SOẠN VĂN 9 TẬP 1

Soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) - Bài 3

691 lượt xem
Soạn bài: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)- ngữ văn 9 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh nắm rõ bài học và chuẩn bị bài tốt hơn trước giờ lên lớp. Soạn nhanh Các phương châm hội thoại (tiếp theo) cực ngắn, chi tiết - sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) - Bài 3 phổ thông nhất

Phần I: QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VÀ TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP
Đọc truyện cười và trả lời câu hỏi
Câu chuyện Chào hỏi

Trả lời

Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao? Có thể rút ra bài học gì qua câu chuyện này?

 - Anh chàng rể trong câu chuyện này đã không tuân thủ phương châm lịch sự trong giao tiếp.

- Vì anh ta đã không chú ý đến tình huống giao tiếp cụ thể là người được hỏi đang ở trên cây và tập trung làm việc. Đây là việc gây phiền phức cho người khác.

- Bài học rút ra: Khi giao tiếp cần chú ý đến đặc điểm của tình huống giao tiếp, vì có thể với cùng một câu nói nhưng trường hợp này thì phù hợp nhưng trường hợp khác lại không.

Phần II: NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Đọc những ví dụ đã học và cho biết những tình huống nào không tuân thủ phương châm hội thoại

Trả lời

Trong các ví dụ đã được dùng để phân tích về các phương châm hội thoại trừ hai tình huống trong phần "phương châm lịch sự", tất cả các ví dụ ở các phần học còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.

Phần II: NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Câu 2 (trang 37 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Đọc đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi

Trả lời

Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn hay không? Có phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? Vì sao người nói không tuân thủ phương châm hội thoại ấy?

- Câu trả lời của Ba đã không đáp ứng nhu cầu thông tin mà An mong muốn.

- Phương châm về lượng đã không được tuân thủ.

- Ba không tuân thủ vì có khả năng không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo vào năm nào. Để tuân thủ phương châm về chất, người nói phải trả lời một cách chung chung “Có lẽ khoảng đầu thế kỷ XX”.

Phần II: NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Câu 3 (trang 37 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Trả lời câu hỏi

Trả lời

Khi bác sĩ nói với bệnh nhân mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ? Vì sao bác sĩ phải làm như vậy? Hãy tìm những tình huống giao tiếp khác mà phương châm đó cũng không được tuân thủ.

- Khi bác sĩ nói cho bệnh nhân mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của họ thì có thể phương châm về chất không được tuân thủ.

- Vì: Nếu nói thật tình trạng của bệnh nhân sẽ khiến họ suy sụp, không có tinh thần để chiến đấu cùng bệnh tật, sẽ từ chối điều trị. Trong khi đó nếu biết bệnh của mình "không quá nặng" bệnh nhân sẽ lạc quan hơn và có khả năng sẽ hợp tác điều trị tốt hơn, bệnh có thể nhờ đó mà được đẩy lùi hoặc có chiều hướng tốt hơn. 

- Một số tình huống mà phương châm về chất không được tuân thủ nhưng không đáng bị chê trách hay lên án như: Bộ đội ta lỡ rơi vào tay giặc thì không thể khai thật về đồng đội của mình cho kẻ địch biết được, thợ săn thú tới hỏi nhà sư về một con thú vừa chạy qua chắc chắn nhà sư sẽ nói dối để bảo vệ sinh mạng cho con thú mà mình vừa nhìn thấy,...

 

Phần II: NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Trả lời câu 4 (trang 37 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Tiền bạc chỉ là tiền bạc

Trả lời

Khi nói "Tiền bạc chỉ là tiền bạc" thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng hay không? Phải hiểu ý nghĩa của câu này thế nào?

- Về nghĩa đen, câu "tiền bạc chỉ là tiền bạc" không đem lại cho chúng ta thông tin mới, như vậy theo những gì chúng ta đã được học thì câu nói này đúng là đã không tuân thủ phương châm về lượng.

Nhưng nếu xét về nghĩa bóng, câu nói này chúng ta có thể hiểu tiền bạc chỉ là phương tiện giao dịch chứ không phải là tất cả - như vậy nó cho chúng ta thông tin mới và không vi phạm phương châm về lượng.

