SOẠN VĂN 10 TẬP 1

Soạn bài Văn bản

270 lượt xem
Soạn bài: “Diễn đạt trong văn bản nghị luận(tt)” - ngữ văn 12 tập 2 siêu chất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực chất: cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Diễn đạt trong văn bản nghị luận(tt)” cực chất - Sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Văn bản phổ thông nhất

Phần I

Trả lời

I - KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM

Đọc các văn bản (1), (2), (3) (SGK trang 23, 24) và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Câu 1. Mỗi văn bản trên được người nói, người viết tao ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?

Câu 2: Mỗi văn bản trên đề cập vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản như thế nào?

Câu 3: Ở những văn bản có nhiều câu, nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu, từng đoạn như thế nào? Đặc biệt ở văn bản 3, văn bản còn được tổ chứng theo kết cấu ba phần thế nào?

Câu 4: Về hình thức, văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc như thế nào?

Câu 5: Mỗi văn bản trên được tao ra nhằm mục đích gì?

Lời giải chi tiết:

Câu 1 + 2:

- Các văn bản (1), (2), (3) được người đọc (người viết) tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

- Các văn bản ấy là phương tiện để tác giả trao đổi kinh nghiệm, tư tưởng tình cảm... với người đọc.

Văn bản (1)

+ Dung lượng ngắn, súc tích.

+ Nội dung đề cập tới vấn đề ảnh hưởng của môi trường đến phẩm chất con người.

+ Mục đích: khuyên nhủ nhau giữ gìn phẩm chất và xây dựng môi trường sống lành mạnh.

Văn bản (2):

+ Dung lượng: ngắn

+ Nội dung: Thân phận người phụ nữ

+ Mục đích: phản ánh số phận bất hạnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Văn bản (3)

+ Dung lượng dài hơn các văn bản trên.

+ Nội dung: Kêu gọi nhân dân chống Pháp

+ Mục đích: Thuyết minh.

Câu 3:

     Ở văn bản (2), mỗi cặp câu lục bát tạo thành một ý và các ý này được trình bày theo thứ tự "sự việc" (hai sự so sánh, ví von). Hai cặp câu này vừa liên kết với nhau bằng ý nghĩa, vừa liên kết với nhau bằng phép lặp từ (thân em). Ở văn bản (3), dấu hiệu về sự mạch lạc còn được nhận ra qua hình thức kết cấu 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.

- Mở bài: Gồm phần tiêu đề và câu "Hỡi đồng bào toàn quốc!"

- Thân bài: tiếp theo đến "… thắng lợi nhất định về dân tộc ta!".

- Kết bài: Phần còn lại.

Câu 4:

- Văn bản (3) là một văn bản chính luận được trình bày dưới dạng "lời kêu gọi". Thế nên, nó có dấu hiệu hình thức riêng. Phần mở đầu của văn bản gồm tiêu đề và một lời hô gọi ("Hỡi đồng bào toàn quốc!") để dẫn dắt người đọc vào phần nội dung, để gây sự chú ý và tạo ra sự "đồng cảm" cho cuộc giao tiếp.

- Phần kết thúc là hai khẩu hiệu (cũng là hai lời hiệu triệu) để khích lệ ý chí và lòng yêu nước của "quốc dân đồng bào".

Câu 5:

Mục đích của việc tạo lập:

- Văn bản (1) là nhằm cung cấp cho người đọc một kinh nghiệm sống (ảnh hưởng của môi trường sống, của những người mà chúng ta thường xuyên giao tiếp đến việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân).

- Văn bản (2) nói lên sự thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến (họ không tự quyết định được thân phận và cuộc sống tương lai của mình mà phải chờ đợi vào sự may rủi)

- Văn bản (3) là kêu gọi toàn dân đứng lên chống lại cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp.

Phần II

Trả lời

II - CÁC LOẠI VĂN BẢN

1. So sánh các văn bản 1, 2 với văn bản 3 (ở mục I) về các phương diện sau:

- Vấn đề được đề cập đến trong mỗi văn bản là vấn đề gì? Thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống?

