SOẠN VĂN 10 TẬP 1

Soạn bài Lầu Hoàng Hạc - Thôi Hiệu

301 lượt xem
Soạn bài: Đọc thêm "Lầu Hoàng Hạc"- Thôi Hiệu - Ngữ văn 10 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, sytu giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn đọc thêm Lầu Hoàng Hạc - Thôi Hiệu – sytu

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Lầu Hoàng Hạc - Thôi Hiệu phổ thông nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 160 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Hạc ở "nơi đây" toàn bài không nói gì về "lầu" cả". Vậy dụng ý của tác giả là gì?

Trả lời

- Dụng ý của tác giả khi đặt nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Hạc ở "nơi đây", còn lại toàn bài không nói gì về "lầu" chính là vì nhà thơ tạo ra sự tương quan trong không gian xưa và nay, mối quan hệ xuyên thời gian giữa "người xưa" và "người nay", mối quan hệ giữa cảnh - tình, giữa thực và hư.

 

Câu 2
Câu 2 (trang 160 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Tất cả cảnh đều đẹp, tại sao khiến người buồn?

Trả lời

+ Tất cả cảnh được bao gồm: cảnh xưa - cảnh này, cảnh xa - cảnh gần, cảnh thực - cảnh hư, tất cả đều hoàn mỹ và tuyệt đẹp đối với tác giả, tuy nhiên chính điều đó cũng khiến cho lòng người buồn bởi:

+Khi tác giả đối diện với sự hùng vĩ của thiên nhiên, vẻ đẹp hoàn mỹ không tỳ vết của cảnh vật, của thời gian,không gian và của tình người, tác giả bỗng bâng khuâng nhận ra chính mình vẫn còn nhiều thiếu sót, vẫn chưa được vẹn toàn như cảnh vật bên ngoài kia. Thế nên trong lòng tác giả mang một nỗi buồn, nỗi buồn ấy cũng đã được Phạm Ngũ Lão đề cập đến: "Nam nhi vị liễu công danh trái / Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu" cũng đủ cho ta hiểu được ý chí của người xưa, một lòng mong muốn bản thân trở nên hợp nhất cùng với sự vĩ đại của đất nước, của thiên nhiên đến thế nào. Thế nên khi nhận ra mình vẫn còn mang khuyết điểm, chưa thật sự hoàn hảo, tác giả đã mang một nỗi buồn sâu xa.

+Nỗi buồn còn xuất phát từ tâm trạng ngậm ngùi, tiếc nuối của tác giả vì những điều đã qua trong câu thơ " hạc vàng đã đi, đi biệt". Ông tiếc nuối về những điều tốt đẹp, vì một thời vàng son đã qua đi và không quay lại.

Câu 3
Câu 3 (trang 160 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Anh (chị) nhất trí với ý kiến nào? Vì sao?

Trả lời

Bài thơ có 56 thì có 55 chữ đều chuẩn bị cho chữ “sầu” kết đọng trong tâm:

Đối với mạch cảm xúc của bài thơ, tâm trạng bâng khuâng, ảm đạm trong tác phẩm được biểu hiện qua chữ sầu. Đó là cả một quá trình diễn biến trong tâm trạng của tác giả. Nguyễn Du đã từng nói rằng "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" , đây cũng chính là tâm trạng của nhà thơ. Khi quan sát cảnh vật, liên tưởng giữa hiện tại và quá khứ để đúc kết được cảm xúc tê tái, bâng khuâng, lưu luyến ctrong lòng tác giả. Được biết lầu Hoàng Hạc là nơi gắn liền với những lần biệt li thế nên trong tác phẩm cũng mang màu sắc của sự chia li, xa cách của con người. Chữ "sầu" trong bài thơ được lan truyền từ trong tâm hồn tác giả đến cảnh vật xung quanh, đến cả tâm trạng của người đọc. Thế nên, có thể nói chữ "Sầu" trong tác phẩm chính là mạch cảm xúc chủ yếu của toàn bài thơ, như một nốt trầm , gợi ra sự lắng đọng trong cảm xúc của con người.   

