Soạn văn Lớp 9

Soạn bài Sự phát triển của từ vựng

458 lượt xem
Soạn bài: Sự phát triển của từ vựng - ngữ văn 9 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp các em nắm bài và chuẩn bị bài tốt hơn trước khi lên lớp. Soạn Sự phát triển của từ vựng cực ngắn, chi tiết - sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Sự phát triển của từ vựng phổ thông nhất

Phần I: SỰ BIẾN ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN NGHĨA CỦA TỪ NGỮ 
Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Trả lời câu hỏi

Trả lời

Trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu có câu: Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế. Cho biết từ Kinh tế trong bài thơ này có nghĩa gì? Ngày nay chúng ta có thể hiểu từ này theo nghĩa Phan Bội Châu đã dùng hay không? Qua đó em rút ra nhận xét gì về nghĩa của từ?

Trả lời:

- Từ "kinh tế" trong câu "Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế" là từ rút gọn của câu "kinh bang tế thế" - nghĩa là trị nước cứu đời.

- Ngày nay, từ "kinh tế" không thể hiểu theo nghĩa theo câu trên được bởi nghĩa mới của chúng là chỉ một lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Từ đó ta thấy nghĩa của từ không phải luôn luôn bất biến mà có thể biến đổi hay phát triển theo thời gian; có thể mất đi nét nghĩa cũ và cũng có thể được thêm vào những nghĩa mới.

Phần I: SỰ BIẾN ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN NGHĨA CỦA TỪ NGỮ 
Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Trả lời câu hỏi

Trả lời

Cho biết nghĩa từ xuân, tay trong các câu trên và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển. Trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?

a. Từ "xuân" trong câu "chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân" là nghĩa gốc, còn trong câu "ngày xuân em hãy còn dài" là nghĩa chuyển. Nghĩa chuyển được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ.

b. Từ "tay" trong câu "giở kim thoa với khăn hồng trao tay" là nghĩa gốc, còn trong  câu "cũng phường bán thịt cũng tay buôn người" là nghĩa chuyển. Nghĩa chuyển được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa hoán dụ.

PHẦN II: LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 56 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Xác định nghĩa của từ chân trong các câu.

Trả lời

- Từ "chân" trong câu a được sử dụng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ

- Từ "chân" trong câu b được sử dụng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

- Từ "chân" trong câu c được sử dụng với nghĩa gốc

- Từ "chân" trong câu d được sử dụng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

PHẦN II: LUYỆN TẬP
Trả lời câu 2 (trang 57 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Dựa vào định nghĩa trên, hãy nêu nhận xét về nghĩa của từ trà trong những cách dùng như: trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua.

Trả lời

Từ "trà" trong: trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua (mướp đắng) là cách dùng với nghĩa chuyển với phương thức ẩn dụ. Trà ở đây có nghĩa mới là một loại thức uống được pha từ một số sản phẩm đã được làm khô.

 

PHẦN II: LUYỆN TẬP
Trả lời câu 3 (trang 57 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Dựa vào những cách dùng từ như: đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng, ... hãy nêu nghĩa chuyển của từ đồng hồ.

Trả lời

Từ "đồng hồ" trong đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng,... được sử dụng theo nghĩa chuyển với phương thức ẩn dụ - là dụng cụ đo có hình thức giống đồng hồ đo thời gian.

 

PHẦN II: LUYỆN TẬP
Trả lời câu 4 (trang 57 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Tìm ví dụ đế chứng minh rằng các từ hội chứng, ngân hàng, sốt, vua là những từ nhiều nghĩa.

Trả lời

a. Hội chứng

- Nghĩa gốc: Tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh:

Ví dụ: Hội chứng viêm đường hô hấp cấp, hội chứng viêm màng não mủ,...

- Nghĩa chuyển: Tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề xã hội, cùng xuất hiện ở nhiều nơi:

Ví dụ: Hội chứng sợ lỗ, hội chứng bốc đồng,...

    b. Ngân hàng:

    - Nghĩa gốc: Tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng.

    Ví dụ: Ngân hàng nhà nước Việt Nam, ngân hàng BIDV, ngân hàng ACB,...

    - Nghĩa chuyển: Nơi lưu trữ, bảo quản một cái gì đó

    Ví dụ: Ngân hàng máu, ngân hàng đề thi,...

    c. Sốt:

    - Nghĩa gốc: Nhiệt độ cơ thể tăng lên quá mức bình thường.