- Câu nói này chúng ta phải hiểu theo nghĩa không vi phạm phương châm về lượng tức là tiền bạc chỉ là vật trao đổi ngang giá, không phải là tất cả, còn rất nhiều thứ quý giá hơn cả tiền bạc trong cuộc sống này.

Phần III: LUYỆN TẬP
Câu 1: Trang 38 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Đọc mẩu chuyện và trả lời câu hỏi

Trả lời

Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Phân tích để làm rõ sự vi phạm đấy.

- Ông bố trong câu chuyện này đã không tuân thủ phương châm cách thức khi giao tiếp.

- Bởi 1 em bé năm tuổi chưa được học chữ thì không thể biết "Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao" là quyển sách nào. Như vậy ông bố đã không nói rõ -  không quan tâm đến đối tượng giao tiếp nên vi phạm phương câm cách thức.

Phần III: LUYỆN TẬP
Câu 2: Trang 38 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

Trả lời

Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp? Việc không tuân thủ phương châm ấy có lý do chính đáng không? Vì sao?

- Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm lịch sự

- Việc không tuân thủ phương châm lịch sự không có lý do chính đáng.

- Do thông thường, trong nghi thức giao tiếp, đến nhà người khác nên chào hỏi rồi mới trình bày vào vấn đề. Những vị khách này đã không làm thế mà tỏ thái độ giận dữ, lời lẽ nặng nề.

Soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) - Bài 3 ngắn nhất

Phần I: QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VÀ TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP
Đọc truyện cười và trả lời câu hỏi
Câu chuyện Chào hỏi

Trả lời

Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao? Có thể rút ra bài học gì qua câu chuyện này?

 - Anh chàng rể trong câu chuyện không tuân thủ phương châm lịch sự.

- Vì anh ta đã không chú ý đến tình huống giao tiếp.

- Bài học rút ra: Khi giao tiếp cần chú ý đến đặc điểm của tình huống giao tiếp sao cho phù hợp.

Phần II: NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Đọc những ví dụ đã học và cho biết những tình huống nào không tuân thủ phương châm hội thoại

Trả lời

Hai tình huống trong phần học về phương châm lịch sự là tuân thủ phương châm hội thoại, tất cả các tình huống ví dụ còn lại đều không.

 

Phần II: NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Câu 2 (trang 37 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Đọc đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi

Trả lời

Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn hay không? Có phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? Vì sao người nói không tuân thủ phương châm hội thoại ấy?

- Ba đã không đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn.

- Phương châm về lượng đã không được tuân thủ

- Vì có thể Ba không nắm rõ năm nào.

Phần II: NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Câu 3 (trang 37 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Trả lời câu hỏi

Trả lời

Khi bác sĩ nói với bệnh nhân mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ? Vì sao bác sĩ phải làm như vậy? Hãy tìm những tình huống giao tiếp khác mà phương châm đó cũng không được tuân thủ.

- Thường là phương châm về chất không được tuân thủ

- Bác sĩ nói dối vì muốn tốt cho bệnh nhân - đây là một lời nói dối nhân đạo.

- Tình huống phương châm về chất không được tuân thủ: Bộ đôi rơi vào tay giặc và nói dối về thông tin đồng đội, nhà sư nói dối người thợ săn để bảo vệ thú rừng,...

Phần II: NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Trả lời câu 4 (trang 37 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Tiền bạc chỉ là tiền bạc

Trả lời

Khi nói "Tiền bạc chỉ là tiền bạc" thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng hay không? Phải hiểu ý nghĩa của câu này thế nào?

- Nghĩa đen câu "tiền bạc chỉ là tiền bạc" không đem lại cho chúng ta thông tin mới như vậy không tuân thủ phương châm về lượng. Về nghĩa bóng, câu nói này có thể hiểu tiền bạc chỉ là phương tiện giao dịch trong cuộc sống chứ không phải là tất cả - như vậy nó chứa thông tin mới và không vi phạm phương châm về lượng.

