Soạn văn Lớp 10

Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Trích Chinh phụ ngâm

205 lượt xem
Soạn bài: “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” - ngữ văn 10 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, sytu giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” cực ngắn – sytu.

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Trích Chinh phụ ngâm phổ thông nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Hãy chỉ ra các yếu tố ngoại cảnh thể hiện tâm trạng người chinh phụ và ý nghĩa diễn tả nội tâm của các yếu tố đó.

Trả lời

- Hiên vắng : miêu tả khoảng không rộng, tĩnh mịch, vắng lặng .

- Ngọn đèn: xuất hiện nhiều trong những câu ca dao xưa, gắn liền với hình ảnh người phụ nữ như " Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt" , ở trong tác phẩm, đèn dù là một vật vô tri vô giác nhưng chính là người bạn tâm giao duy nhất của người phụ nữ ngay lúc này.

- Chim thước: là một điềm báo đưa tin vui nhưng đi với từ phủ định "chẳng" đã biểu hiện cho tin vui về người chồng nơi biên viễn vẫn không đến.

- Trong rèm, ngoài rèm: không gian cô đơn vô tận kéo dài từ bên ngoài vào đến cả gian phòng của cô gái

- Thời gian: có sự vận động từ "đèn " vẫn sáng cho đến chỉ còn "hoa đèn", người thiếu phụ rơi vào tuyệt vọng và nỗi buồn mênh mang , kéo dài vô tận của con người.

- Tiếng gà: là âm thanh xuất hiệnđầu tiên báo hiệu một ngày mới, cũng là âm thanh phá vỡ sự tĩnh mịch của buổi đêm.

- Bóng cây hòe: gợi ra cảm giác hoang vắng, cô quạnh, bóng người sầu tê tái vì mong nhớ, khát khao

=> Thể hiện cho nỗi cô đơn vô tận, được biểu hiện qua sự vận động của thời gian và không gian, tất cả đều từng bước khắc họa được sự đau đớn, cô đơn và dày vò đang đau đáu trong lòng người chinh phụ.

Câu 2
Câu 2 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Theo anh (chị), những dấu hiệu nào cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ?

Trả lời

- Những dấu hiệu cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ là

+ Hành động đi đi lại lại giữa một không gian tĩnh mịch, vắng lặng, không một bóng người.

+Hành động đứng lên , ngồi xuống liên tục không yên thể hiện nỗi bất an trong lòng người phụ nữ

+ Hành động liên tục kéo rèm "rủ thác đòi phen" thể hiện sự chờ đợi, mong ngóng không yên

+ Từ ngữ thể hiện nỗi buồn: "bi thiết" , "buồn rầu nói chẳng nên lời", "mối sầu dằng dặc", "lệ lại châu chan" ... cùng những từ ngữ trầm buồn "hương gượng đốt", "gương gượng soi", "gượng gảy ngón đàn",…Cùng với câu hỏi tu từ: "đèn biết chăng?"

- Người chinh phụ không còn thiết tha với bản thân, mọi hành động chỉ là “gượng” trong đau khổ, buồn tủi.

Câu 3
Câu 3 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Hãy cho biết vì sao người chinh phụ đau khổ?

Trả lời

Người chinh phụ đau khổ vì:

- Lo lắng cho sự an nguy của người chồng nơi biên cương xa xôi.

- Thương tiếc cho tuổi thanh xuân trôi qua trong cô độc, buồn tủi

- Sự bất an trong cuộc sống tương lai vô định

Câu 4
Câu 4 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Xác định những câu thơ là lòi nói của người chinh phụ và cho biết giá trị biểu hiện của nó.

Trả lời

- Ngôn ngữ nhân vật chủ yếu được bộc lộ qua hành động và là lời nói trong nội tâm, vừa là lời nói của nhân vật nhưng đồng thời cũng chính là tiếng lòng của tác giả.

- Nhân vật bộc lộ gián tiếp thông qua cảnh vật, sự bối rối trong hành động thấy nhân vật đang buồn da diết, oán trách, than vãn cho hiện thực phũ phàng.

- Tâm trạng người chinh phụ thấy rõ sự thất vọng, tuyệt vọng

Câu 5
Câu 5 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đọc diễn cảm đoạn trích (nếu ngâm được càng tốt). Hãy nhận xét về nhạc điệu của thể thơ song thất lục bát (có so sánh với các thể thơ mà anh (chị) biết).

