Soạn văn Lớp 9

Soạn bài Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

544 lượt xem
Soạn bài: Cảnh ngày xuân - ngữ văn 9 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp các em nắm bài và chuẩn bị bài tốt hơn trước khi lên lớp. Soạn Cảnh ngày xuân cực ngắn - sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) phổ thông nhất

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 1 (trang 86 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân. - Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân? - Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi gợi tả mùa xuân?

Trả lời

Những chi tiết gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân:

- Tả không gian và thời gian:

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

- Tả cảnh thiên nhiên:

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Nhận xét về cách dùng từ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi gợi tả mùa xuân:

Ngoài nghệ thuật đảo ngữ được tác giả sử dụng liên tục cùng nghệ thuật nhân hóa khi tả cánh én như đưa thoi, tác giả còn sử dụng rất nhiều từ ngữ mang những nét bút chấm phá, tô điểm cho mùa xuân như các từ miêu tả màu sắc (trắng, xanh), đường nét (chân trời), hồn của cảnh vật (điểm). Đặc biệt là những từ này đều rất cô đọng, xúc tích, nhất là từ \\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\"điểm\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\" là toát lên cái \\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\"thần\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\" khi tả cảnh ngày xuân.

 

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 2 (trang 86 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Tám câu thơ tiếp theo gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh: - Thống kê từ ghép là tính từ, danh từ, động từ. Những từ ấy gợi lên không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào? - Thông qua buổi du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa mộ

Trả lời

Thống kê những từ ghép danh từ, động từ, tính từ và nhận xét:

- Từ ghép danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân

- Từ ghép động từ: sắm sửa, dập dìu

- Từ ghép tính từ: gần xa, nô nức.

Những từ này làm nổi bật lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh không khí vui tươi, tấp nập.

Nêu cảm nhận về lễ hội truyền thống qua buổi du xuân của chị em Thúy Kiều:

Qua buổi du xuân của chị em Thúy Kiều, em thấy tiết Thanh Minh là truyền thống của người phương Đông từ xưa đến nay, mang nhiều nét đẹp văn hóa như phong tục tảo mộ và du xuân. 

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 3 (trang 86 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Sáu câu cuối gợi cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về. - Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu cuối có gì khác với câu thơ đầu? Vì sao? - Những từ ngữ: tà ta, thanh thanh, nao nao chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng c

Trả lời

- Ở bốn câu thơ đầu miêu tả cảnh ngày xuân buổi sáng, mới bắt đầu đi du xuân còn sáu câu thơ cuối là cảnh chiều tà, kết thúc cuộc du xuân chị em Kiều phải trở về.

- Các từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ vừa dùng để miêu tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người. Vì chúng tạo cảm giác mơ hồ, vương vấn, buồn man mác của tâm trạng con người.

- Vẫn là nét thanh, nét dịu của mùa xuân nhưng không khí bớt đi sự vui tươi mà lại có nỗi buồn man mác trong cảnh vật và tâm trạng con người giúp chúng ta cảm thấy những dự cảm không mấy tốt đẹp về sau.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 4 (trang 87 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích.

Trả lời

Tác giả đã cho thấy sự điêu luyện và tài tình trong việc sử dụng nghệ thuật tả cảnh gợi tình. Tâm trạng của con người như hòa cùng trước bức tranh thiên nhiên qua những câu thơ. Đoạn thơ được viết với kết cấu theo thời gian, rất nhiều từ láy và từ ghép được sử dụng để tả cảnh như cũng đồng thời miêu tả tâm trạng con người. Điểm xuyết vào đó là bút pháp tả cụ thể chi tiết xen lẫn bút pháp gợi tình cho chúng ta những câu thơ xuất thần.

