu hắt), tuy là hoang vắng thế nhưng sự dự dội của thiên nhiên vẫn luôn hiện hữu (sóng vỗ Trư­ờng Giang; trên cửa ải, mây sa mặt đất). Bốn câu đầu gợi ra cảnh thu vừa buồn hiu hắt,ảm đạm nhưng dù ảm đảm nhưng nơi tâm hồn của tác giả đó chính là nỗi bất an của nhà thơ về những điều không bình yên nơi cửa ải.

Phong cảnh thu buồn ở 4 câu đầu chính là gợi tiền đề cho tác giả bộc lộ cảm xúc , tâm tư tình cảm của mình trong bốn câu sau. "Khóm trúc", "con thuyền" chính là những hình ảnh gắn liền với quê hương, là những điều dân dã đã luôn hằn sâu trong tâm trí tác giả, bộc lộ một nỗi nhớ thương quê hương vô bờ bến. Câu thơ có lệ của hoa nhưng d­ường như cũng là lệ của lòng người. Hai câu cuối là nỗi buồn nhớ người thân. Và cũng chính là sự lo lắng bất an, thương cảm cho tình cảnh loạn lạc của đất nước cũng như là sự đồng cảm với những người lính ngoài xa,

Bài thơ khởi hứng bằng “thu” và quả thực câu nào cũng nói đến mùa thu. Nhưng chỉ có điều thật khó có thể phân biệt rạch ròi đâu là “thu tình” và đâu là “thu cảnh”. Hay nói cách khác, thu cảnh cũng chính là thu tâm (thu – hứng).

Luyện tập
Luyện tập
Luyện tập

Trả lời

Câu 1 (trang 147 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Thử đối chiếu bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với bản phiên âm và dịch nghĩa?

Đối chiếu bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với bản phiên âm và phần dịch nghĩa,ta nhận thấy rằng

- Ưu điểm: Bản dịch đã phần nào thể hiện được cấu tứ của bài thơ , khiến cho người đọc hiểu được một phần tinh thần tác giả đã gửi gắm vào bài thơ

- Nh­ược điểm: Bản dịch còn có một số vênh lệch so với bản phiên âm:

+ Trong câu đầu, bản dịch thơ ch­ưa chuyển tải được ý nghĩa của từ “điêu thương” – đây là một tính từ đã được động từ hóa (làm tiêu điều). Vì vậy ở trong bản phiên âm nó mang nghĩa rất mạnh – chỉ sự tàn phá khắc nghiệt của sư­ơng móc đối với rừng phong.

+ Chữ “thẳm” trong câu ba (bản dịch) ch­ưa thật sát nghĩa. Đồng thời nó còn làm cho âm hưởng thơ trầm xuống.

+ Câu 5, bản dịch bỏ mất chữ “l­ưỡng khai” – là một từ quan trọng của bản phiên âm – nhấn mạnh số lần lặp lại. Cũng vậy ở câu 6, chữ “cô” ch­a dịch được làm cho câu thơ ch­a thật sự thể hiện được nỗi lòng của kẻ ly hương.

Câu 2 (trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Theo anh (chị), chữ "lệ" trong câu 5 chỉ nước mắt nhà thơ hai khóm cúc?

Lời giải chi tiết

Câu thơ "Tùng cúc l­ưỡng khai tha nhật lệ" 
(
Khóm cúc nở hoa đã hai lần (làm) tuôn rơi nước mắt ngày trước) là một câu thơ đa nghĩa, giàu hàm ý.

- Chữ “lệ” ở trong câu thơ khó xác định được đối tượng trữ tình. Tuy nhiên có thể hiểu agwf, đây là nhìn cảnh nhớ người, khi thấy hình ảnh hoa cúc nở, tác giả đã nhớ đến quê hương của mình để rồi phải chực trào nước mắt.

- Hình ảnh hoa cúc “nở rồi lại nở” vừa gợi ra nhớ thương da diết, nỗi dằn xé khôn nguôi trong tâm hồn nhà thơ cũng có thể hiểu theo ý thứ hai chính là những giọt nước mắt rơi hết giọt này đến giọt khác trên gương mặt của tác giả.

