SOẠN VĂN 8 TẬP 2

Soạn bài Câu phủ định

260 lượt xem
Soạn bài: “Câu phủ định” - ngữ văn 8 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Câu phủ định” cực ngắn – Sytu.vn.

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Câu phủ định phổ thông nhất

Phần I

Trả lời

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG

1. (trang 52, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Xét những câu sau và trả lời câu hỏi.

a) Nam đi Huế.

b) Nam không đi Huế.

c) Nam chưa đi Huế.

d) Nam chẳng đi Huế.

- Các câu (b), (c), (d) có đặc điểm hình thức gì khác so với câu (a)?

- Những câu này có gì khác với câu (a) về chức năng?

Trả lời:

- Các câu (b), (c), (d) có chứa thêm các từ  "không", "chưa", "chẳng" khác về mặt hình thức so với câu (a).

- Câu (a) mang nghĩa khẳng định về sự việc Nam đã đi Huế, còn câu (b), (c) và (d) lại phủ định điều đó.

2. (trang 52, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Thầy sờ vòi bảo:

- Tưởng con voi như thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

- Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn. 

Thầy sờ tai bảo:

- Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.

- Trong đoạn trích trên, những câu nào có từ ngữ phủ định?

- Mấy ông thầy bói xem voi dùng những câu có từ ngữ phủ định để làm gì?

Trả lời:

- Những câu có từ ngữ phủ định là:

(1) Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn. 

(2) Đâu có!

- Ông thầy bói thứ hai dùng câu phủ định (1) để phản bác ý kiến, nhận định của ông thầy bói sờ vòi. Trong khi đó, ông thầy bói thứ ba (ông thầy bói sờ tai) dùng câu phủ định (2) để hướng đến phủ định ý kiến, nhận định của cả hai ông thầy trước.

Phần II

Trả lời

LUYỆN TẬP

Câu 1 => 2

Trả lời

Câu 3 => 4

Trả lời

Câu 5 => 6
Câu 5 (trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đọc đoạn trích sau (chú ý các từ in đậm) và cho biết: Có thể thay quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao? Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân

Trả lời

Không thể thayquênbằngkhông,chưabằngchẳngvào đoạn văn trên được bởi như vậy, nó sẽ làm thay đổi nghĩa của cả câu. Trong câu,quêncó nghĩa là không nghĩ đến (vì sự căm thù giặc đã át hết đi);chưalà chỉ sự nóng lòng muốn ra trận tiền giết giặc (khác vớichẳng– không thể làm được).

Viết đoạn đối thoại ngắn, trong đó có dùng câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ.

Lời giải chi tiết

Tham khảo đoạn đối thoại sau:

- Tối hôm qua ti vi không chiếu bộ phim mà cậu nói.(câu phủ định miêu tả)

- Nhưng cậu đã xem ở những kênh nào?

- Tớ đã kiểm tra tất cả các kênh nhưng chẳng kênh nào có cả.(câu phủ định bác bỏ).

Soạn bài Câu phủ định ngắn nhất

Phần I

Trả lời

Bài tập 1: Có những câu phủ định bác bỏ sau:

o Cụ cứ tưởng đấy chứ nó chẳng biết gì đâu! => "phản bác" lại suy nghĩ của Lão Hạc

o Không, chúng con không đói nữa đâu. => Tý muốn làm thay đổi ("phản bác") điều mà nó cho là mẹ nó đang nghĩ

• Vì nó "phản bác" một ý kiến, nhận định trước đó.

Phần II

Trả lời

II. Soạn bài siêu ngắn: Câu phủ định

Bài tập 2: 

  • Tất cả 3 câu trong a, b, c đều là câu phủ định, vì đều có những từ phủ định như không (trong a và b), chẳng (trong c).
  • Đặt câu không có từ phủ định:

o Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song nó vẫn có ý nghĩa.

o Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như ăn cỏ mùa thu vào lòng vào dạ.

o Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghến cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.

  • Những câu phủ định có thêm từ phủ định đi kèm như câu cũ có tính chất nhấn mạnh ý hơn.
Câu 1 => 2

Trả lời

Bài tập 3: 

  • Viết lại câu này như sau: Choắt chưa dạy được, nằm thoi thóp.
  • Nghĩa của câu trên có sự thay đổi. Bởi vì, “chưa” biểu thị ý phủ định một thời điểm nào đó không có, nhưng sau đó có thể có. Còn “không” cũng biểu thị ý phủ định, nhưng  về sau không thể có. 
  • Câu văn của Tô Hoài thích hợp với mạch của câu chuyện hơn.
Câu 3 => 4

Trả lời

Bài tập 4: Các câu đã cho không phải là câu phủ định. Vì không có từ ngữ phủ định, nhưng cũng được dùng để biểu thị ý phủ định.