Luyện tập
Trang 87 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc:

Trả lời

Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc:

"Phương thảo liên thiên bích

Lê chi sổ điểm hoa"

với câu:

"Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" 

Cả hai câu thơ đều cho người đọc hình dung về một khung cảnh như nhau với màu xanh của cỏ trải dài tới chân trời, có hoa lê báo hiệu mùa xuân. Nhưng hai câu thơ trong truyện Kiều lại nhiều hơn một chữ "trắng". Điều này đã khiến bức tranh mùa xuân trở nên khác hẳn, nó làm nổi bật lên bức tranh mùa xuân mới mẻ, tinh khiết, sự tập trung của bức ảnh được tác giả chỉ rõ là nên nhìn vào bông hoa lê trắng đang nở trên nền xanh đó. Đây là sự tiếp thu có sáng tạo độc đáo, "bắt nét" chính xác của Nguyễn Du.

Soạn bài Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) ngắn nhất

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 1 (trang 86 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân. - Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân? - Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi gợi tả mùa xuân?

Trả lời

Những chi tiết gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân: Cánh én đưa thoi, thiều quang, cỏ non, cành lê trắng nở hoa

Nhận xét về cách dùng từ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi gợi tả mùa xuân:

Chỉ bằng 4 dòng thơ ngắn, tác giả đã lột tả cảnh mùa xuân với một vài nét đặc tả, từ ngữ được chọn lọc vừa bình dị lại tinh tế. Nghệ thuật nhân hóa cùng với nghệ thuật đảo ngữ được tác giả sử dụng rất nhuần nhuyễn.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 2 (trang 86 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Tám câu thơ tiếp theo gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh: - Thống kê từ ghép là tính từ, danh từ, động từ. Những từ ấy gợi lên không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào? - Thông qua buổi du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa mộ

Trả lời

Thống kê những từ ghép danh từ, động từ, tính từ và nhận xét: Yến anh, chị em, tài tử, giai nhân (danh từ); sắm sửa, dập dìu (động từ), gần xa, nô nức (tính từ) - những từ này làm nổi bật không khí vui tươi, nhộn nhịp trong tiết Thanh Minh.

Nêu cảm nhận về lễ hội truyền thống qua buổi du xuân của chị em Thúy Kiều:

Qua buổi du xuân của chị em Thúy Kiều, chúng ta thấy rằng cho dù thời gian nào đi chăng nữa thì tết Thanh Minh vẫn luôn là truyền thống của người phương Đông, tảo mộ và đạp thanh vẫn luôn được mọi người hưởng ứng.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 3 (trang 86 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Sáu câu cuối gợi cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về. - Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu cuối có gì khác với câu thơ đầu? Vì sao? - Những từ ngữ: tà ta, thanh thanh, nao nao chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng c

Trả lời

- Bốn câu thơ đầu miêu tả cảnh ngày xuân buổi sáng, sáu câu thơ sau miêu tả cảnh ngày xuân buổi chiều, không khí cũng khôn còn nhộn nhịp nữa mà chuyển sang trầm lặng hơn.

- Những từ láy “ tà tà”, “thanh thanh”, “ nao nao”: Gợi lên một nét thoáng buồn, man mác, nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật.

- Cảm nhận của em về đoạn thơ này là tâm trạng buồn man mác, tiếc nuối của chị em Thuý Kiều khi cuộc du xuân đã tàn, đoạn thơ tả cảnh nhưng lại như chứa đựng linh cảm về điều gì đó không còn yên bình sắp xảy ra.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 4 (trang 87 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích.

Trả lời

Đoạn thơ được viết với kết cấu trình tự thời gian đi từ sáng tới chiều tái hiện đầy đủ khung cảnh mùa xuân và cuộc chơi xuân của chị em Thúy Kiều. Bút pháp nghệ thuật kết hợp giữa tả và gợi có tính chất chấm phá, điểm xuyết như tô thêm nét đẹp cho mùa xuân. Tác giả sử dụng rất nhiều từ láy hai âm tiết cũng góp phần tả cảnh nhưng đồng thời lại miêu tả tâm trạng con người, dự báo tương lai sau này.

Luyện tập
Trang 87 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc:

Trả lời

Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc:

"Phương thảo liên thiên bích

Lê chi sổ điểm hoa"

với câu:

"Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" 

Hai câu thơ đều xuất hiện cỏ non xanh, chân trời, cành hoa lê nở vài bông nhưng Nguyễn Du đã rất sáng tạo khi thêm chữ "trắng" làm nổi bật cả bức tranh mùa xuân, mọi sự tập trung dồn vào bông hoa lê tinh khôi đó.