ND chính
Nội dung chính
Nội dung chính

Trả lời

 Được lấy cảm hứng là mùa thu, Thu hứng đã thành công lột tả một mùa thu mang nỗi buồn hiu hắt. Thiên nhiên mang nét đẹp của núi rừng, sông nước đặc trưng Qùy Châu. Thông qua thủ pháp "tả cảnh ngụ tình" đầy độc đáo và tinh tế, tác giả đã bộc lộ tâm trạng buồn lo của mình trong cảnh loạn lạc : nỗi lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình.

Soạn bài Cảm xúc mùa thu - Thu hứng ngắn nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Có thể chia bài thơ làm mấy phần? Vì sao lại chia như vậy? Hãy xác định nội dung của mỗi phần?

Trả lời

Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (4 câu đầu):tả cảnh mùa thu

- Phần 2 (4 câu thơ sau): tâm trạng và tình cảm của thi nhân

+Lí do chia gồm 2 phần : vì ở 4 câu đầu tác giả tập trung miêu tả thiên nhiên, cảnh thu, ở 4 câu cuối tác giả tập trung bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của mình.

Câu 2
Câu 2 (trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Nhận xét sự thay đổi tầm nhìn từ bốn câu đầu đến bốn câu sau. Vì sao có sự thay đổi ấy?

Trả lời

Sự thay đổi bốn câu đầu cảnh được nhìn bao quát rộng và xa:  "rừng phong", "núi vu", "kẽm vu", "sóng dợn", "mây trùm cửa ải",…

- Bốn câu thơ sau, không gian bị thu hẹp lại: con thuyền, khóm cúc buộc tấm lòng nhà thơ với quê hương

+ Sự vận động hẹp dần vô cùng hợp lí để phù hợp với thời gian đang dần khép lại vào cuối ngày nên khiến tầm nhìn cũng hạn hẹp.

   + Sự thay đổi phù hợp với tứ thơ, từ cảnh đến tình

→ Sự thay đổi phù hợp với tâm trạng và mạch cảm xúc, cấu tứ của bài thơ

 

Câu 3
Câu 3 (trang 147 SGK Ngữ văn 10 tâp 1)
Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ sau, mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề Thu hứng?

Trả lời

Mối quan hệ của bốn câu thơ đầu là bốn câu thơ cuối:4 câu đầu tả cảnh thu, 4 câu sau tả tình thu, cả 2 đều kết hợp tạo nên một bức tranh thu mang nét hùng vĩ của thiên nhiên nhưng đồng thời cũng mang nét trữ tình, sâu lắng.

   + Bốn câu thơ đầu: miêu tả cảnh thu ở không gian rộng lớn, mênh mông

   + Bốn câu thơ sau: cảnh thu chi tiết, rõ nét, có tình

Bài thơ khởi hứng bằng “thu” và quả thực câu nào cũng nói đến mùa thu. Nhưng chỉ có điều thật khó có thể phân biệt rạch ròi đâu là “thu tình” và đâu là “thu cảnh”. Hay nói cách khác, thu cảnh cũng chính là thu tâm (thu – hứng).

   + Bốn câu thơ đầu dù miêu tả cảnh thu nhưng phảng phất nỗi buồn

   + Bốn câu cuối là tâm sự,là nỗi lòng , nỗi lo của tác giả đối với đất nước và nhân dân.

Luyện tập
Luyện tập
Luyện tập

Trả lời

So với bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ (phiên âm và dịch nghĩa):

- Ưu điểm:Bản dịch đã thể hiện một phần quan điểm của nhà thơ, thể hiện nội dung khá sát với tinh thần của bài thơ.

Nhược điểm: Có những sự chênh lệch trong cách sử dụng từ ngữ so với bản gốc

   + Câu đầu tiên, tác giả chưa dịch sát nghĩa từ “điêu thương"- đây là tính từ nhưng lại đóng vai trò làm động từ trong câu thơ. Cần phải diễn đạt được sắc thái tàn phá khắc nghiệt của sương đối với rừng phong.

   + Chữ “thẳm” chưa diễn tả được hết ý nghĩa và kéo âm điệu của bài thơ chùng xuống.