Bố cục
Bố cục
Bố cục

Trả lời

Bố cục: 2 phần

- Sáu câu thơ đầu: khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc.

- Hai câu thơ cuối: tâm trạng lưu luyến, xao xuyến của nhà thơ trước khung cảnh xung quanh.

ND chính
Nội dung chính
Nội dung chính

Trả lời

Bằng cách thức sử dụng phương pháp nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình" , bài thơ thông qua việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên, trữ tình ở lầu Hoàng Hạc nhằm thể hiện một triết lí nhân sinh sâu sắc, bộc lộ rõ tâm tình , nỗi hoài niệm, băn khoăn về thời xưa cũ cùng với nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. 

Soạn bài Lầu Hoàng Hạc - Thôi Hiệu ngắn nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 160 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Hạc ở "nơi đây" toàn bài không nói gì về "lầu" cả". Vậy dụng ý của tác giả là gì?

Trả lời

 Dụng ý mà nhà thơ muốn nói đến ở đây là tạo ra, biểu lộ mối quan hệ khắng khít giữa "người xưa" và người nay", về một không gian rộng lớn chứa cảnh xưa - cảnh nay , giữa sự giao thoa giữa quá khứ - hiện tại, và giữa cảnh và tình .

Câu 2
Câu 2 (trang 160 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Tất cả cảnh đều đẹp, tại sao khiến người buồn?

Trả lời

Trả lời: 

Tất cả cảnh vật đều đẹp, nhưng người buồn vì: 

+Khi đứng trước một vẻ đẹp hoàn mỹ của cảnh vật, hùng vĩ của thiên nhiên và con người chốn lầu Hoàng Hạc , tác giả cảm thấy mình vẫn còn nhỏ bé và đầy thiếu sót, chưa hoàn hảo để xứng đáng với sự hoàn mỹ của cảnh vật nơi đây.

+Tác giả buồn cho quá khứ vàng son, nhưng điều tuyệt đẹp rồi cũng đã trôi qua.

Câu 3
Câu 3 (trang 160 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Anh (chị) nhất trí với ý kiến nào? Vì sao?

Trả lời

Bài thơ có 56 thì có 55 chữ đều chuẩn bị cho chữ “sầu” kết đọng trong tâm:

  + Chữ “sầu” là mạch cảm xúc chính của bài thơ , xuất hiện trong bài theo dụng ý của tác giả

   + Chữ sầu ấy được đúc kết từ những cảm xúc của tác giả khi ông quan sát lầu Hoàng Hạc, đưa ra những liên tưởng và so sánh thế nên cái "sầu" trong bài chính là kết quả của một quá trình hình thành cảm xúc của con người.

   + Lầu Hoàng Hạc - nơi chứng kiến với biết bao cuộc chia ly , thế nên đây cũng là địa điểm nhuốm đầy màu sắc của nỗi buồn.

   + Chữ "sầu" của tác giả lan truyền từ tâm trạng bên trong ông, bao trùm lên những cảnh vật xung quanh rồi lại đến len lỏi vào tâm hồn người đọc.

   + Chữ sầu trong câu thơ cuối không quá bất ngờ, điều đó là sự lắng đọng lại cảm xúc

Bố cục
Bố cục
Bố cục

Trả lời

Bố cục : 2 phần

+ Sáu câu thơ đầu : khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc.

+Hai câu thơ cuối: tâm trạng của nhà thơ trước khung cảnh lầu Hoàng Hạc.

ND chính
Nội dung chính
Nội dung chính

Trả lời

Thông qua việc miêu tả khung cảnh ở Lầu Hoàng Hạc, tác giả đã gửi gắm sự lưu luyến, băn khoăn trong thời xa xưa và nỗi niềm nhớ nhung về quê hương da diết.

Soạn bài Lầu Hoàng Hạc - Thôi Hiệu hay nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 160 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Hạc ở "nơi đây" toàn bài không nói gì về "lầu" cả". Vậy dụng ý của tác giả là gì?