- Từ ngữ trong mỗi văn bản thuộc loại từ nào?

- Cách thức thể hiện nội dung như thế nào?

Trả lời:

Văn bản

Vấn đề

Lĩnh vực

Từ ngữ

Cách thức thể hiện

1

Ảnh hưởng giữa môi trường và phẩm chất, nhân cách con người

Cuộc sống thường ngày

Thường ngày

Khẩu ngữ

2

Thân phận người con gái

Nghệ thuật

Nhiều hình ảnh có sức gợi cảm

Biểu cảm

3

Kháng chiến chống Pháp

Chính trị

Lĩnh vực chính tri

Thuyết minh

Câu 2: So sánh văn bản (2), (3) với một bài học thuộc môn khoa học khác (văn bản 4) và một đơn xin nghỉ học (5). Rút ra nhận xét.

Trả lời:

Văn bản

Phạm vi sử dụng

Mục đích giao tiếp

Lớp từ ngữ riêng

Kết cấu trình bày

1

Nghệ thuật

Biểu thị tình cảm

Nghệ thuật

Hai phần, theo cảm xúc

2

Chính trị

Kêu gọi

Chính tri

Ba phần, logic

3

Khoa học

Trình bày tri thức, hướng dẫn kỹ năng

Khoa học

Có các phần mục rõ ràng, mạch lac

4

Hành chính

Đề đạt nguyện vọng

Hành chính

Theo thể thức có sẵn

Soạn bài Văn bản ngắn nhất

Phần I

Trả lời

Bài tập 1: Phân tích đặc điểm cách sử dụng từ ngữ, sử dụng kết hợp các kiểu câu, 

  • Đoạn 1:  sử dụng từ ngữ một cách chính xác, phù hợp với việc tuyên bố thoát li mọi quan hệ với thực dân Pháp, đặc biệt là sử dụng nhiều từ ngữ chính trị về câu, điểm nổi bật là đoạn sử dụng kiểu câu lặp cú pháp và kiểu, câu song hành, với những câu ngắn để nhân mạnh những điều khẳng định. Vì vậy, giọng điệu, ngôn từ của đoạn văn rất rắn rỏi, dứt khoát, mạnh mẽ và cương quyết.
  • Đoạn 2:  sử dụng những từ ngữ rất tài hoa (lưu đãng hão huyền, con nhà nho khái, cái tâm hồn thèm chan hòa, con người khái, lần hồi đắp đổi, lại xoay ra ba dọi...), sử dụng kiểu câu điệp cấu trúc, song hành cú pháp (đoạn đầu), tạo nên một giọng điệu rất riêng, một giọng điệu (rất Nguyễn Tuân), tài hoa, uyên bác, đầy biến hóa trong việc sử dụng ngôn từ.
  • Đoạn 3:  viết theo lối so sánh để làm nổi bật điểm khác biệt trong tính cách, phẩm chất, tâm hồn, tình cảm... của Kiều và Từ Hả,  sử dụng rất nhiều cặp tính từ tương phản, mang âm hưởng nhịp nhàng, cân đối.
Phần II

Trả lời

II. Soạn bài siêu ngắn: Diễn đạt trong văn bản nghị luận(tt)

Bài tập 2:

a)

    Công việc là động lực và là mục đích cũng như là một điều tất yếu mà không ai có thể không có. Lựa chọn nghề nghiệp là vấn đề đáng bàn luận trong thanh niên ngày nay. 