 + Câu 5, khi dịch tác giả làm mất từ “lưỡng khai” quan trọng, từ này có ý nghĩa nhấn mạnh vào sự lặp lại

   + Câu 6, tác giả không truyền tải được hết sự trống trải, cô đơn của kẻ li hương trong chữ “cô” phần phiên âm

Bài 2 (trang 147 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Chữ “lệ” trong câu “Tùng cúc lưỡng khai tha nhạt lệ” được hiểu theo cả hai cách nước mắt của nhà thơ và nước mắt của “hoa cúc”:

   + Nhìn ngắn hoa, lòng bồi hồi nhớ về quê cũ mà rơi nước mắt nhớ thương.

   + Hoa cúc “lưỡng khai” nở gợi lên sự ra đi không trở lại như biểu tượng cho những giọt lệ tuôn trào không ngừng trên gương mặt tác giả.

ND chính
Nội dung chính
Nội dung chính

Trả lời

Thu hứng là bức tranh mùa thu hiu hắt cũng chính là tâm trạng buồn miên man của nhà thơ.

Soạn bài Cảm xúc mùa thu - Thu hứng hay nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Có thể chia bài thơ làm mấy phần? Vì sao lại chia như vậy? Hãy xác định nội dung của mỗi phần?

Trả lời

Có thể chia bài thơ thành 2 phần:

   + Phần 1 (4 câu thơ đầu): miêu tả thiên nhiên ảm đạm, đìu hiu của mùa thu Qùy Châu

   + Phần 2 (4 câu thơ cuối): tâm trạng và tình cảm của nhà thơ thương dân, nhớ nước.

- Lý do chia hai phần vì ở 4 câu đầu, tác giả tập trung miêu tả cảnh , ở 4 câu cuối, tác giả chủ yếu miêu tả nội tâm, bộc lộ tâm trạng và tình cảm của mình thông qua những tính từ như "nhật lệ" ,"cô chu",...

Câu 2
Câu 2 (trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Nhận xét sự thay đổi tầm nhìn từ bốn câu đầu đến bốn câu sau. Vì sao có sự thay đổi ấy?

Trả lời

-Phong cảnh trong bốn câu đầu được quan sát dưới một góc nhìn rộng lớn, bao la, với những khung cảnh thiên nhiên vĩ đại như :

+ Sương trắng rừng phong,

   + Núi Vu, núi Kẽm hiu hắt

   + Lòng sông, sóng tận chân lưng trời

   + Mây sà xuống đất

- Phong cảnh trong bốn câu sau lại được quan sát dưới góc nhìn hẹp hơn và gần hơn với "khóm cúc", "con thuyền" rồi gần hơn nữa, gần đến nỗi nó đã len lỏi vào chính tâm hồn của tác giả. Sự vận động ngày càng thu hẹp của không gian chính là để tương ứng với khoảng thời gian trong tác phẩm khi chiều dần buông và tầm nhìn bắt đầu thu hẹp

=> Sự thay đổi để nó phù hợp với sự vận động của tứ thơ (từ cảnh đến tình).

Câu 3
Câu 3 (trang 147 SGK Ngữ văn 10 tâp 1)
Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ sau, mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề Thu hứng?

Trả lời

Ở bốn câu thơ đầu, khugn cảnh mùa thu hiện ra với một khunng cảnh vô cùng rộng lớn nhưng lại tiêu điều, hoang vắng (S­ương móc trắng xóa làm tiêu điều cả rừng cây phong; Núi vu, kẽm vu hơi thu hiu hắt), tuy là hoang vắng thế nhưng sự dự dội của thiên nhiên vẫn luôn hiện hữu (sóng vỗ Trư­ờng Giang; trên cửa ải, mây sa mặt đất). Bốn câu đầu gợi ra cảnh thu vừa buồn hiu hắt,ảm đạm nhưng dù ảm đảm nhưng nơi tâm hồn của tác giả đó chính là nỗi bất an của nhà thơ về những điều không bình yên nơi cửa ải.