Câu 5 => 6
Câu 5 (trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đọc đoạn trích sau (chú ý các từ in đậm) và cho biết: Có thể thay quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao? Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân

Trả lời

Đặt những câu có ý nghĩa tương đương.

o Không đẹp một chút nào!

o Không thể có chuyện đó được.

o Bài thơ này không hay.

o Bài thơ này dở quá.

o Cụ không biết chứ tôi có sung sướng gì hơn.

Soạn bài Câu phủ định hay nhất

Phần I

Trả lời

Câu 1 (trang 53 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Những câu phủ định bác bỏ

a) Không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.

b) Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! (tác giả phản bác lại lời lão Hạc khi nhận định về con chó)

c) Không chúng con không đói nữa đâu.(lời của cái Tí phản bác lại lời chị Dậu)

- Các câu trên là câu phủ định vì nó dùng để bác bỏ, phản đối lại một ý kiến, một nhận định đã đưa ra trước đó.

Câu 2 (trang 53 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

Tất cả 3 câu trong a, b, c đều là câu phủ định, vì đều có những từ phủ định như không, chẳng. Nhưng không có ý nghĩa phủ định, bởi nó có 1 từ phủ định kết hợp với 1 từ phủ định khác. Khi đó ý nghĩa của cả câu phủ định là khẳng định, chứ không phải phủ định. Đó là cách nói dùng phủ định của phủ định để khẳng định vấn đề.

Những câu không có từ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên: a) Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song ắt hẳn là nó vẫn có ý nghĩa.

b) Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng đã từng được ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như ăn cỏ mùa thu vào lòng vào dạ.

c) Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có lấy một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.

Câu 3 (trang 54 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Câu văn: Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp.

- Khi thay từ ngữ phủ định "không" bằng "chưa" thì câu phải bỏ từ "nữa" và được viết thành: Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.

- Khi thay như thế, nghĩa của câu sẽ thay đổi:

      + Dùng từ "không" có nghĩa là phủ định khả năng dậy của Choắt. Sau thời điểm nói, Choắt cũng không còn khả năng đứng dậy được nữa. Câu phủ định vĩnh viễn

     + Dùng từ "chưa", nghĩa của câu được hiểu là phủ định khả năng dậy của Choắt ở thời điểm nói, nhưng sau thời điểm đó, Choắt vẫn còn khả năng đứng dậy được. Câu phủ định không hoàn toàn.

- Câu của tác giả "Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp" là câu phù hợp với ngữ cảnh câu chuyện hơn, vì sau đó Choắt đã chết.

Câu 4 (trang 54 Ngữ Văn 8 Tập 2)

- Các câu đã cho trong phần này không phải là câu phủ định (vì không có từ ngữ phủ định), nhưng cũng được dùng để biểu thị ý phủ định (phản bác ý kiến, nhận định trước đó).

a) Đẹp gì mà đẹp! dùng để phản bác ý kiến khẳng định một cái gì đó đẹp

b) Làm gì có chuyện đó! Dùng để phản bác tính chân thực của một thông báo hay một nhận định, đánh giá.

c) Bài thơ này là hay à? Đây là một câu nghi vấn dùng để phản bác ý kiến khẳng định một bài thơ nào đó hay.

d) Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? Đấy là một câu nghi vấn mà ông giáo dùng để phản bác điều ông giáo cho là lão Hạc đang nghĩ.

- Đặt những câu có ý nghĩa tương đương với các câu trên.

a) Không đẹp.

b) Không có chuyện đó.

c) Bài thơ này không hay.

d) Tôi không sung sướng hơn.

Câu 5 (trang 54 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Trong đoạn văn này, không thể thay "quên" bằng "không", "chưa" bằng "chẳng" được.

- "Quên" biểu thị trạng thái diễn ra trong một thời gian nhất định trước và sau thời gian đó trạng thái ấy có thể không có.

- "Không" biểu thị ý phủ định đối với điều nhất định mà không có hàm ý trước đó và về sau có thể có.

- "Chưa" thể hiện ý phủ định đối với điều mà cho đến một thời điểm nào đó không có, nhưng sau một thời điểm đó có thể có.

- "Chẳng" biểu thị ý phủ định đối với điều nhất định và không có hàm ý về sau có thể có.

* Nếu thay thì ý nghĩa sẽ thay đổi, sẽ không thể hiện được rõ lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.

Câu 6 (trang 54 Ngữ Văn 8 Tập 2)

- Nó chẳng đẹp tí nào,

- Ai bảo thế, nó đẹp mà.

Phần II

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 1 => 2

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 3 => 4

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 5 => 6
Câu 5 (trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đọc đoạn trích sau (chú ý các từ in đậm) và cho biết: Có thể thay quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao? Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân

Trả lời

Đang cập nhật ...!
0.45345 sec| 2433.586 kb