Trả lời

Nhạc điệu thể thơ lục bát:

- Dồi dào, có cái chắc khỏe, réo rắt của thể thơ thất ngôn

- Sự du dương, mềm mại của thể lục bát

- Có thể nhận thấy qua khổ “trời thăm thẳm… tiếng trùng mưa phun”

Luyện tập
Câu hỏi (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Hãy vận dụng những biện pháp nghệ thuật tả tâm trạng trong đoan trích để viết một đoạn văn (hoặc thơ) ngắn miêu tả một nỗi nhớ hay niềm vui của bản thân anh (chị)

Trả lời

Câu hỏi (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Hãy vận dụng những biện pháp nghệ thuật tả tâm trạng trong đoan trích để viết một đoạn văn (hoặc thơ) ngắn miêu tả một nỗi nhớ hay niềm vui của bản thân anh (chị)

Lời giải chi tiết

Đoạn trích Tình cánh lẻ loi của người chinh phụ khắc họa tâm trạng buồn. Bài tập gợi mở cho người viết có thể khắc họa tâm trạng trong đoạn trích. Nghệ thuật tả tâm trạng trong đoạn trích có thể khái quát thành các ý cơ bản sau:

- Thông qua việc tả cảnh nhằm miêu tả nội tâm của nhân vật-

- Miêu tả nội tâm thông qua điệu bộ, cử chỉ của nhân vật

Ví dụ: khi tâm trạng tươi vui, hứng khởi, cảnh vật sẽ tươi sáng, sinh động, tràn ngập màu sắc và ánh sáng, ngoại hình cũng như mọi cử chỉ, hành động phải tràn đầy sức sống, nhanh nhẹn, hoạt bát...khi tâm trạng buồn rầu cảnh vật sẽ u ám, đen tối, thời gian sẽ chậm trôi.

Bố cục
Bố cục
Bố cục

Trả lời

Bố cục: 2 phần

- Phần 1(16 câu đầu) : Nỗi cô đơn bao trùm lên không gian, thời gian và tâm hồn của người phụ nữ.

- Phần 2 (8 câu còn lại) : Nỗi nhớ thương da diết về người chồng phương xa.

ND chính
Nội dung chính
Nội dung chính

Trả lời

Thông qua việc miêu tả không gian, thời gian và những cung bậc, sắc thái cảm xúc khác nhau của người chinh phụ, Đặng Trần Côn đã thể hiện được nỗi cô đơn, buồn khổ tột cùng của người phụ nữ đang chờ chồng chinh chiến nơi xa cũng như nói lên khao khát được sống hạnh phúc trong tình yêu lứa đôi ở thời đại phong kiến.

 

Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Trích Chinh phụ ngâm ngắn nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Hãy chỉ ra các yếu tố ngoại cảnh thể hiện tâm trạng người chinh phụ và ý nghĩa diễn tả nội tâm của các yếu tố đó.

Trả lời

Các yếu tố ngoại cảnh

  • Ngọn đèn: Tuy là một vật vô tri vô giác nhưng nó là người bạn tâm giao duy nhất của người chinh phụ trong những đêm chờ chồng
  • Tiếng gà:  âm thanh duy nhất trong đêm, phá vỡ sự tĩnh mịch của cảnh đêm nhưng nó ngay lập tức bị chìm đi trong cái cô tịch của đêm.
  • Bóng cây hòe:  Cảm giác "phất phơ" như mang trĩu nỗi lòng của người chinh phụ. Cảnh vật quạnh hiu bởi lòng người đang sầu đau tê tái vì nỗi nhớ mong và sự khát khao hạnh phúc đang tràn ngập trong lòng.
Câu 2
Câu 2 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Theo anh (chị), những dấu hiệu nào cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ?

Trả lời

Bài tập 2: Dấu hiệu thể hiện sự cô đơn của người chinh phụ là:

  • Người phụ nữ lúc nào cũng mong ngóng chờ tin chồng , luôn thổn thức nhưng vẫn bặt âm vô tín.
  • Đêm đêm, nàng lại thức cùng ngọn đèn leo lét với màn đêm hoang vắng và cô tịch trong sự đợi mong đến tiều tụy.
  • Vì quá buồn đau, người chinh phụ cũng chẳng thiết tha gì với bản thân mình.
Câu 3
Câu 3 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Hãy cho biết vì sao người chinh phụ đau khổ?

Trả lời

Người chinh phụ buồn đau thất vọng, đau khổ vì:

  • Lo lắng cho sự an nguy của người chồng.
  • Tuổi trẻ qua đi vội vã.
  • Niềm tin vào cuộc sống tương lai mỏng manh và mờ nhạt.
Câu 4
Câu 4 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Xác định những câu thơ là lòi nói của người chinh phụ và cho biết giá trị biểu hiện của nó.

Trả lời

Trong đoạn trích hầu như không có lời nói của nhân vật mà chỉ có lời bộc bạch nội tâm nhân vật, nhưng thông qua cảnh vật và sự bối rối trong hành động, có thể nhân vật đang buồn đau da diết, oán trách, than vãn cho hiện thực phũ phàng, tâm trạng thất vọng và tuyệt vọng.