    Ví dụ: Sốt rét, sốt vi rút,...

    - Nghĩa chuyển: Tinh trạng tăng nhu cầu đột ngột so với bìn thường

    Ví dụ: cơn sốt đất, cơn sốt vàng, cơn sốt hàng hóa,...

    d. Vua:

    - Nghĩa gốc: Người đứng đầu nhà nước quân chủ thường lên cầm quyền bằng con đường kế vị.

    Ví dụ: Nhà vua, đức vua, vua chúa,...

    - Nghĩa chuyển: người được coi là nhất hoặc độc quyền trong một số lĩnh vực nào đó

    Ví dụ: vua áo đen, vua sân cỏ, vua lười,...

    PHẦN II: LUYỆN TẬP
    Trả lời câu 5 (trang 57 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
    Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai sử dụng biện pháp tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?

    Trả lời

    - Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được dùng theo biện pháp tu từ ẩn dụ.

    - Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ bởi nó chỉ có ý nghĩa ẩn dụ trong câu thơ này, mang tính chất tạm thời, không có ý nghĩa lâu dài.

     

     

    Soạn bài Sự phát triển của từ vựng ngắn nhất

    Phần I: SỰ BIẾN ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN NGHĨA CỦA TỪ NGỮ 
    Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
    Trả lời câu hỏi

    Trả lời

    Trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu có câu: Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế. Cho biết từ Kinh tế trong bài thơ này có nghĩa gì? Ngày nay chúng ta có thể hiểu từ này theo nghĩa Phan Bội Châu đã dùng hay không? Qua đó em rút ra nhận xét gì về nghĩa của từ?

    - Từ kinh tế trong bài thơ này mang ý nghĩa trị nước cứu đời (kinh bang tế thế).

    - Ngày nay chúng ta không hiểu theo nghĩa mà Phan Bội Châu đã dùng.

    - Qua đó em thấy nghĩa của từ có thể biến đổi theo thời gian

    Phần I: SỰ BIẾN ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN NGHĨA CỦA TỪ NGỮ 
    Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
    Trả lời câu hỏi

    Trả lời

    Cho biết nghĩa từ xuân, tay trong các câu trên và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển. Trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?

    a. Từ "xuân" trong câu thứ nhất là nghĩa gốc, câu còn lại là nghĩa chuyển. Nghĩa chuyển được hình thành theo phương thức ẩn dụ.

    b. Từ "tay" trong câu thứ nhất là nghĩa gốc, câu còn lại là nghĩa chuyển. Nghĩa chuyển được hình thành theo phương thức hoán dụ.

     

    PHẦN II: LUYỆN TẬP
    Trả lời câu 1 (trang 56 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
    Xác định nghĩa của từ chân trong các câu.

    Trả lời

    a. Nghĩa chuyển với phương thức hoán dụ

    b, Nghĩa chuyển với phương thức ẩn dụ

    c. Nghĩa gốc

    d. Nghĩa chuyển với phương thức ẩn dụ

    PHẦN II: LUYỆN TẬP
    Trả lời câu 2 (trang 57 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
    Dựa vào định nghĩa trên, hãy nêu nhận xét về nghĩa của từ trà trong những cách dùng như: trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua.

    Trả lời

    Từ "trà" trong các từ đề bài cho là từ đã được chuyển nghĩa theo cách ẩn dụ, ở đây có nghĩa là một loại thức uống từ các sản phẩm được làm khô.

      PHẦN II: LUYỆN TẬP
      Trả lời câu 3 (trang 57 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
      Dựa vào những cách dùng từ như: đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng, ... hãy nêu nghĩa chuyển của từ đồng hồ.

      Trả lời

      Nghĩa chuyển của từ "đồng hồ" là dụng cụ đo có hình thức giống đồng hồ đo thời gian

      PHẦN II: LUYỆN TẬP
      Trả lời câu 4 (trang 57 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
      Tìm ví dụ đế chứng minh rằng các từ hội chứng, ngân hàng, sốt, vua là những từ nhiều nghĩa.

      Trả lời

      a. Hội chứng:

      - Nghĩa gốc: Hội chứng viêm đường hô hấp cấp, hội chứng viêm màng não mủ,...

