Soạn văn Lớp 8

Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

162 lượt xem

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận phổ thông nhất

Phần I

Trả lời

CHUẨN BỊ Ở NHÀ

Đề bài: Trang phục và văn hóa

Phần II

Trả lời

LUYỆN TẬP TRÊN LỚP

1. Định hướng làm bài

Trang phục và văn hoá” là một đề tài mở, không bị giới hạn bởi những yêu cầu, định hướng. Tuy nhiên, điều đó cũng có thể gây cho người viết nhiều khó khăn trong việc lựa chọn và sắp xếp luận điểm. Nếu không xác lập được một hệ thống chặt chẽ, bài văn sẽ rơi vào tình trạng lan man, dàn trải.

Có thể dựa theo gợi ý trong sách giáo khoa để cụ thể hoá đề văn đó thành tình huống xác định, bao gồm hiện tượng và nêu quan điểm, chính kiến:

- Hiện tượng: một số bạn đua đòi ăn mặc, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, hoàn cảnh gia đình và truyền thống văn hoá của dân tộc.

- Nêu quan điểm, bày tỏ thái độ của bản thân trước hiện tượng đó.

2-3. Xác lập và sắp xếp hệ thống luận điểm

Trong số những luận điểm sách giáo khoa gợi ý, có những luận điểm không phù hợp, cần phải lược bỏ (ví dụ như luận điểm d). Những luận điểm còn lại cũng mới chỉ là sự liệt kê, chưa được sắp xếp theo một trình tự hợp lý. Bởi vậy, sau khi lược bỏ những luận điểm không cần thiết và bổ sung thêm một số ý chi tiết, có thể xác lập một hệ thống luận điểm như sau:

- Gần đây, cách ăn mặc của bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa.

- Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người “văn minh”, “sành điệu”.

- Việc chạy theo các “mốt” ăn mặc ấy có nhiều tác hại:

+ Làm mất thời gian

+ Ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập

+ Gây tốn kém cho cha mẹ

- Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại, nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống.

4. Vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn

Sau khi có được một hệ thống luận điểm như trên, người viết sẽ tìm các yếu tố tự sự, miêu tả để đưa vào, làm tăng sức thuyết phục của các luận điểm. Ví dụ như đoạn nói về hiện tượng “một số bạn đua đòi ăn mặc”, có thể miêu tả các bạn đó ăn mặc lố lăng, kệch cỡm như thế nào, có thể kể ra một sự kiện nào đó mà việc ăn mặc không phù hợp ấy đã gây phản cảm cho người chứng kiến. Hoặc trong phần trình bày quan điểm, thái độ, có thể dẫn lời của một người nào đó (thậm chí là câu nói nổi tiếng của một danh nhân) để cho lập luận của bài văn tăng thêm sức thuyết phục.

5. Viết đoạn văn.

- Viết đoạn văn dựa vào các luận đểm đã gợi ý ở trên.

- Thêm các yếu tố miêu tả và tự sự nhằm tăng sức thuyết phục cho luận điểm của mình:

+ Miêu tả: Cách ăn mặc lố lăng, phản cảm của giới trẻ ngày nay

+ Tự sự: Kể một sự việc nào đó liên quan đến tác hại của việc ăn mặc lố lăng, phản cảm

Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận ngắn nhất

Phần I

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Phần II

Trả lời

Đang cập nhật ...!

Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận hay nhất

Phần I

Trả lời

1. Định hướng làm bài

2. Xác lập luận điểm

- Chọn các luận điểm: a, b, c, e

3. Sắp xếp luận điểm: 1a, 2c, 3b, 4e

4.- Nên đưa tự sự và miêu tả vào quá trình lập luận.

- Vì nhờ đó mà việc trình bày luận điểm trở nên rõ ràng, cụ thể và sinh động hơn.

- Nhận xét:

      + Yếu tố miêu tả trong đoạn văn nghị luận a đã làm rõ hơn, thuyết phục sinh động, hấp dẫn hơn cho luận điểm: Sự thay đổi phong cách ăn mặc của một số bạn học sinh ngày nay.

Tuy nhiên, đoạn này có câu "Lại có bạn quên cả việc học tập,… các trò chơi điện tử" không phù hợp với vấn đề nghị luận.

      + Yếu tố tự sự trong đoạn văn b đã làm rõ hơn cho luận điểm: Sự lầm tưởng của học sinh về cách nhận biết thế nào là ăn mặc văn minh sành điệu.

5. Đoạn văn

      Bản thân mỗi con người từ lúc sinh ra và lớn lên đều có lấy cho mình những bộ trang phục. Nó như một vật dụng tất yếu không thể thiếu trong tủ đồ của con người. Xã hội ngày một phát triển hiện đại hơn nên trang phục cũng dần được cải tiến theo thời gian phát triển song song với nhu cầu tất yếu của con người, được con người cải với nhiều mẫu mã chất lượng khác nhau. Do sự phát triển đó đã tạo ra hàng loạt các loại trang phục mang ý nghĩa và phong cách đặc biệt đã kéo theo sự thay đổi phong cách ăn mặc của tầng lớp học sinh đua đòi chạy theo lối gọi là “mốt”, đã làm cho cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay trở thành một chủ đề sôi nổi. Việc học sinh đến trường trang điểm lòe loẹt, váy ngắn không hợp với đồng phục. Đâu đó trong sân trường lại xuất hiện những chiếc quần jeans rách quá mức khiến cho một môi trường giáo dục thiếu tính thẩm mĩ. Mặc dù việc ăn mặc thể hiện tính cách của mỗi học sinh nhưng khi đến trường là nơi học tập có trình độ giáo dục văn hóa cao nên những chiếc quần rách, tóc tai nhuộm màu khiến cho màu trắng tinh khôi áo học trò không còn với vẻ mộc mạc, đơn sơ hồn nhiên như ngày trước. Những học sinh đua nhau chạy theo cái gọi là mốt thời trang sao cho “hợp thời hợp mốt”. Ít có học sinh nào biết được rằng khi đến trường lớp cần chú trọng tới văn hóa môi trường giáo dục, cách ăn mặc như vậy đã khiến cho người khác nhìn vào không đúng tố chất của một học sinh. Nó không phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh gây ra những góc nhìn không thiện cảm trong một nền giáo dục đầy văn hóa. Đặc biệt, đã có không ít trường hợp, hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng vì a dua học đòi chạy theo mốt, mà các bạn học sinh về đòi cha mẹ thậm chí là trộm cắp để sắm lấy những bộ trang phục chẳng giống ai đó. Thực trạng này thật đáng buồn, vấn đề của chúng ta đặt ra ở đây là cách để giúp những bạn học sinh ấy hiểu rõ được thế nào là lựa chọn trang phục phù hợp khi còn đang tham gia học tập và hiểu được sự gắn kết giữa trang phục và văn hóa để thay đổi cách ăn mặc sao cho phù hợp.

Phần II

Trả lời

Đang cập nhật ...!
0.06860 sec| 2413.813 kb