Soạn bài Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) hay nhất

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 1 (trang 86 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân. - Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân? - Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi gợi tả mùa xuân?

Trả lời

Những chi tiết gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân:

- Cánh én bay lượn trên bầu trời như đưa thoi: Mùa chim én bay về sau thời gian đi trú đông báo hiệu một mùa xuân ấm áp, đưa thoi vừa miêu tả số lượng chim én vừa ngầm ám chỉ thời gian trôi đi nhanh.

- Thiều quang: là ánh sáng đẹp, ở đây chỉ ánh sáng tươi mới, ấm áp của mùa xuân sau quãng ngày đông dài u ám, lạnh lẽo. Ánh sáng này còn đẹp hơn khi thời gian đã ngoài sáu mươi - tức là đã trôi qua 2/3 mùa xuân không gian sẽ sáng hơn thời điểm đầu mùa.

- Cỏ non xanh tận chân trời: Đây là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở nên hình ảnh cỏ non xanh mơn mởn cũng gợi lên đặc trưng của mùa xuân.

- Cành hoa lê: Lê cùng họ với đào, mận, mai thường ra hoa vào mỗi dịp mùa xuân, chính vì vậy nó cũng trở thành biểu tượng không thể thiếu vào mùa này.

Nhận xét về cách dùng từ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi gợi tả mùa xuân:

- Cách dùng từ: Tác giả đã sử dụng rất nhiều từ miêu tả màu sắc (trắng, xanh), đường nét (đưa thoi, chân trời, điểm) để miêu tả ước lệ cái hồn của cảnh vật. Người đọc rất dễ hình dung về một bức tranh có tông màu tươi sáng, nửa trên là bầu trời xanh nhạt có những cánh én nhỏ, nửa dưới là màu xanh tươi mát của cỏ non, ở gần con mắt nhất là hình ảnh những bông hoa lê trắng nhỏ trên cành cây khẳng khiu. Những từ ngữ này mặc dù rất bình dị nhưng lại hàm súc, là những chữ rất đắt giá để gợi tả cảnh ngày xuân.

- Bút pháp nghệ thuật: Không hề sử dụng biện pháp so sánh như thông thường, nhưng tác giả đã cho người đọc cảm nhận được khung cảnh mùa xuân đặc trưng thông qua việc sử dụng nghệ thuật đảo ngữ một cách tài tình kết hợp bút pháp ước lệ để miêu tả không gian và thời gian.

 

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 2 (trang 86 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Tám câu thơ tiếp theo gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh: - Thống kê từ ghép là tính từ, danh từ, động từ. Những từ ấy gợi lên không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào? - Thông qua buổi du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa mộ

Trả lời

Thống kê những từ ghép danh từ, động từ, tính từ và nhận xét:

- Danh từ: Yến anh, chị em, tài tử, giai nhân - Những từ này gợi tả một không gian rất nhiều người, đều là trai thanh gái lịch, vừa đông vui lại vừa lịch sự.

- Động từ: Sắm sửa, dập dìu - Những từ này miêu tả không khí rộn ràng, náo nhiệt của ngày hội

- Tính từ: gần xa, nô nức - Những từ này gợi tả tâm trạng vui tươi, phấn khởi của người đi chơi hội.

Tất cả đã khắc họa cho người đọc thấy một bức tranh về đoàn người trẩy hội tấp nập, ai ai cũng đều vui tươi khi mùa xuân về.

Nêu cảm nhận về lễ hội truyền thống qua buổi du xuân của chị em Thúy Kiều được Nguyễn Du miêu tả:

Qua buổi du xuân của chị em Thúy Kiều chúng ta thấy rõ nét hơn về một phong tục tập quán của người phương Đông: Trong tiết thanh minh sẽ có phần lễ là đi tảo mộ, tưởng nhớ ông bà tổ tiên, những người đã khuất kết hợp cùng phần hội là đi du xuân ở chốn đồng quê tươi đẹp. Lễ hội truyền thống được rất nhiều người đón nhận, ai ai cũng mang tâm trạng vui vẻ, phấn khởi.