- Câu nói này nên hiểu theo nghĩa không vi phạm phương châm về lượng tức là tiền bạc chỉ là vật trao đổi ngang giá, không phải là tất cả, còn rất nhiều thứ quý giá hơn cả tiền bạc trong cuộc sống này.

Phần III: LUYỆN TẬP
Câu 1: Trang 38 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Đọc mẩu chuyện và trả lời câu hỏi

Trả lời

Bởi 1 em bé năm tuổi chưa được học chữ thì không thể biết "Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao" là quyển sách nào. Như vậy ông bố đã không nói rõ -  không quan tâm đến đối tượng giao tiếp nên vi phạm phương câm cách thức.

Phần III: LUYỆN TẬP
Câu 2: Trang 38 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

Trả lời

- Thái độ và lời nói của các vị khách này đã vi phạm phương châm lịch sự

- Việc vi phạm này không có lý do chính đáng.

- Bởi các vị khách này đã bỏ qua nghi thức giao tiếp thông thường là chào hỏi mà tỏ thái độ giận dữ, lời lẽ nặng nề với chủ nhà.

Soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) - Bài 3 hay nhất

Phần I: QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VÀ TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP
Đọc truyện cười và trả lời câu hỏi
Câu chuyện Chào hỏi

Trả lời

Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao? Có thể rút ra bài học gì qua câu chuyện này?

 - Anh chàng rể trong câu chuyện này đã không tuân thủ phương châm lịch sự trong giao tiếp.

- Vì anh ta đã không chú ý đến tình huống giao tiếp. Việc chào hỏi tưởng chừng là tốt, đúng phương châm lịch sự trong giao tiếp nhưng trong trường hợp này người được hỏi đang ở trên cây và tập trung làm việc. Anh ta gọi xuống chỉ đển chào hỏi thông thường mà không phải có chuyện quan trọng thì lại trở thành việc không tuân thủ phương châm lịch sự. Đây là việc gây phiền phức, còn rất dễ bị hiểu lầm thành hành động "chơi khăm" người khác.

- Bài học rút ra: Khi giao tiếp cần chú ý đến đặc điểm của tình huống giao tiếp, cùng một câu nói nên dùng ở trường hợp nào, ở đâu, với ai, khi nào, nói để làm gì thì mới thích hợp.

Phần II: NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Đọc những ví dụ đã học và cho biết những tình huống nào không tuân thủ phương châm hội thoại

Trả lời

Trong các ví dụ đã được dùng để phân tích về các phương châm hội thoại trừ hai tình huống trong phần "phương châm lịch sự", tất cả các ví dụ ở các phần học còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.

Phần II: NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Câu 2 (trang 37 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Đọc đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi

Trả lời

Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn hay không? Có phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? Vì sao người nói không tuân thủ phương châm hội thoại ấy?

- Câu trả lời của Ba đã không đáp ứng yêu cầu về thông tin mà An mong muốn. Bởi An hỏi "năm nào" nhưng Ba lại trả lời "có lẽ khoảng thế kỷ XX"

- Phương châm hội thoại không được tuân thủ ở đây là phương châm về lượng.

- Ba không tuân thủ vì có khả năng không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo vào năm bao nhiêu. Tuy vậy, để tuân thủ phương châm về chất, Ba đã lựa chọn một câu trả lời chung chung là “Có lẽ khoảng đầu thế kỷ XX” từ đó dẫn đến không tuân thủ phương châm về lượng.

Phần II: NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Câu 3 (trang 37 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Trả lời câu hỏi

Trả lời

Khi bác sĩ nói với bệnh nhân mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ? Vì sao bác sĩ phải làm như vậy? Hãy tìm những tình huống giao tiếp khác mà phương châm đó cũng không được tuân thủ.

- Khi bác sĩ nói với bệnh nhân mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó thường bác sĩ sẽ nói dối về tình trạng bệnh tật theo chiều hướng giảm nhẹ sự trầm trọng, như vậy phương châm về chất không được tuân thủ.

