Soạn văn Lớp 9

Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

563 lượt xem
Soạn bài: Thúy Kiều báo ân báo oán - ngữ văn 9 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp các em học sinh có thể nắm vững kiến thức và chuẩn bị bài tốt hơn trước khi lên lớp, sytu giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Soạn Thúy Kiều báo ân báo oán cực ngắn - sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) phổ thông nhất

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 1 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Qua lời Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là người thế nào? Tại sao khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư? Có sự khác nhau như thế nào trong ngôn ngữ của Kiều nói với Thúc Sinh và khi nói về Hoạn Thư.

Trả lời

Qua những lời nói của Kiều với Thúc Sinh, chúng ta thấy Kiều là một người nặng tình nặng nghĩa. Điều này thể hiện ở các chi tiết:

- Khi được Kiều gọi đến, Thúc Sinh đã có phần sợ hãi, nhưng Kiều đã không hỏi tội mà còn thưởng "gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân". Về lý nàng không cần làm như vậy nhưng ở đây Kiều đã xử lý bằng cái tình (là một con người nặng tình), cái ơn cứu mạng khi Thúc Sinh đã đưa nàng ra khỏi lầu xanh.

- Kiều sử dụng cách xưng hô rất trang trọng khi gọi Thúc Sinh là "cố nhân" - chứng tỏ ở đâu đó trong lòng mình, Kiều vẫn nhớ đến Thúc Sinh

Vì sao khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều vẫn nhắc về Hoạn Thư?

- Hoạn Thư là vợ cả của Thúc Sinh

- Nỗi đau mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều không phải nỗi đau về thể xác mà là nỗi đau về tinh thần mà Kiều khó quên.

- Kiều cũng ngầm cảnh báo sẽ báo oán đối với người vợ cả của Thúc Sinh.

Sự khác biệt trong ngôn ngữ khi Kiều nói chuyện với Thúc Sinh và khi nói về Hoạn Thư:

- Khi nói với Thúc Sinh, Kiều thể hiện sự trân trọng, biết ơn nên sử dụng nhiều điển cố với các biện pháp câu hỏi tu từ.

- Khi nói về Hoạn Thư Kiều sử dụng nhiều từ ngữ nôm na, bình dị, thành ngữ dân gian cho thấy sự xem thường xen lẫn nỗi niềm uất hận của nàng đối với Hoạn Thư.

Vì sao lại có sự khác biệt ấy?

Cách xưng hô như vậy phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp không giống nhau.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 2 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Những câu thơ còn lại tả cảnh Thúy Kiều báo oán

Trả lời

Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư mang giọng điệu mỉa mai, châm biếm với nghệ thuật nói tương phản và tăng tiến:

Mặc dù thời thế thay đổi, Kiều cho người bắt về, đang là người ở thế thượng phong nhưng vẫn gọi Hoạn Thư là tiểu thư. Tiểu thư nghe có vẻ cao quý nhưng thể hiện sự chế giễu, nhắc lại chuyện cũ - bởi vị "tiểu thư" này lúc trước đã hành hạ, đày đọa nàng như thế nào. 

Thái độ của Kiều

- Hả hê khi nỗi niềm đau đớn bao nhiêu ngày tháng đã được giải tỏa, nhất là trước nỗi sợ của Hoạn Thư. 

- Quyết liệt trong báo oán

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 3 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã xử trí ra sao?

Trả lời

Trình tự lý lẽ của Hoạn Thư:

- Đầu tiên: Cho rằng mình và Kiều không phải ở tư thế đối đầu mà là cùng một phe "phận đàn bà" để lấy được sự đồng cảm từ Kiều.

- Tiếp theo: Chuyện lớn hóa nhỏ cho câu chuyện báo oán của Kiều khi nói ghen tuông là chuyện thường tình, không phải chuyện gì to tát.

- Thứ ba: Hoạn Thư đã kể công khi biết Kiều bỏ trốn khỏi gác Quan Âm nhưng cũng không cho người đuổi theo bắt bớ, nhắc nhở Kiều nên suy xét lại.

- Thứ tư: Bày tỏ sự kính yêu, ngưỡng mộ Kiều và cho thấy mình cũng ở trong hoàn cảnh bất đắc dĩ mới phải làm như vậy.