      - Nghĩa chuyển: Hội chứng lười học, hội chứng đam mỹ, 

      b. Ngân hàng:

      - Nghĩa gốc: Ngân hàng ngoại thương, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng kỹ thương Việt Nam,...

      - Nghĩa chuyển: Ngân hàng máu, ngân hàng đồ chơi, ngân hàng gạo,...

      c. Sốt:

      - Nghĩa gốc: Sốt rét, sốt vi rút, sốt phát ban,...

      - Nghĩa chuyển: Sốt đất, sốt vàng, sốt phim,...

      d. Vua:

      - Nghĩa gốc: Vua chúa, nhà vua, đức vua,...

      - Nghĩa chuyển: Vua toán, vua dầu mỏ, vua sân cỏ,...

      PHẦN II: LUYỆN TẬP
      Trả lời câu 5 (trang 57 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
      Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai sử dụng biện pháp tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?

      Trả lời

      Từ mặt trời trong câu thứ hai được sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ. Không thể coi đây là hiện tượng phát triển nghĩa của từ bởi tách khỏi ngữ cảnh, từ mặt trời không còn có nghĩa là Bác Hồ nữa.

      Soạn bài Sự phát triển của từ vựng hay nhất

      Phần I: SỰ BIẾN ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN NGHĨA CỦA TỪ NGỮ 
      Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
      Trả lời câu hỏi

      Trả lời

      Trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu có câu: Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế. Cho biết từ Kinh tế trong bài thơ này có nghĩa gì? Ngày nay chúng ta có thể hiểu từ này theo nghĩa Phan Bội Châu đã dùng hay không? Qua đó em rút ra nhận xét gì về nghĩa của từ?

      - Từ "kinh tế" trong câu "Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế" trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là từ rút gọn của câu "kinh bang tế thế" - nghĩa là trị nước cứu đời.

      - Ngày nay, từ "kinh tế" không thể hiểu theo nghĩa theo câu trên được bởi chúng không còn là một từ chỉ hành động mà là một danh từ. Kinh tế được sử dụng để chỉ một lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, để thỏa mãn nhu cầu xã hội.

      - Từ đó ta thấy nghĩa của từ không phải luôn luôn bất biến mà có thể biến đổi hay phát triển theo thời gian; có thể mất đi nét nghĩa cũ và cũng có thể được thêm vào những nghĩa mới.

      Phần I: SỰ BIẾN ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN NGHĨA CỦA TỪ NGỮ 
      Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
      Trả lời câu hỏi

      Trả lời

      Cho biết nghĩa từ xuân, tay trong các câu trên và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển. Trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?

      a. Xuân:

      - Ở câu "chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân" từ "xuân" mang nghĩa gốc: Ở đây chỉ một trong bốn mùa trong năm, là mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm áp, vạn vật sinh sôi, thường được coi như là thời điểm mở đầu của một năm mới.

      - Ở câu "ngày xuân em hãy còn dài" thì từ "xuân" mang nghĩa chuyển: Ở đây xuân không còn là một mùa trong năm mà ám chỉ tuổi trẻ, thời trẻ. 

      Như vậy, từ "xuân" ở câu thứ 2 này đã được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.

       - Tay:

      - Ở câu "giở kim thoa với khăn hồng trao tay" từ "tay" mang nghĩa gốc là một bộ phận của cơ thể người có tác dụng cầm, nắm.

      - Ở câu "cũng phường bán thịt cũng tay buôn người" từ "tay" mang nghĩa chuyển với ý nghĩa là một người hoạt động giỏi về một lĩnh vực nào đó, chuyên môn, từ tay ở đây còn có thể là thay thế của từ "tên".

      Như vậy, từ "tay" ở câu thứ hai này đã được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ - lấy một bộ phận để chỉ toàn thể.

       

      PHẦN II: LUYỆN TẬP
      Trả lời câu 1 (trang 56 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
      Xác định nghĩa của từ chân trong các câu.

      Trả lời

      a. Từ "chân" được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ (lấy một bộ phận chỉ toàn thể - sau chân tức là sau người).

      b. Từ "chân" được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ (có một chân tức là trở thành thành viên tham gia hội khỏe Phù Đổng).

      c. Từ "chân" ở đây được dùng theo nghĩa gốc. Một trong số những nghĩa của từ "chân" theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là "bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác" - chân kiềng chính là giá đỡ cho các đồ vật để phía trên chúng.

      d. Từ "chân" được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ (chân mây là phần tiếp giáp giữa bầu trời và mặt đất theo mắt nhìn của con người)

      PHẦN II: LUYỆN TẬP
      Trả lời câu 2 (trang 57 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
      Dựa vào định nghĩa trên, hãy nêu nhận xét về nghĩa của từ trà trong những cách dùng như: trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua.