 

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 3 (trang 86 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Sáu câu cuối gợi cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về. - Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu cuối có gì khác với câu thơ đầu? Vì sao? - Những từ ngữ: tà ta, thanh thanh, nao nao chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng c

Trả lời

- So với bốn câu thơ đầu, cảnh vật và không khí mùa xuân trong sáu câu thơ cuối mặc dù vẫn là miêu tả mùa xuân nhưng không khí không còn nhộn nhịp nô nức mà chuyển sang chậm rãi, nhẹ nhàng hơn; mọi thứ trở nên chậm hơn, nhạt hơn, lắng dần xuống. Vì đây là khung cảnh buổi chiều, khi bóng đã ngả về tây, cuộc du xuân đã hết, đã đến lúc phải trở về.

- Những từ láy "tà tà", "thanh thanh", "nao nao", "nho nhỏ" ngoài miêu tả sắc thái cảnh vật còn bộc lộ tâm trạng con người. Đặc biệt là từ "nao nao" như nhuộm màu tâm trạng lên cảnh vật. Bởi đây là những từ gợi cảm giác buồn khó hiểu, bâng khuâng xao xuyến, buồn man mác dịu nhẹ,...

- Sáu câu thơ cuối cũng là miêu tả cảnh vật nhưng lại như chất chứa nỗi buồn man mác, không cụ thể, khó nói thành lời. Những câu thơ này dường như chứa đựng một linh cảm nào đó về một điều gì sắp xảy ra: Lúc đầu rất thuận lợi, tốt đẹp, về sau lại gập ghềnh, chông chênh.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Trả lời câu 4 (trang 87 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích.

Trả lời

Đoạn thơ "Cảnh ngày xuân" được viết với kết cấu thời gian, miêu tả theo trình từ từ sáng sang chiều. Với kết cấu này, chúng ta có thể dễ dàng hình dung cuộc đi chơi của chị em Thúy Kiều. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả được sử dụng rất điêu luyện và sắc sảo bởi tả cảnh nhưng lại gợi lên tâm trạng của con người: Buổi sáng cảnh đẹp vui tươi tương ứng với tâm trạng con người vui vẻ, náo nhiệt, buổi chiều tiệc tan, khung cảnh như chậm lại, miêu tả tâm trạng con người đang tiếc nuối điều gì đó, mang một nỗi buồn man mác. Để làm được điều này tác giả đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ và những từ miêu tả màu sắc, đường nét (ở đoạn đầu) kết hợp cùng các từ láy ở phần còn lại, phác họa rất rõ nét bức tranh mùa xuân.

Luyện tập
Trang 87 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc:

Trả lời

Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc:

"Phương thảo liên thiên bích

Lê chi sổ điểm hoa"

với câu:

"Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" 

Đều là tả cảnh mùa xuân, cả hai câu thơ đều xuất hiện các chi tiết cỏ non, trời xanh và hoa lê nhưng trong câu thơ cổ của Trung Quốc miêu tả cảnh vật tĩnh tại còn trong câu thơ của Nguyễn Du lại có sự khác biệt. Nó vẫn có sự kế thừa của câu thơ cổ này, nhưng đồng thời lại có nét sáng tạo riêng, mà nét sáng tạo đó chỉ ở riêng một chữ "trắng".

Câu thơ của Trung Quốc không hề nói đến màu gì, và hiển nhiên ai cũng biết hoa lê màu trắng, nhưng chữ "trắng" trong câu thơ của Nguyễn Du lại cho chúng ta một góc nhìn khác về bức tranh - màu trắng là tâm điểm của bức tranh và tiêu cự của khung hình là dồn vào cành hoa lê đó. So với bản gốc, câu thơ của Nguyễn Du sáng tạo hơn, chi tiết hơn và có nét hơn.

Xem tiếp: Soạn bài Thuật ngữ SGK Ngữ văn 9 tập 1

0.05826 sec| 2485.156 kb