- Thứ năm: Không hề phủ nhận lỗi lầm mà mình đã gây ra và mong được Kiều rộng lượng tha thứ - Kiều không còn gì có thể bắt bẻ Hoạn Thư nữa.

- Cuối cùng, Hoạn Thư còn thu cái tôi của mình lại để để cầu xin Kiều, khiến Kiều không thể không tha bổng cho mình.

Các lí lẽ của Hoạn Thư đã tác động tới Kiều như thế nào:

Khiến Kiều là một người "thông minh vốn sẵn tính trời" cũng phải khâm phục tài ăn nói linh hoạt của Hoạn Thư, từ thế chủ động lâm vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”: Nếu tha cho thì quá dễ dàng cho Hoạn Thư, còn không tha thì Kiều trở thành người nhỏ nhen, không biết phân biệt phải trái đúng sai. 

Tính cách nhân vật Hoạn Thư:

Đây là một người khôn ngoan, lọc lõi và đầy bản lĩnh khi đưa ra được những lý lẽ thuyết phục, biết rào trước đón sau, thông thấu giữa tình và lý.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 4 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Vì sao Thúy Kiều tha bổng cho Hoạn Thư? Những lời cuối cùng Kiều nói cho thấy nàng là người thế nào?

Trả lời

Lí do Kiều tha bổng cho Hoạn Thư:

- Những lý lẽ Hoạn Thư đưa ra vô cùng thuyết phục, Kiều không còn chỗ nào mà bắt bẻ nữa cả, nếu không tha Kiều sẽ trở thành kẻ nhỏ nhen.

- Bản chất của Kiều là người nặng tình nặng nghĩa, có tấm lòng nhân hậu, rộng lượng.

Việc làm của Kiều là đúng, không có gì đáng trách bởi:

Những lý giải của Hoạn Thư không còn gì để bắt bẻ. Việc làm của Kiều vừa phù hợp với tính nhất quán của nhân vật trong các câu chuyện văn học cổ đại, vừa thể hiện tinh thần "đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại" của dân tộc ta. 

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 5 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Phân tích tính cách Kiều và Hoạn Thư

Trả lời

Qua đoạn trích ta thấy Kiều là một người sống nặng tình nặng nghĩa, có ân báo ân. Ai giúp đỡ nàng đều nhớ và tìm cách trả ơn khi có điều kiện. Tuy nhiên, nàng cũng là người yêu ghét rõ ràng, có thù tất báo nhưng không phải người cố chấp, nhỏ nhen. Trước lời trình bày hợp lý của Hoạn Thư, Kiều đã rất vị bao dung mà dứt khoát tha bổng.  

Trong khi đó, Hoạn Thư lại là nhân vật khôn ngoan, có tài ăn nói và biện luận sắc sảo. Trước đây, chúng ta đã biết đây là một người quỷ quyệt ranh ma, bày ra nhiều trò để hành hạ Thúy Kiều. Nhưng khi Kiều báo oán, Hoạn Thư lại rất thức thời, biết được mình đang ở trong hoàn cảnh nào mà cư xử cho đúng mực. Xét cho cùng, đây cũng không phải là người xấu hoàn toàn, do hoàn cảnh mà trở nên ác độc, nhỏ nhen.

Luyện tập
Trang 109 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Phân tích những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lí, nhất quán trong tính cách của Thúy Kiều và Hoạn Thư.

Trả lời

Biểu hiện đa dạng nhưng hợp lý, nhất quán trong tính cách của nhân vật Thúy Kiều

- Tính đa dạng: Ban đầu Kiều được miêu tả là một cô gái đẹp người đẹp nết, tâm hồn cao thượng. Nhưng ở trong đoạn trích này chúng ta thấy Kiều ngoài là một người nặng tình nặng nghĩa còn là người có ân báo ân, có oán báo oán.

- Tính hợp lý: Trải qua bao cơn bĩ cực, tính cách của Kiều có sự thay đổi là điều hợp lý, phải biết đấu tranh đòi về sự công bằng cho bản thân, xua tan những đắng cay tủi nhục mà nàng đã phải chịu.