    Nghề nghiệp là khái niệm chỉ việc làm có tính ổn định, đem lại thu nhập để duy trì và phát triển cuộc sống cho mỗi con người. Nghề không đơn giản chỉ để kiếm sống mà còn là con đường để chúng ta thể hiện và khẳng định giá trị của bản thân mình. Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó nhờ được đào tạo con người có những kiến thức kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nghề nghiệp bao gồm nhiều chuyên môn nhiều lĩnh vực.Nghề nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đển con người và xã hội, vì thế nếu lựa chọn đúng, con người sẽ có được niềm say mê, sự hứng thú với công việc; có cơ hội phát huy năng lực của bản thân. Nếu lựa chọn sai, chúng ta sẽ đánh mất cơ hội và công việc trở thành gánh nặng. Vì vậy, cần phải chủ động, sáng suốt khi đối diện với vấn đề quan trọng này.

    Xã hội phát triển, các ngành nghề mở rộng, tạo ra nhiều việc làm. Các loại hình đào tạo nghề cũng đa dạng hơn... Thông tin phong phú (báo chí, truyền hình, inteet, các cuộc hội thảo...) cung cấp tốt hơn những hiểu biết về nghề nghiệp và nhu cầu của xã hội. Thanh niên được tự do, chủ động hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Nhiều bạn trẻ sớm có ý thức về năng lực cũng như khát vọng của bản thân nên đã định hình được con đường lập nghiệp một cách đúng đắn, nhanh nhạy. Tuy nhiên, có những bạn không biết được khả năng của mình, không biết được điểm mạnh và hạn chế của mình mà chạy theo xu thế, hay là theo kiểu "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Nhu cầu của xã hội ngày càng cao, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực nên muốn có công việc tốt cần phải được đào tạo tốt. Hệ thống các trường dạy nghề của chúng ta chưa thực sự phát triển, chưa được hoàn thiện... Nhiều bạn trẻ còn lựa chọn nghề nghiệp theo xu hướng chung "thời thượng" - chỉ chú trọng những nghề nghiệp được xã hội đề cao hoặc hứa hẹn thu nhập cao mà không tính đến khả năng của bản thân và nhu cầu của thực tế. Nhiều người coi cánh cửa vào trường đại học là con đường duy nhất dẫn đến tương lai. Rút cuộc, xã hội lâm vào tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ", không ít sinh viên ra trường thất nghiệp hoặc phải làm trái ngành nghề đã học...

    Chính vì thế, mỗi bạn trẻ cần có ý thức về bản thân, cần suy nghĩ nghiêm túc khi lựa chọn nghề nghiệp. Không cần thiết phải cố định vào một con đường thi đại học mà nên mở rộng theo các hướng học nghề phù hợp với điều kiện và năng lực của mình.

b)

    Cuộc sống ngày càng phát triển, con người càng bận rộn hơn, nhu cầu chăm sóc bản thân nhiều hơn. Nhất là trong tầng lớp thanh niên, vì ảnh hưởng bởi nhiều luồng tư tưởng khác nhau mà cho rằng sống trước hết là phải sống cho mình. Lối suy nghĩ này khiến chúng ta suy nghĩ về sự trách nhiệm với bản thân và vị kỷ. Vậy có trách  nhiệm với bản thân và vị kỷ khác nhau như thế nào?

    Trứơc hết  chúng ta phải hiểu về câu nói này như thế nào?  “sống” là như thế nào? Sống là việc chúng ta sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn nhất định. Sống còn bao hàm cả cống hiến và hưởng thụ. Nếu chúng ta chỉ biết cống hiến không thôi thì chẳng khác nào robot, máy móc chỉ biết làm việc cống hiến cho cuộc sống. Nhưng chỉ hưởng thụ không thì nó sẽ biết ta trở thì một con người ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho mình mà không quan tâm đến người khác. Vậy chúng ta phải sống thế nào cho đúng và phù hợp với xã hội?

