- Tác giả dân gian đã liên tiếp xây dựng những tình huống gây khó khăn để anh học trò dốt nát đưa ra cách xử trí của mình để rồi từ những cách xử trí đó chính là làm bật lên tiếng cười phê phán trong tác phẩm.
Mâu thuẫn truyện ngày càng được đẩy tới đỉnh điểm khi thầy liên tiếp được đặt vào những tình huống:
+ Lần thứ nhất: Chữ “kê” thầy không nhận ra mặt chữ. Học trò hỏi gấp, thầy nói liều “Dủ dỉ là con dù dì”. Anh học trò này đã đi đến tận của sự dốt nát thảm hại và liều lĩnh. Cái dốt đã được định hướng. Anh ta vừa dốt kiến thức sách vở, vừa dốt kiến thức thực tế.
+ Lần thứ hai: Ta cười về sự giấu dốt và sĩ diện hão của anh học trò làm thầy dạy học “Thầy xấu hổ mới bảo trò đọc khe khẽ”. Rõ ràng anh học trò làm thầy liều lĩnh bao nhiêu thì lại thận trọng bấy nhiêu trong việc giấu dốt. Anh ta vừa dùng cái láu cá vặt để gỡ bí. Đó là cách giấu đốt.
+ Lần thứ ba: ta cười khi thầy tìm đến Thổ công. Thổ công cũng được "khoèo" vào với anh chàng học trò láu cá này. Cái dốt ngửa ra cả ba đài âm dương. Thầy đắc ý "Bệ vệ ngồi lên giường bảo trẻ đọc to". Bọn trẻ gào to "Dủ dỉ là con dù dì". Cái dốt là được khuếch đại và nâng lên.
+ Lần thứ tư: Là sự chạm trán với chủ nhà. Thói giấu dốt bị lật tẩy. Cái dốt của Thổ công được chính thầy nhạo báng "Mình đã dốt, Thổ công nhà nó còn dốt hơn.” Thầy đã lòi cái đuôi dốt vẫn gượng gạo giấu dốt. "Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà". Đúng là tam đại con gà.
- Trong mỗi lần giải quyết tình huống, cái dốt của thầy đồ dần được bộc lộ chân tướng. Thầy càng che giấu cái dốt càng chồng chất.
- Mâu thuẫn là thầy dốt nhưng không chịu nhận dốt, liên tục ngụy biện, giấu dốt
=> Ở mỗi tình huống gây cười trên đây, anh học trò làm thầy dạy học giải quyết tình huống anh ta đã tự bộc lộ cái dốt của mình. Mâu thuẫn trái với tự nhiên. "Thầy" dốt nhưng không chịu nhận mình là dốt, cuối cùng vẫn lộ ra là dốt.