- Tính nhất quán: Tuy có ân báo ân, có oán báo oán, nhưng cuối cùng nàng đã tha cho Hoạn Thư. Việc này cho thấy đây là một con người có lòng trắc ẩn, giàu lòng vị tha, và vẫn là một tâm hồn đẹp như thuở ban đầu.

Biểu hiện đa dạng nhưng hợp lý, nhất quán trong tính cách của nhân vật Hoạn Thư

- Tính đa dạng: Khi hành hạ Kiều, Hoạn Thư thể hiện mình là một người vợ cả quyền uy, xảo quyệt, khôn ngoan. Khi bị Kiều báo oán lại trở nên khép nép, ăn nói rào trước đón sau, thể hiện được sự lõi đời, rất có tài biện luận.

- Tính hợp lý: Hoàn cảnh thay đổi khiến tính cách nhân vật thay đổi là điều hết sức hợp lý. Khi còn là bà cả nắm quyền một nhà thì hành hạ, đọa đày kẻ thù bằng cách xảo quyệt, khi là tội nhân thì phải "lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", chưa kể nhân vật này còn có tình tiết chừa đường lui cho mình khi không bắt Kiều bỏ trốn phải quay lại.

- Tính nhất quán: Từ đầu chí cuối chúng ta thấy Hoạn Thư là một kẻ khôn ngoan, lõi đời.

Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) ngắn nhất

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 1 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Qua lời Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là người thế nào? Tại sao khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư? Có sự khác nhau như thế nào trong ngôn ngữ của Kiều nói với Thúc Sinh và khi nói về Hoạn Thư.

Trả lời

Qua những lời nói của Kiều với Thúc Sinh, chúng ta thấy Kiều là một người nặng tình nặng nghĩa.

Khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều vẫn nhắc về Hoạn Thư  chứng tỏ vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều đang còn quá xót xa, mà Hoạn Thư lại là vợ cả của Thúc Sinh, cảnh báo sẽ báo oán với Hoạn Thư.

Có sự khác nhau trong ngôn ngữ của Kiều nói với Thúc Sinh và nói về Hoạn Thư

- Khi nói với Thúc Sinh nàng dùng rất nhiều từ trang trọng, thể hiện sự biết ơn, sử dụng điển cố

- Với Hoạn Thư: dùng những từ ngữ nôm na, bình dân, thành ngữ dân gian thể hiện sự hạ thấp xem thường.

Vì sao lại có sự khác biệt ấy?

Cách xưng hô như vậy mới phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp bởi một người mang ơn, còn một người đã gây cho Kiều nhiều đau khổ.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 2 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Những câu thơ còn lại tả cảnh Thúy Kiều báo oán

Trả lời

Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, châm biếm.

- Thái độ của Kiều: Quyết liệt trong báo thù. quyết tâm báo oán cho bằng được.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 3 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã xử trí ra sao?

Trả lời

Trình tự lý lẽ của Hoạn Thư:

- Đầu tiên biện hộ rằng mình là phận đàn bà nên ghen tuông cũng là chuyện thường tình.

- Kể công khi Kiều bỏ trốn đã không bắt lại

- Bày tỏ sự ngưỡng mộ với Kiều

- Nhận tất cả việc trót làm với Kiều và mong được tha thứ. 

Các lí lẽ của Hoạn Thư đã tác động tới Kiều:

Các lý lẽ của Hoạn Thư đã làm cho cơn giận của Kiều được xoa dịu, đặt nàng vào tình thế phải tha bổng cho Hoạn Thư, nếu không sẽ trở thành người nhỏ nhen.

Tính cách nhân vật Hoạn Thư: Khôn ngoan, lõi đời, đầy bản lĩnh.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 4 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Vì sao Thúy Kiều tha bổng cho Hoạn Thư? Những lời cuối cùng Kiều nói cho thấy nàng là người thế nào?

Trả lời

Kiều tha bổng Hoạn Thư vì lý lẽ của Hoạn Thư rất chặt chẽ và thuyết phục, nếu không tha Kiều sẽ trở thành người nhỏ nhen, Kiều lại là người nặng tình nặng nghĩa.