Trả lời

- Dụng ý của tác giả khi đặt nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Hạc ở "nơi đây", còn lại toàn bài không nói gì về "lầu" chính là vì nhà thơ tạo ra sự tương quan trong không gian xưa và nay, mối quan hệ xuyên thời gian giữa "người xưa" và "người nay", mối quan hệ giữa cảnh - tình, giữa thực và hư.

Câu 2
Câu 2 (trang 160 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Tất cả cảnh đều đẹp, tại sao khiến người buồn?

Trả lời

+ Tất cả cảnh được bao gồm: cảnh xưa - cảnh này, cảnh xa - cảnh gần, cảnh thực - cảnh hư, tất cả đều hoàn mỹ và tuyệt đẹp đối với tác giả, tuy nhiên chính điều đó cũng khiến cho lòng người buồn bởi:

+Khi tác giả đối diện với sự hùng vĩ của thiên nhiên, vẻ đẹp hoàn mỹ không tỳ vết của cảnh vật, của thời gian,không gian và của tình người, tác giả bỗng bâng khuâng nhận ra chính mình vẫn còn nhiều thiếu sót, vẫn chưa được vẹn toàn như cảnh vật bên ngoài kia. Thế nên trong lòng tác giả mang một nỗi buồn, nỗi buồn ấy cũng đã được Phạm Ngũ Lão đề cập đến: "Nam nhi vị liễu công danh trái / Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu" cũng đủ cho ta hiểu được ý chí của người xưa, một lòng mong muốn bản thân trở nên hợp nhất cùng với sự vĩ đại của đất nước, của thiên nhiên đến thế nào. Thế nên khi nhận ra mình vẫn còn mang khuyết điểm, chưa thật sự hoàn hảo, tác giả đã mang một nỗi buồn sâu xa.

+Nỗi buồn còn xuất phát từ tâm trạng ngậm ngùi, tiếc nuối của tác giả vì những điều đã qua trong câu thơ " hạc vàng đã đi, đi biệt". Ông tiếc nuối về những điều tốt đẹp, vì một thời vàng son đã qua đi và không quay lại.

Câu 3
Câu 3 (trang 160 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Anh (chị) nhất trí với ý kiến nào? Vì sao?

Trả lời

Bài thơ có 56 thì có 55 chữ đều chuẩn bị cho chữ “sầu” kết đọng trong tâm:

Đối với mạch cảm xúc của bài thơ, tâm trạng bâng khuâng, ảm đạm trong tác phẩm được biểu hiện qua chữ sầu. Đó là cả một quá trình diễn biến trong tâm trạng của tác giả. Nguyễn Du đã từng nói rằng "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" , đây cũng chính là tâm trạng của nhà thơ. Khi quan sát cảnh vật, liên tưởng giữa hiện tại và quá khứ để đúc kết được cảm xúc tê tái, bâng khuâng, lưu luyến ctrong lòng tác giả. Được biết lầu Hoàng Hạc là nơi gắn liền với những lần biệt li thế nên trong tác phẩm cũng mang màu sắc của sự chia li, xa cách của con người. Chữ "sầu" trong bài thơ được lan truyền từ trong tâm hồn tác giả đến cảnh vật xung quanh, đến cả tâm trạng của người đọc. Thế nên, có thể nói chữ "Sầu" trong tác phẩm chính là mạch cảm xúc chủ yếu của toàn bài thơ, như một nốt trầm , gợi ra sự lắng đọng trong cảm xúc của con người.

Bố cục
Bố cục
Bố cục

Trả lời

Bố cục: 2 phần

- Sáu câu thơ đầu: khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc.

- Hai câu thơ cuối: tâm trạng lưu luyến, xao xuyến của nhà thơ trước khung cảnh xung quanh.

ND chính
Nội dung chính
Nội dung chính

Trả lời

Bằng cách thức sử dụng phương pháp nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình" , bài thơ thông qua việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên, trữ tình ở lầu Hoàng Hạc nhằm thể hiện một triết lí nhân sinh sâu sắc, bộc lộ rõ tâm tình , nỗi hoài niệm, băn khoăn về thời xưa cũ cùng với nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. 

0.51991 sec| 2434.945 kb