Phong cảnh thu buồn ở 4 câu đầu chính là gợi tiền đề cho tác giả bộc lộ cảm xúc , tâm tư tình cảm của mình trong bốn câu sau. "Khóm trúc", "con thuyền" chính là những hình ảnh gắn liền với quê hương, là những điều dân dã đã luôn hằn sâu trong tâm trí tác giả, bộc lộ một nỗi nhớ thương quê hương vô bờ bến. Câu thơ có lệ của hoa nhưng d­ường như cũng là lệ của lòng người. Hai câu cuối là nỗi buồn nhớ người thân. Và cũng chính là sự lo lắng bất an, thương cảm cho tình cảnh loạn lạc của đất nước cũng như là sự đồng cảm với những người lính ngoài xa,

Bài thơ khởi hứng bằng “thu” và quả thực câu nào cũng nói đến mùa thu. Nhưng chỉ có điều thật khó có thể phân biệt rạch ròi đâu là “thu tình” và đâu là “thu cảnh”. Hay nói cách khác, thu cảnh cũng chính là thu tâm (thu – hứng).

Luyện tập
Luyện tập
Luyện tập

Trả lời

Câu 1 (trang 147 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Thử đối chiếu bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với bản phiên âm và dịch nghĩa?

Đối chiếu bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với bản phiên âm và phần dịch nghĩa,ta nhận thấy rằng

- Ưu điểm: Bản dịch đã phần nào thể hiện được cấu tứ của bài thơ , khiến cho người đọc hiểu được một phần tinh thần tác giả đã gửi gắm vào bài thơ

- Nh­ược điểm: Bản dịch còn có một số vênh lệch so với bản phiên âm:

+ Trong câu đầu, bản dịch thơ ch­ưa chuyển tải được ý nghĩa của từ “điêu thương” – đây là một tính từ đã được động từ hóa (làm tiêu điều). Vì vậy ở trong bản phiên âm nó mang nghĩa rất mạnh – chỉ sự tàn phá khắc nghiệt của sư­ơng móc đối với rừng phong.

+ Chữ “thẳm” trong câu ba (bản dịch) ch­ưa thật sát nghĩa. Đồng thời nó còn làm cho âm hưởng thơ trầm xuống.

+ Câu 5, bản dịch bỏ mất chữ “l­ưỡng khai” – là một từ quan trọng của bản phiên âm – nhấn mạnh số lần lặp lại. Cũng vậy ở câu 6, chữ “cô” ch­a dịch được làm cho câu thơ ch­a thật sự thể hiện được nỗi lòng của kẻ ly hương.

Câu 2 (trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Theo anh (chị), chữ "lệ" trong câu 5 chỉ nước mắt nhà thơ hai khóm cúc?

Lời giải chi tiết

Câu thơ "Tùng cúc l­ưỡng khai tha nhật lệ" 
(
Khóm cúc nở hoa đã hai lần (làm) tuôn rơi nước mắt ngày trước) là một câu thơ đa nghĩa, giàu hàm ý.

- Chữ “lệ” ở trong câu thơ khó xác định được đối tượng trữ tình. Tuy nhiên có thể hiểu agwf, đây là nhìn cảnh nhớ người, khi thấy hình ảnh hoa cúc nở, tác giả đã nhớ đến quê hương của mình để rồi phải chực trào nước mắt.

- Hình ảnh hoa cúc “nở rồi lại nở” vừa gợi ra nhớ thương da diết, nỗi dằn xé khôn nguôi trong tâm hồn nhà thơ cũng có thể hiểu theo ý thứ hai chính là những giọt nước mắt rơi hết giọt này đến giọt khác trên gương mặt của tác giả.

ND chính
Nội dung chính
Nội dung chính

Trả lời

 Được lấy cảm hứng là mùa thu, Thu hứng đã thành công lột tả một mùa thu mang nỗi buồn hiu hắt. Thiên nhiên mang nét đẹp của núi rừng, sông nước đặc trưng Qùy Châu. Thông qua thủ pháp "tả cảnh ngụ tình" đầy độc đáo và tinh tế, tác giả đã bộc lộ tâm trạng buồn lo của mình trong cảnh loạn lạc : nỗi lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình.

0.49360 sec| 2459.055 kb