- Việc làm của Kiều là đúng, không có gì đáng trách

- Bởi việc tha bổng vừa phù hợp với tính nhất quán của nhân vật trong các câu chuyện văn học cổ đại, vừa thể hiện tinh thần "đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại" của dân tộc ta. 

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 5 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Phân tích tính cách Kiều và Hoạn Thư

Trả lời

Qua đoạn trích này chúng ta thấy ngoài là một người con gái xinh đẹp, thông minh, tài hoa, Kiều còn là một người trọng ân tình, có ân báo ân, có oán báo oán, giàu lòng vị tha, không nhỏ nhen ích kỷ.

Trong khi đó Hoạn Thư lại là một người khôn ngoan, có tài ăn nói và biện luận khiến Kiều không còn cách nào có thể trừng phạt được mình.

Luyện tập
Trang 109 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Phân tích những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lí, nhất quán trong tính cách của Thúy Kiều và Hoạn Thư.

Trả lời

Biểu hiện đa dạng nhưng hợp lý, nhất quán trong tính cách của nhân vật Thúy Kiều

- Tính đa dạng: Hiền lành, thùy mị, tâm hồn đẹp, nặng tình nặng nghĩa, có thù tất báo, độ lượng, giàu lòng vị tha

- Tính hợp lý: Trước rất nhiều biến cố cuộc đời, Kiều không thể cứ mãi hiền lành, thùy mị mà cũng phải biết đấu tranh đòi công bằng về cho mình.

- Tính nhất quán: Mặc dù quyết tâm báo oán nhưng cuối cùng vẫn tha mạng cho kẻ đã hành hạ mình cho thấy đây vẫn là một con người có trái tim lương thiện, một tâm hồn đẹp.

Biểu hiện đa dạng nhưng hợp lý, nhất quán trong tính cách của nhân vật Hoạn Thư

- Tính đa dạng: quỷ kế, khôn ngoan, xảo quyệt, bày nhiều trò để hành hạ Thúy Kiều, nhún nhường khi bị báo thù, có tài biện luận

- Tính hợp lý: Địa vị thay đổi buộc Hoạn Thư phải có cách ứng xử khác nhau cho phù hợp với hoàn cảnh

- Tính nhất quán: Trước một nàng Kiều quyết tâm báo oán, Hoạn Thư đã thể hiện được sự khôn ngoan, lõi đời vốn có từ trước tới nay để được tha bổng.

Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) hay nhất

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 1 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Qua lời Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là người thế nào? Tại sao khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư? Có sự khác nhau như thế nào trong ngôn ngữ của Kiều nói với Thúc Sinh và khi nói về Hoạn Thư.

Trả lời

Qua những lời nói của Kiều với Thúc Sinh, chúng ta thấy Kiều là một người nặng tình nặng nghĩa. Điều này thể hiện ở các chi tiết:

- Khi được Kiều gọi đến, Thúc Sinh đã có phần sợ hãi bởi mặc dù có công đưa Kiều ra khỏi lầu xanh nhưng lại nhắm mắt làm ngơ mặc kệ Hoạn Thư là vợ cả hành hạ, đọa đày Thúy Kiều; đến khi Kiều phải bỏ trốn cũng không hay biết. Vậy mà Kiều không những không "khởi binh vấn tội" mà còn thưởng "gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân". Về lý nàng không cần làm như vậy nhưng ở đây Kiều đã xử lý bằng cái tình (là một con người nặng tình), cái ơn cứu mạng khi Thúc Sinh đã đưa nàng ra khỏi lầu xanh.

- Kiều sử dụng cách xưng hô rất trang trọng khi gọi Thúc Sinh là "cố nhân" - điều này cho thấy nàng chưa bao giờ quên được cái ơn mà Thúc Sinh đã giúp đỡ nàng, ân nghĩa ấy nàng vẫn còn nhớ nên mới có thể dùng từ "cố nhân".

Vì sao khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều vẫn nhắc về Hoạn Thư?

- Gặp "cố nhân" con người ta thường nhắc về chuyện cũ, âu cũng là chuyện thường tình

- Thêm nữa, nỗi đau mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều không phải nỗi đau về thể xác mà là nỗi đau về tinh thần. Vết thương da thịt rồi cũng có ngày liền được nhưng vết thương về tâm hồn thì không thuốc nào chữa được.