      Trả lời

      Từ "trà" trong: trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua (mướp đắng) là cách dùng với nghĩa chuyển với phương thức ẩn dụ, chứ không còn là nghĩa gốc như định nghĩa ban đầu

      Từ "trà" ở đây mang nghĩa mới là sản phẩm từ thực vật đã được sao hoặc chế biến thành dạng khô, dùng để pha nước uống; không nhất thiết phải là cây chè như ban đầu. Trong các từ này nét nghĩa "đã sao, đã chế biến, để pha nước uống" được giữ lại.

      PHẦN II: LUYỆN TẬP
      Trả lời câu 3 (trang 57 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
      Dựa vào những cách dùng từ như: đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng, ... hãy nêu nghĩa chuyển của từ đồng hồ.

      Trả lời

      Dựa theo nghĩa chính của từ đồng hồ thì những cách dùng từ đồng hồ trong: đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng là theo nghĩa chuyển bằng phương thức ẩn dụ. Nghĩa chuyển là những dụng cụ đế đo có bề ngoài giống đồng hồ đo thời gian..

      PHẦN II: LUYỆN TẬP
      Trả lời câu 4 (trang 57 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
      Tìm ví dụ đế chứng minh rằng các từ hội chứng, ngân hàng, sốt, vua là những từ nhiều nghĩa.

      Trả lời

      a. Hội chứng

      - Nghĩa gốc: Tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh:

      Ví dụ: Hội chứng viêm đường hô hấp cấp, hội chứng viêm màng não mủ,...

      - Nghĩa chuyển: Tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề xã hội, cùng xuất hiện ở nhiều nơi:

      Ví dụ: Hội chứng sợ lỗ, hội chứng bốc đồng, hội chứng lười học,...

        b. Ngân hàng:

        - Nghĩa gốc: Tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng.

        Ví dụ: Ngân hàng nhà nước Việt Nam, ngân hàng BIDV, ngân hàng ACB, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn,...

        - Nghĩa chuyển: Nơi lưu trữ, bảo quản một cái gì đó

        Ví dụ: Ngân hàng máu, ngân hàng đề thi, ngân hàng sách, ngân hàng đồ chơi,...

        c. Sốt:

        - Nghĩa gốc: Nhiệt độ cơ thể tăng lên quá mức bình thường.

        Ví dụ: Sốt rét, sốt vi rút, sốt phát ban,...

        - Nghĩa chuyển: Tinh trạng tăng nhu cầu đột ngột so với bìn thường

        Ví dụ: cơn sốt đất, cơn sốt vàng, cơn sốt hàng hóa,...

        d. Vua:

        - Nghĩa gốc: Người đứng đầu nhà nước quân chủ thường lên cầm quyền bằng con đường kế vị.

        Ví dụ: Nhà vua, đức vua, vua chúa,...

        - Nghĩa chuyển: người được coi là nhất hoặc độc quyền trong một số lĩnh vực nào đó

        Ví dụ: vua áo đen, vua sân cỏ, vua lười, vua nhạc pop, vua toán,...

        PHẦN II: LUYỆN TẬP
        Trả lời câu 5 (trang 57 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
        Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai sử dụng biện pháp tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?

        Trả lời

        - Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được dùng theo biện pháp tu từ ẩn dụ. Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ.

        - Đây chỉ là hiện tượng chuyển nghĩa tạm thời, chỉ có giá trị trong câu thơ này vì nó là tu từ ẩn dụ. Nhà thơ gọi Bác Hồ là mặt trời, vì theo cảm nhận của tác giả giữa Bác và mặt trời có những nét tương đồng. Nhưng chúng không có giá trị lâu dài, tách khỏi ngữ cảnh này, từ mặt trời không còn mang nghĩa là Bác Hồ nữa nên không được coi là hiện tượng phát triển nghĩa của từ.

        Xem tiếp: SOẠN BÀI LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

        0.05651 sec| 2487.719 kb