    Với ý nghĩa tích cực, sống cho mình là mỗi người phải có trách nhiệm với bản thân, tức là có sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình. Người xưa có câu: Thương người như thể thương thân. Như vậy, mình phải thương thân trước rồi mới thương người. Có khả năng tự lo cho bản thân thì mới lo được cho người khác. Thương thân ở đây đồng nghĩa với có trách nhiệm với bản thân. Người có trách nhiệm với bản thân thường sống có lý tưởng, mục đích đúng đắn, tốt đẹp phù hợp với đạo lí; biết yêu thương gia đình, quê hương, đất nước; luôn có ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, sức khỏe để trở thành một công dân hữu ích. Họ có nếp sống nghiêm túc, quy củ; biết kiềm chế những ham muốn vật chất; biết tránh xa các thói hư tật xấu; không cho phép mình có những lời nói và hành động sai lầm. Họ biết kính trên nhường dưới, có lòng tự trọng, có ý chí và nghị lực phấn đấu, vượt qua khó khăn thử thách trên đường đời để biến ước mơ thành hiện thực, tạo dựng cho mình một cuộc sống ổn định, một tương lai tươi sáng. Đó là những biểu hiện cụ thể của lối sống có trách nhiệm đối với bản thân. Người xưa đề cao tu thân rồi mới lập nghiệp là vậy.

     Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế là cơ hội để lối sóng vị kỷ lên ngôi. Đó là lối sống chỉ biết đến bản thân mình.  luôn muốn mọi lợi ích về mình mà không quan tâm đến người khác ra sao, nghĩ như thế nào. Họ thường là những con người có lối sống thực dụng, luôn luôn giành phần dễ, thuận lợi cho mình đẩy người khác vào khó khăn. Khi hưởng thụ thì họ là những con người có mặt đầu tiên nhưng khi xã hội khó khăn hay cần họ thì họ lại lùi lũi như con rùa nuôi trong xó. Người xưa có câu: “Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa” hay câu “ Ăn thì ăn những miếng ngon/ Làm thì chọn việc cỏn con mà làm”. Đây là lối sống chỉ biết mình cần phải phê phán. Lối sống chỉ biết mình như vậy đồng nghĩa với cuộc sống vị kỉ, luôn cô đơn mà không có người chia sẻ lúc vui buồn. Dần dần tự dưng họ sẽ thấy cuộc sống của bản thân thật là nhàm chán. Và họ luôn nghĩ cuộc sống chẳng có gì tốt đẹp nhưng thực chất cuộc sống thì lại rất tươi đẹp và tràn đầy ánh sáng của niềm vui. Khi tính vị kỉ được đẩy lên ở một mức độ cao con người sẽ trở nên lạnh lùng, vô cảm với chính bản thân và cuộc đời. Có những người vì lợi ích của các nhân mà dùng những âm mưu thủ đoạn hãm hại người khác mà không quan tâm người khác ra sao.

    Như vậy lối sống ấy là không nên bởi sống trong cả một cộng đồng người chúng ta cần phải biết quan tâm thương yêu lẫn nhau, giúp nhau vượt qua khó khăn, gian khổ. Vì thế có câu: “ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Như vậy tại sao chúng ta không cùng yêu thương lẫn nhau, chúng ta sẽ được rất nhiều thứ quan trọng trong cuộc đời. Khi ấy bạn sẽ thấy cuộc sống của bạn tươi đẹp hơn, cuộc sống có nhiều niềm vui từ những người xung quanh và cuộc sống sẽ có thêm nhiều ý nghĩa hơn. Nhất là tuổi trẻ hiện nay những mầm non tương lai của đất nước hãy phấn đấu vươn lên làm giàu một cách chính đáng và hưởng thụ những gì mà mình đã làm ra. Không nên dành giật hay chà đạp người khác để lấy lợi ích riêng cho bản thân mình. Các bạn à đất nước luôn cần những con người thành đạt như vậy để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh vươn mình lên sánh vai với các cường quốc năm châu. Như Tố Hữu cùng đã từng nói:

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình

Soạn bài Văn bản hay nhất

Phần I

Trả lời

1. Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh:

+) Chuẩn xác: Là rất trúng, rất đúng. Nó là chuẩn được chọn làm mốc để nói, làm cho đúng.

+) Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh là trình bày về vấn đề gì phải đúng với chân lí, với chuẩn mực được thừa nhận thì văn bản thuyết minh mới có giá trị. Chuẩn xác là yêu cầu cơ bản, đầu tiên của văn bản thuyết minh.