- Kiều cũng ngầm cảnh báo cho Thúc Sinh sẽ báo oán đối với người vợ cả của "cố nhân", cuộc báo oán sẽ diễn ra khốc liệt do nỗi đau đớn tủi nhục quá lớn, Kiều chưa thể nào quên.

Sự khác biệt trong ngôn ngữ khi Kiều nói chuyện với Thúc Sinh và khi nói về Hoạn Thư:

Khi nói với Thúc Sinh, Kiều thể hiện sự trân trọng, biết ơn nên sử dụng nhiều điển cố với các biện pháp câu hỏi tu từ. Nhưng khi nói về Hoạn Thư Kiều sử dụng nhiều từ ngữ nôm na, bình dị, thành ngữ dân gian cho thấy sự xem thường xen lẫn nỗi niềm uất hận của nàng đối với Hoạn Thư.

Vì sao lại có sự khác biệt ấy?

Sự khác biệt này rất hợp lý bởi trong cuộc đời của Kiều bị nhiều người hãm hại, nhưng chỉ có Hoạn Thư là kẻ có mưu cao âm hiểm nhất, không hành hạ về thể xác mà tra tấn bằng tinh thần. Cách xưng hô như vậy cũng phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 2 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Những câu thơ còn lại tả cảnh Thúy Kiều báo oán

Trả lời

Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư:

- Với giọng điệu mỉa mai, châm biếm:

Mặc dù thời thế thay đổi, Kiều cho người bắt về, đang là người ở thế thượng phong nhưng vẫn gọi Hoạn Thư là tiểu thư. Tiểu thư nghe có vẻ cao quý nhưng thể hiện sự chế giễu, nhắc lại chuyện cũ - bởi vị "tiểu thư" này lúc trước đã hành hạ, đày đọa nàng như thế nào. 

- Sử dụng nghệ thuật tương phản “đời xưa – đời này” kết hợp với nghệ thuật tăng tiến “càng - càng”, “lắm - nhiều”. Kiều đang hưởng thụ cảm giác của kẻ bề trên khi đã đến ngày được báo oán.

Thái độ của Kiều

Hả hê khi nỗi niềm đau đớn bao nhiêu ngày tháng đã được giải tỏa, nhất là trước nỗi sợ của Hoạn Thư. Những lời nói của Kiều còn có phần đe dọa, quyết tâm báo oán cho bằng được, những gì sắp xảy ra sẽ rất dữ dội như những gì Kiều đã gặp phải khi làm hoa nô ở nhà Hoạn Thư.

 

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 3 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã xử trí ra sao?

Trả lời

Trình tự lý lẽ của Hoạn Thư:

- Đầu tiên: Ban đầu có chút "hồn lạc phách xiêu" nhưng khi bình tĩnh lại Hoạn Thư đã rất khôn ngoan khi xóa nhòa khoảng cách giữa mình và Kiều, cho rằng mình và Kiều không phải ở tư thế đối đầu mà là cùng một phe "phận đàn bà". Hơn ai hết Kiều là người hiểu rõ nhất ba chữ "phận đàn bà" này.

- Tiếp theo: Nhân đà có chung thân phận, Hoạn Thư đã chuyện lớn hóa nhỏ khi nói ghen tuông là chuyện thường tình, không phải chuyện gì to tát.

- Thứ ba: Hoạn Thư đã kể công khi biết Kiều bỏ trốn khỏi gác Quan Âm nhưng cũng không cho người đuổi theo bắt bớ, chứng tỏ bản chất của mình cũng không phải kẻ ác mà do ghen tuông mà ra, nhắc nhở Kiều có căm hận thì cũng nên suy xét kỹ càng. Nếu khi đó Hoạn Thư cho người bắt về thì Kiều có được như ngày hôm nay không?

- Thứ tư: Để xoa dịu cơn giận của Kiều, Hoạn Thư nhận mình mặc dù trong thâm tâm rất kính yêu, ngưỡng mộ nhưng việc chung chồng là không thể. Đồng thời, Hoạn Thư cũng cho thấy mình cũng ở trong hoàn cảnh bất đắc dĩ mới phải làm như vậy.

