Soạn bài Yên tử, núi thiêng

23 lượt xem

Soạn bài Yên tử, núi thiêng phổ thông nhất

Trước khi đọc 1
Câu hỏi 1 Trước khi đọc trang 91 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thứcKhi tham quan hay du lịch, em có thường tìm hiểu trước về nơi sắp đến không? Nếu có, loại tài liệu em quan tâm tìm đọc, xem, nghe là gì?

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:Dựa vào hiểu biết cá nhân để chia sẻ

>

- Trước khi đi tham quan hoặc đi du lịch một nơi mới, em thường sẽ tìm hiểu trước.

- Em tìm kiếm trên mạng những bài viết và hình ảnh về nơi này.

Trước khi đọc 2
Câu hỏi 2 Trước khi đọc trang 91 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thứcKể tên một số danh lam thắng cảnh có di tích lịch sử mà em đã đến hoặc đã biết.

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:Dựa vào hiểu biết cá nhân để chia sẻ.

>

- Một số danh lam thắng cảnh có di tích lịch sử:

+ Chùa Hương

+ Lăng Bác

+ Chùa Một Cột

+ Chùa Thầy

Sau khi đọc 1
Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 94 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức“Yên Tử, núi thiêng” thuộc loại văn bản gì? Em căn cứ vào đâu để xác định như vậy?

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:Đọc kĩ văn bản để xác định loại văn bản và căn cứ.

>

- Thuộc thể loại văn bản thông tin.

- Căn cứ vào các đặc điểm:

+ Bài viết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trước vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của núi Yên Tử.

+ Ngôn ngữ sử dụng trong bài viết giản dị, sinh động, giàu tính biểu cảm.

+ Tác giả sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ,... để làm tăng sức gợi cảm cho bài viết.

+ Kết cấu bài viết tự do, không gò bó theo một trình tự nhất định.

Sau khi đọc 2
Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 94 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thứcVăn bản có bố cục như thế nào? Nêu nội dung cụ thể của từng phần trong bố cục và chỉ ra mạch kết nối các nội dung đó.

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:Đọc kĩ văn bản để xác định bố cục và nội dung cụ thể, mạch liên kết.

>

- Bố cục:

+ Đoạn 1: Đánh giá khái quát về đối tượng.

+ Đoạn 2, 3, 4, 5: Vẻ đẹp của núi thiêng Yên Tử.

+ Đoạn 6, 7, 8, 9, 10: Thông tin về lịch sử của núi thiêng Yên Tử.

- Mạch liên kết: Chặt chẽ, thuyết phục, làm cho người đọc hiểu rõ hơn về lịch sử.

Sau khi đọc 3
Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 94 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thứcCăn cứ vào nội dung văn bản, cho biết những lí do chính khiến Yên Tử được nhìn nhận là “núi thiêng”.

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:Đọc kĩ cả văn bản để đưa ra các lí do.

>

Các lí do:

- Theo Hán thư, vào đầu Công nguyên, một người nước tề là An Kỳ Sinh đã lặn lội tìm đường đến Yên Tử tu tiên luyện đan…

- Vua Trần Nhân Tông đến Yên Tử tu hành…

Sau khi đọc 4
Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 94 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thứcNhận xét về tỉ lệ của các đoạn miêu tả và dẫn tư liệu lịch sử trong văn bản (tỉ lệ như thế nào, có hợp lí không và thể hiện ý tưởng gì của tác giả).

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:Đọc kĩ văn bản để đưa lời nhận xét.

>

- Đọc văn bản chúng ta nhận thấy tỉ lệ đoạn dẫn tư liệu lịch sử nhiều hơn với các đoạn miêu tả.

- Tỉ lệ như vậy là hoàn toàn hợp lí. Vì chủ đề là Yên Tử đây là một nơi rất linh thiêng, không chỉ là một danh lam thắng cảnh, đây còn là một di tích lịch sử đặc biệt. Từ đó ta thấy được ý tưởng của tác giả là muốn làm rõ lịch sử của núi Yên Tử đến với bạn đọc.

Sau khi đọc 5
Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 94 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thứcLiệt kê những chi tiết thể hiện cách giải thích tên gọi của một số vị trí và di tích trong quần thể du lịch tâm linh Yên Tử. Việc giải thích đó đáp ứng yêu cầu gì của loại văn bản giới thiệu một cảnh quan.

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:Đọc kĩ văn bản để liệt kê và đáp ứng các yêu cầu.

>

- Liệt kê:

+ Ông đã hóa Phật vào ngọn núi và ngọn núi mang hình hài ông được người đời sau gọi là tượng An Kỳ Sinh.

+ Sau khi An Kỳ Sinh đắc đạo, chư tăng của An Kỳ Sinh gọi ngôi chùa ông đã tu hành và đắc đạo là “chùa ông Yên”…

- Việc giải thích như vậy đáp ứng yêu cầu đưa ra yếu tố lịch sử của văn bản giới thiệu một cảnh quan.

Sau khi đọc 6
Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 94 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thứcYếu tố biểu cảm đã được tác giả sử dụng như thế nào? Yếu tố đó đóng vai trò gì trong việc làm tăng tính hấp dẫn của văn bản.

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:Đọc kĩ văn bản để nhận xét về yếu tố biểu cảm

>

- Yếu tố biểu cảm được tác giả sử dụng xen kẽ trong các đoạn văn.

- Yếu tố biểu cảm đóng vai trò giúp cho văn bản không bị khô khan chán nản, từ đó làm tăng tính hấp dẫn của văn bản.

Sau khi đọc 7
Câu hỏi 7 Sau khi đọc trang 94 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thứcNêu tác dụng của việc đưa sơ đồ khu di tích Yên Tử vào văn bản. Theo em, vì sao những sơ đồ thuộc loại này thường được hiệu chỉnh qua các lần công bố khác nhau?

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:Đọc kĩ văn bản, chú ý sơ đồ để đưa ra tác dụng.

>

- Việc đưa sơ đồ vào văn bản giúp cho văn bản thêm tính cụ thể, giúp người đọc có cái nhìn bao quát về thực tế di tích, danh lam thắng cảnh.

- Việc sơ đồ được hiệu chỉnh qua các lần công bố giúp cho đưa ra sơ đồ chính xác nhất với thực tế của di tích vì khuôn viên, cảnh vật di tích có thể bị thay đổi để tu sửa, sửa chữa, làm đẹp hơn sau một thời gian.

1.62349 sec| 2385.344 kb