Câu 5
Câu 5 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đọc diễn cảm đoạn trích (nếu ngâm được càng tốt). Hãy nhận xét về nhạc điệu của thể thơ song thất lục bát (có so sánh với các thể thơ mà anh (chị) biết).

Trả lời

 Nhạc điệu thể thơ: bởi thể loại song thất lục bát đã khiến cho câu thơ thêm phần nhịp điệu, thanh điệu dồi dào, vừa có cái chắc khỏe, réo rắt của thể thơ thất ngôn, vừa có được sự du dương, mềm mại của thể thơ lục bát tạo lên sự khác biệt đối với các thể thơ của các bài thơ khác

 

Luyện tập
Câu hỏi (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Hãy vận dụng những biện pháp nghệ thuật tả tâm trạng trong đoan trích để viết một đoạn văn (hoặc thơ) ngắn miêu tả một nỗi nhớ hay niềm vui của bản thân anh (chị)

Trả lời

Câu hỏi (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Hãy vận dụng những biện pháp nghệ thuật tả tâm trạng trong đoan trích để viết một đoạn văn (hoặc thơ) ngắn miêu tả một nỗi nhớ hay niềm vui của bản thân anh (chị)

Lời giải chi tiết

Đoạn trích Tình cánh lẻ loi của người chinh phụ khắc họa tâm trạng buồn. Bài tập gợi mở cho người viết có thể khắc họa tâm trạng trong đoạn trích. Nghệ thuật tả tâm trạng trong đoạn trích có thể khái quát thành các ý cơ bản sau:

- Thông qua việc tả cảnh nhằm miêu tả nội tâm của nhân vật-

- Miêu tả nội tâm thông qua điệu bộ, cử chỉ của nhân vật

Ví dụ: khi tâm trạng tươi vui, hứng khởi, cảnh vật sẽ tươi sáng, sinh động, tràn ngập màu sắc và ánh sáng, ngoại hình cũng như mọi cử chỉ, hành động phải tràn đầy sức sống, nhanh nhẹn, hoạt bát...khi tâm trạng buồn rầu cảnh vật sẽ u ám, đen tối, thời gian sẽ chậm trôi.

Bố cục
Bố cục
Bố cục

Trả lời

Bố cục: 2 phần

   - 16 câu đầu : Nỗi cô đơn của người chinh phụ.

   - 8 câu còn lại : Nỗi thương nhớ người chồng nơi xa.

ND chính
Nội dung chính
Nội dung chính

Trả lời

"Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" khắc họa rõ nét nhiều sắc thái, góc độ của nỗi cô đơn , buồn tủi của người người chinh phụ thông qua đó nói lên khao khát được tự do, được sống hạnh phúc với tình yêu lứa đôi trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.

Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Trích Chinh phụ ngâm hay nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Hãy chỉ ra các yếu tố ngoại cảnh thể hiện tâm trạng người chinh phụ và ý nghĩa diễn tả nội tâm của các yếu tố đó.

Trả lời

- Hiên vắng : miêu tả khoảng không rộng, tĩnh mịch, vắng lặng .

- Ngọn đèn: xuất hiện nhiều trong những câu ca dao xưa, gắn liền với hình ảnh người phụ nữ như " Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt" , ở trong tác phẩm, đèn dù là một vật vô tri vô giác nhưng chính là người bạn tâm giao duy nhất của người phụ nữ ngay lúc này.

- Chim thước: là một điềm báo đưa tin vui nhưng đi với từ phủ định "chẳng" đã biểu hiện cho tin vui về người chồng nơi biên viễn vẫn không đến.

- Trong rèm, ngoài rèm: không gian cô đơn vô tận kéo dài từ bên ngoài vào đến cả gian phòng của cô gái

- Thời gian: có sự vận động từ "đèn " vẫn sáng cho đến chỉ còn "hoa đèn", người thiếu phụ rơi vào tuyệt vọng và nỗi buồn mênh mang , kéo dài vô tận của con người.

- Tiếng gà: là âm thanh xuất hiệnđầu tiên báo hiệu một ngày mới, cũng là âm thanh phá vỡ sự tĩnh mịch của buổi đêm.

- Bóng cây hòe: gợi ra cảm giác hoang vắng, cô quạnh, bóng người sầu tê tái vì mong nhớ, khát khao

=> Thể hiện cho nỗi cô đơn vô tận, được biểu hiện qua sự vận động của thời gian và không gian, tất cả đều từng bước khắc họa được sự đau đớn, cô đơn và dày vò đang đau đáu trong lòng người chinh phụ.

Câu 2
Câu 2 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Theo anh (chị), những dấu hiệu nào cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ?

Trả lời

- Những dấu hiệu cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ là

+ Hành động đi đi lại lại giữa một không gian tĩnh mịch, vắng lặng, không một bóng người.