- Thứ năm: Mặc dù đến điều thứ tư có thể đã giúp Kiều nguôi giận và tha tội; nhưng Hoạn Thư lại rất khôn ngoan khi không hề phủ nhận lỗi lầm mà mình đã gây ra. Đây là đòn tâm lý sau cùng bởi Kiều không còn gì để bắt bẻ nữa, bởi Hoạn Thư đã thế hiện rất thẳng thắn và thành khẩn rồi.

- Cuối cùng, Hoạn Thư còn thu cái tôi của mình lại để để cầu xin Kiều, khiến Kiều không thể không tha bổng cho mình.

Các lí lẽ của Hoạn Thư đã tác động tới Kiều:

- Khâm phục tài ăn nói linh hoạt của Hoạn Thư

- Những lời nói phải của Hoạn Thư khiến Kiều từ thế chủ động lâm vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”: Nếu tha cho thì quá dễ dàng cho Hoạn Thư, còn không tha thì Kiều trở thành người nhỏ nhen, không biết phân biệt phải trái đúng sai. 

Tính cách nhân vật Hoạn Thư:

Kiều cũng phải nhận xét đàn bà như Hoạn Thư cũng không có mấy người được như vậy bởi nhân vật này là người rất khôn ngoan. Trong lúc "hồn lạc phách xiêu" vẫn bình tĩnh đưa ra những lý lẽ thuyết phục, biết rào trước đón sau, biết đưa ra những lập luận có lợi cho mình, biến nguy thành an mà tự cứu được chính mình.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 4 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Vì sao Thúy Kiều tha bổng cho Hoạn Thư? Những lời cuối cùng Kiều nói cho thấy nàng là người thế nào?

Trả lời

Lí do Kiều tha bổng cho Hoạn Thư:

- Những lý lẽ Hoạn Thư đưa ra vô cùng thuyết phục, Kiều không còn chỗ nào mà bắt bẻ nữa cả, nếu không tha Kiều sẽ trở thành kẻ nhỏ nhen.

- Bản chất của Kiều là người nặng tình nặng nghĩa, có tấm lòng nhân hậu, rộng lượng.

Việc làm của Kiều là đúng, không có gì đáng trách bởi:

Ngoài những lời gỡ tội khôn ngoan của Hoạn Thư, chủ yếu bởi lòng Kiều vốn là một người vị tha nhân hậu. Vì vậy trong bất kỳ hoàn cảnh nào nàng vẫn thể hiện bản tính của mình.

Lý giải cách lựa chọn của em?

Những lý giải của Hoạn Thư không còn gì để bắt bẻ. Việc làm của Kiều vừa phù hợp với tính nhất quán của nhân vật trong các câu chuyện văn học cổ đại, vừa thể hiện tinh thần "đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại" của dân tộc ta. 

 

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 5 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Phân tích tính cách Kiều và Hoạn Thư

Trả lời

Qua đoạn trích chúng ta có thể thấy:

Thúy Kiều là người trọng ân tình. Ngay cả đến Thúc Sinh - một người vừa có công, vừa có tội cũng được nàng nhớ tới và đền ơn, bởi công cứu nàng ra khỏi lầu xanh lớn hơn. Đối với kẻ xấu đã hãm hại mình, nàng cho thấy mình là một người dứt khoát, có ân báo ân, có oán báo oán nhưng cũng là một người có lý có tình, giàu lòng vị tha, sống nhân hậu. Điều này được thể hiện qua những câu thơ báo oán, trước những lời biện bạch của Hoạn Thư, nàng đã tha bổng khiến cho kẻ thù cũng phải tâm phục khẩu phục.

Trong khi đó, Hoạn Thư là một người phụ nữ hết mực khôn ngoan, lõi đời, biết trước biết sau, đến Kiều "thông minh vốn sẵn tính trời" muốn báo oán cũng không thể bắt bẻ được. Mặc dù trước đó chúng ta biết Hoạn Thư là một người thâm độc, nham hiểm khi đã bày ra rất nhiều trò để hành hạ Thúy Kiều nhưng ở trong hoàn cảnh bất lợi hơn, nàng ta biết mình là ai và mình đang ở đâu từ đó có cách ứng xử đúng mực, rào trước đón sau, khiến cho Kiều  không thể nào không tha cho nàng. Xét cho cùng, đây cũng không phải người xấu hoàn toàn, do hoàn cảnh mà trở nên độc ác.