- Người bác sĩ lựa chọn không tuân thủ phương châm về chất vì muốn tốt cho bệnh nhân. Đây là một lời nói dối có thiện ý, lời nói dối nhân đạo, và không bị xã hội lên án. Bởi nếu nói thật về tình trạng nguy kịch của bệnh nhân có thể sẽ khiến người bệnh mất lạc quan, trở nên suy sụp, ảnh hưởng xấu thêm đến tình trạng sức khoẻ. Do vậy, để đạt được mục đích cao cả hơn, quan trọng hơn liên quan đến tính mạng con người, bác sĩ đã phải làm như vậy.

- Một số ví dụ về tình huống giao tiếp mà phương châm về chất cũng không được tuân thủ:

  • Mẹ Việt Nam anh hùng nói dối quân giặc để bảo vệ những chiến sĩ cách mạng
  • Ở lằn ranh giữa sự sống và cái chết, đôi khi bạn có thể lựa chọn nói dối để yên lòng người lúc lâm chung
  • Ai đó lo lắng về ngoại hình của mình sau một thời gian dài chữa bệnh, chúng ta có thể khen họ trông tốt lên rồi đấy (mặc dù không phải thế) để họ lạc quan hơn.
Phần II: NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Trả lời câu 4 (trang 37 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Tiền bạc chỉ là tiền bạc

Trả lời

Khi nói "Tiền bạc chỉ là tiền bạc" thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng hay không? Phải hiểu ý nghĩa của câu này thế nào?

- Về nghĩa đen, câu "tiền bạc chỉ là tiền bạc" không đem lại cho chúng ta thông tin mới, như vậy theo những gì chúng ta đã được học về các phương châm hội thoại thì câu nói này đúng là đã không tuân thủ phương châm về lượng.

Nhưng nếu xét về nghĩa bóng, câu nói này chúng ta có thể hiểu tiền bạc chỉ là phương tiện trao đổi chứ không phải là tất cả - như vậy nó chứa đựng thông tin mới và không tính là không tuân thủ phương châm về lượng.

- Câu nói này chúng ta phải hiểu theo nghĩa vẫn tuân thủ phương châm về lượng tức là tiền bạc chỉ là vật trao đổi ngang giá được nhà nước quy định, không phải là tất cả, không thể thay thế toàn bộ, vẫn còn rất nhiều thứ quan trọng và quý giá hơn cả tiền bạc trong cuộc sống này, ví dụ như sức khỏe, tự do, danh dự,... Như vậy, đôi khi muốn thể hiện mục đích nào đó, người nói có thể không tuân thủ phương châm hội thoại.

 

 

Phần III: LUYỆN TẬP
Câu 1: Trang 38 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Đọc mẩu chuyện và trả lời câu hỏi

Trả lời

Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Phân tích để làm rõ sự vi phạm đấy.

- Ông bố trong câu chuyện này đã không tuân thủ phương châm cách thức khi giao tiếp.

- Một em bé năm tuổi chưa được học chữ thì không thể biết "Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao" là quyển sách nào nên sẽ không tìm được quả bóng. Mục đích giao tiếp thất bại do ông bố đã không nói rõ với người con trai của mình. Ông đã không quan tâm đến đối tượng giao tiếp nên vi phạm phương câm cách thức.

Phần III: LUYỆN TẬP
Câu 2: Trang 38 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

Trả lời

Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp? Việc không tuân thủ phương châm ấy có lý do chính đáng không? Vì sao?

- Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm lịch sự

- Việc không tuân thủ phương châm lịch sự không có lý do chính đáng, không thích hợp trong tình huống giao tiếp

Bởi vì, Chân, Tay, Tai, Mắt đã "không chào hỏi gì cả" - không thích hợp trong nghi thức giao tiếp thông thường, đến nhà người khác nên chào hỏi rồi mới trình bày vào vấn đề. Những vị khách này đã không làm thế mà còn tỏ thái độ giận dữ, lời lẽ nặng nề với chủ nhà. Nếu như chưa biết trước câu chuyện này, chúng ta khó mà chấp nhận việc không tuân thủ phương châm lịch sự của Chân, Tay, Tai, Mắt.

Xem thêm: Xưng hô trong hội thoại

0.53987 sec| 3119.672 kb