+Hành động đứng lên , ngồi xuống liên tục không yên thể hiện nỗi bất an trong lòng người phụ nữ

+ Hành động liên tục kéo rèm "rủ thác đòi phen" thể hiện sự chờ đợi, mong ngóng không yên

+ Từ ngữ thể hiện nỗi buồn: "bi thiết" , "buồn rầu nói chẳng nên lời", "mối sầu dằng dặc", "lệ lại châu chan" ... cùng những từ ngữ trầm buồn "hương gượng đốt", "gương gượng soi", "gượng gảy ngón đàn",…Cùng với câu hỏi tu từ: "đèn biết chăng?"

- Người chinh phụ không còn thiết tha với bản thân, mọi hành động chỉ là “gượng” trong đau khổ, buồn tủi

Câu 3
Câu 3 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Hãy cho biết vì sao người chinh phụ đau khổ?

Trả lời

Người chinh phụ đau khổ vì:

- Lo lắng cho sự an nguy của người chồng nơi biên cương xa xôi.

- Thương tiếc cho tuổi thanh xuân trôi qua trong cô độc, buồn tủi

- Sự bất an trong cuộc sống tương lai vô định

Câu 4
Câu 4 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Xác định những câu thơ là lòi nói của người chinh phụ và cho biết giá trị biểu hiện của nó.

Trả lời

- Ngôn ngữ nhân vật chủ yếu được bộc lộ qua hành động và là lời nói trong nội tâm, vừa là lời nói của nhân vật nhưng đồng thời cũng chính là tiếng lòng của tác giả.

- Nhân vật bộc lộ gián tiếp thông qua cảnh vật, sự bối rối trong hành động thấy nhân vật đang buồn da diết, oán trách, than vãn cho hiện thực phũ phàng.

- Tâm trạng người chinh phụ thấy rõ sự thất vọng, tuyệt vọng

Câu 5
Câu 5 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đọc diễn cảm đoạn trích (nếu ngâm được càng tốt). Hãy nhận xét về nhạc điệu của thể thơ song thất lục bát (có so sánh với các thể thơ mà anh (chị) biết).

Trả lời

Nhạc điệu thể thơ lục bát:

- Dồi dào, có cái chắc khỏe, réo rắt của thể thơ thất ngôn

- Sự du dương, mềm mại của thể lục bát

- Có thể nhận thấy qua khổ “trời thăm thẳm… tiếng trùng mưa phun”

Luyện tập
Câu hỏi (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Hãy vận dụng những biện pháp nghệ thuật tả tâm trạng trong đoan trích để viết một đoạn văn (hoặc thơ) ngắn miêu tả một nỗi nhớ hay niềm vui của bản thân anh (chị)

Trả lời

Câu hỏi (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Hãy vận dụng những biện pháp nghệ thuật tả tâm trạng trong đoan trích để viết một đoạn văn (hoặc thơ) ngắn miêu tả một nỗi nhớ hay niềm vui của bản thân anh (chị)

Lời giải chi tiết

Đoạn trích Tình cánh lẻ loi của người chinh phụ khắc họa tâm trạng buồn. Bài tập gợi mở cho người viết có thể khắc họa tâm trạng trong đoạn trích. Nghệ thuật tả tâm trạng trong đoạn trích có thể khái quát thành các ý cơ bản sau:

- Thông qua việc tả cảnh nhằm miêu tả nội tâm của nhân vật-

- Miêu tả nội tâm thông qua điệu bộ, cử chỉ của nhân vật

Ví dụ: khi tâm trạng tươi vui, hứng khởi, cảnh vật sẽ tươi sáng, sinh động, tràn ngập màu sắc và ánh sáng, ngoại hình cũng như mọi cử chỉ, hành động phải tràn đầy sức sống, nhanh nhẹn, hoạt bát...khi tâm trạng buồn rầu cảnh vật sẽ u ám, đen tối, thời gian sẽ chậm trôi.

Bố cục
Bố cục
Bố cục

Trả lời

Bố cục: 2 phần

- Phần 1(16 câu đầu) : Nỗi cô đơn bao trùm lên không gian, thời gian và tâm hồn của người phụ nữ.

- Phần 2 (8 câu còn lại) : Nỗi nhớ thương da diết về người chồng phương xa.

ND chính
Nội dung chính
Nội dung chính

Trả lời

Thông qua việc miêu tả không gian, thời gian và những cung bậc, sắc thái cảm xúc khác nhau của người chinh phụ, Đặng Trần Côn đã thể hiện được nỗi cô đơn, buồn khổ tột cùng của người phụ nữ đang chờ chồng chinh chiến nơi xa cũng như nói lên khao khát được sống hạnh phúc trong tình yêu lứa đôi ở thời đại phong kiến.

 

0.05953 sec| 2449.375 kb