Tác giả đã rất khéo léo khi xây dựng tính cách nhân vật vừa mang những nét riêng đặc tả, lại rất nhất quán, hợp lý xuyên suốt câu chuyện.

 

Luyện tập
Trang 109 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Phân tích những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lí, nhất quán trong tính cách của Thúy Kiều và Hoạn Thư.

Trả lời

Biểu hiện đa dạng nhưng hợp lý, nhất quán trong tính cách của nhân vật Thúy Kiều

Nếu như trong đoạn đầu của Truyện Kiều, chúng ta thấy rằng nàng được khắc họa với vẻ đẹp cả về ngoại hình lẫn tâm hồn, đây là một cô gái con nhà gia giáo, xinh đẹp, thùy mị nết na. Nhưng ở trong đoạn trích này chúng ta thấy một mặt khác của Kiều - có ân báo ân, có oán báo oán, vì sao lại có sự đa dạng như vậy?

Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của cuộc đời, nếm trải biết bao đắng cay tủi nhục, liệu một cô gái sống trong khuê phòng còn ngây thơ, hồn nhiên mãi được không? Đây chính là yếu tố hợp lý trong việc xây dựng tính cách nhân vật.

Tuy có ân báo ân, có oán báo oán, nhưng trước những lời biện bạch sắc sảo của Hoạn Thư, Kiều đã bỏ qua và tha bổng cho kẻ đã gây ra không ít nỗi đau trong cuộc đời mình. Việc bỏ qua này cho thấy đây là một con người có lòng trắc ẩn, giàu lòng vị tha, và vẫn là một tâm hồn đẹp như thuở ban đầu. Đây chính là tính nhất quán khi Nguyễn Du xây dựng nhân vật Thúy Kiều.

Biểu hiện đa dạng nhưng hợp lý, nhất quán trong tính cách của nhân vật Hoạn Thư

Đây là một nhân vật phụ, số câu thơ có sự xuất hiện không nhiều nhưng với quan điểm hiện đại, đây là một nhân vật rất đáng để chúng ta quan tâm cũng như có những tranh cãi.

Biểu hiện tính cách đa dạng của Hoạn Thư được thể hiện rất rõ ràng. Khi biết được Thúc Sinh là chồng mình đã chuộc thân cho Kiều khỏi chốn lầu xanh, nàng ta không hành xử giống đương thời um sùm la lối, mà một mặt coi như không có chuyện gì xảy ra, một mặt tìm rất nhiều cách để giày vò kẻ thù của mình. Chính cách làm này đã cho thấy đây là một con người rất thâm độc và nham hiểm. Nhưng khi bị Kiều bắt đến để trả thù thì Hoạn Thư nhanh chóng đổi vai, không còn là bà vợ cả đầy quyền uy và ranh ma mà lập tức nhận diện được thế cục để có cách xoay chuyển hợp lý: cần nhận lỗi thì nhận lỗi, cần nhún nhường thì nhún nhường, cần đáng thương có đáng thương, cần nịnh nọt có nịnh nọt. Nói chung nhân vật này mang rất nhiều tính cách.

Tuy nhiên, những tính cách này rất hợp lý, bởi đây là một con người quỷ kế đa đoan, cách hành hạ kẻ thù mà chồng mình không làm gì được mà cũng nghĩ ra, thì ứng xử hợp lý khi bị báo oán sao Hoạn Thư lại không thể làm được? Nhân vật này làm một cách xuất sắc là đằng khác! Đầu tiên là việc chừa lại đường lui cho mình khi thấy Kiều bỏ trốn nhưng không hề sai người bắt lại. Tiếp đến lại dùng những lời lẽ rất thuyết phục để Kiều phải tha bổng cho mình, an toàn trở ra.

Tính nhất quán trong tính cách của nhân vật này cũng được thể hiện rõ ràng, từ đầu chí cuối đây là một người khôn ngoan, lõi đời.

Xem tiếp: SOẠN BÀI LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA - NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

0.05743 sec| 2536.242 kb