 - Để đảm bảo tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh:

 +) Tìm hiểu thấu đáo, phải quan sát tỉ mỉ, kĩ càng, nếu là một cuốn sách phải đọc đi đọc lại nhiều lần .

+) Thu thập tài liệu tham khảo. Chú ý tài liệu tham khảo phải có tên tuổi nghĩa là của các nhà khoa học đầu ngành hoặc các cơ quan có thẩm quyền quyết định về vấn đề thuyết minh.

+) Luôn luôn nhận thông tin mới, những thay đổi thường xuyên để vấn đề thuyết minh có tính thời sự như thuyết minh về dân số, về sản lượng hàng năm.

2. Luyện tập

a. Có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)”. Đối chiếu với SGK Ngữ văn 10, ta thấy viết như vậy chưa chuẩn xác. Vì:

+ Chương trình ngữ văn 10 không phải chỉ có mỗi văn học dân gian mà có cả phần văn học viết.

+ Chương trình ngữ văn 10 về văn học dân gian không phải chỉ có ca dao mà còn có  truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười.

+ Chương trình văn học dân gian lớp 10 không có câu đố, tục ngữ.

 b. Nếu một người nào đó viết “Đại cáo bình Ngô là áng thiên cổ hùng văn vì đó là  bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước” là không chuẩn xác. Vì “thiên cổ hùng văn” là áng hùng văn của nghìn đời. Nghìn đời khác với nghìn năm. Nó không phù hợp với ý nghĩa thực của cụm từ.

c. Cả văn bản không hề thuyết minh, làm rõ Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ, nên ta không thể dùng để thuyết minh về Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách một nhà thơ.

=> Một văn bản thuyết minh chuẩn xác cần đáp ứng những yêu cầu sau:

+ Khách quan.

+ Khoa học.

+ Độ tin cậy cao.

Phần II

Trả lời

1. Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh

- Hấp dẫn là sự lôi cuốn, thu hút.

- Tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh:

Người viết hoặc trình bày đã tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn người nghe người đọc về một vấn đề nào đó.

Tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh vô cùng quan trọng. Bởi lẽ không hấp dẫn thì người ta không đọc, không nghe. Khi người ta không đọc, không nghe thì văn bản thuyết minh sẽ không có tác dụng gì.

- Một số biện pháp sau làm cho văn bản thuyết minh hấp dẫn:

+ Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn không trừu tượng, mơ hồ.

+ So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, để tạo ấn tượng cho người người đọc, người nghe.

+ Để cho bài văn thuyết minh không đơn điệu, cần kết hợp, sử dụng nhiều kiểu câu.

+ Có nhiều sự hiểu biết về tự nhiên, xã hội, các ngành, nghề… để bài viết hoặc  nói phong phú về nhiều mặt.

2. Luyện tập

Câu 1 (trang 26 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Văn bản (1)

- Tác giả đã đưa ra 1 luận điểm khái quát: “Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm”. Và để luận điểm trở nên dễ hiểu, hấp dẫn, tác giả đã đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số để bài văn không trừu tượng, mơ hồ:

+ Trường đại học y khoa Bai- lo đã phát hiện... đứa trẻ ít chơi đùa  có bộ não bé hơn bình thường 20 đến 30%.

 + Các nhà nghiên cứu tại trường đại học I- li- noi ở ủ- ba- na Sam- pa... con chuột...

So sánh các trường hợp với nhau để làm sáng tỏ luận điểm.

Câu 2 (trang 26 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Văn bản (2)

Bài thuyết minh về hồ Ba bể trở nên hấp dẫn hơn khi tác giả nói đến những sự tích, truyền thuyết tạo nên cảm giác huyền ảo linh thiêng hơn, góp phần nhìn nhận và có thêm hiểu biết về nguồn gốc lịch sử của hồ Ba Bể.

0.42024 sec| 2457.813 kb