Soạn văn Lớp 9

Soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

462 lượt xem
Soạn bài: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - ngữ văn 9 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp các em nắm bài và chuẩn bị bài tốt hơn trước khi lên lớp. Soạn Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp cực ngắn - sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp phổ thông nhất

Phần I: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP
Câu 1 (trang 53 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật nào? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?

Trả lời

- Trong đoạn trích a, phần in đậm là lời nói của nhân vật. Nó được ngăn cách với phần đứng trước bằng dấu hai chấm và nằm trong ngoặc kép

Phần I: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP
Câu 2 (trang 53 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật nào? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?

Trả lời

.- Ý nghĩ của nhân vật (có kèm chỉ dẫn "Hoạ sĩ nghĩ thầm" trong lời tác giả).

- Phần in đậm được tách ra khỏi phần đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

Phần I: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP
Câu 3 (trang 53 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
Trong cả 2 đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không? Nếu được thì giữa hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng những dấu gì

Trả lời

- Có thể thay đổi vị trí trước và sau giữa phần lời nói hay ý nghĩ được dẫn và phần lời dẫn, nếu phần lời dẫn đứng sau thì phải thay dấu hai chấm bằng dấu phảy hoặc dấu gạch ngang.

PHẦN II: CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật nào? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?

Trả lời

- Phần in đậm trong đoạn trích a là lời nói

- Nó không được ngăn cách với bộ phận đằng trước bằng bất kỳ dấu gì

PHẦN II: CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
Câu 2 (trang 54 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
Trong đoạn trích b, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Giữa bộ phận in đậm và phần đứng trước có từ gì? Có thể thay từ đó bằng từ gì?

Trả lời

- Trong đoạn trích b, bộ phận in đậm là ý nghĩ.

- Giữa phần in đậm và phần trước đó được ngăn cách với nhau bằng từ "rằng"

- Có thể thay thế từ rằng bằng từ "là"

Phần III: LUYỆN TẬP
Câu 1 (Trang 54 SGK Ngữ văn 9 tập 1):
Tìm lời dẫn trong những đoạn trích sau (trích từ truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao). Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ, là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp

Trả lời

a)

- Lời dẫn: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?".

- Đây là lời dẫn trực tiếp ý nghĩ của con Vàng

b)

- Lời dẫn: "Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy mọi thức còn rẻ cả…".

- Đây là lời dẫn trực tiếp ý nghĩ của Lão Hạc.

 

Phần III: LUYỆN TẬP
Câu 2 (Trang 54 SGK Ngữ văn 9 tập 1):
Viết đoạn văn nghị luận có liên quan đến một trong ba ý kiến dưới đây:

Trả lời

a.

Đoạn văn sử dụng lời dẫn trực tiếp:

Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu lần II của Đảng, Bác Hồ đã viết: "Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là biểu tượng của một dân tộc anh hùng". Họ đã hi sinh xương máu của mình cho nền độc lập của Tổ quốc. Dân tộc Việt Nam có được tự do như ngày hôm nay là nhờ vào công lao của những vị anh hùng đó. Biểu tượng của một đất nước anh hùng được bắt đầu từ những con người anh hùng như thế. 

Đoạn văn sử dụng lời dẫn gián tiếp:

Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu lần thứ II của Đảng. Chủ tịch nước Hồ Chí Minh cho rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. Không chỉ hiện tại mà mãi về sau, hễ là người Việt Nam thì đều phải nhớ công ơn của họ. Chính sự hinh sinh lớn lao, không màng xương máu, thậm chí là tính mạng để giữ gìn nền độc lập cho đất nước này. Không ai khác, họ chính là những anh hùng dân tộc!

Phần III: LUYỆN TẬP
Trả lời câu 3 (trang 55 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
Hãy thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích dưới đây bằng cách dẫn gián tiếp

Trả lời

Ngày hôm sau, Phan Lang được Xích Hỗn đưa ra khỏi nước. Trước khi rời thủy cung của Linh Phi trở về trần gian, Phan Lang được Vũ Nương gửi một chiếc thoa vàng kèm lời nhắn cho Trương Sinh rằng nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ thì lập đàn giải oan ở bến sông đốt cây đèn thần chiếu xuống nước nàng sẽ trở về.

Soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp ngắn nhất

Phần I: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP
Câu 1 (trang 53 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật nào? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?

Trả lời

- Lời nói của nhân vật (có chỉ dẫn "Cháu nói" trong lời của người dẫn).

- Phần in đậm được tách ra khỏi phần đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

    Phần I: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP
    Câu 2 (trang 53 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
    Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật nào? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?

    Trả lời

    - Là ý nghĩ của nhân vật

    - Nó được ngăn cách bằng dầu hai chấm và ngoặc kép

     

    Phần I: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP
    Câu 3 (trang 53 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
    Trong cả 2 đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không? Nếu được thì giữa hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng những dấu gì

    Trả lời

    - Có thể thay đổi vị trí giữa hai bộ phận này với nhau

    - Hai bộ phận sẽ ngăn cách nhau bằng dấu gạch ngang hoặc dấu phẩy.

    PHẦN II: CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
    Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
    Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật nào? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?

    Trả lời

    - Phần in đậm trong đoạn trích a là lời nói

    - Nó không được ngăn cách với bộ phận đằng trước bằng bất kỳ dấu gì

    PHẦN II: CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
    Câu 2 (trang 54 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
    Trong đoạn trích b, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Giữa bộ phận in đậm và phần đứng trước có từ gì? Có thể thay từ đó bằng từ gì?

    Trả lời

    - Trong phần trích b, phần in đậm là ý nghĩ.

    - Giữa phần được dẫn và phần lời của người dẫn có từ “rằng”.

    - Trong trường hợp này có thể thay từ “là” vào vị trí từ “rằng”.

      Phần III: LUYỆN TẬP
      Câu 1 (Trang 54 SGK Ngữ văn 9 tập 1):
      Tìm lời dẫn trong những đoạn trích sau (trích từ truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao). Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ, là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp

      Trả lời

      a)

      - Lời dẫn: "A! Lão già tệ lắm!... thế này à?".

      - Là ý nghĩ của con Vàng

      - Đây là lời dẫn trực tiếp

      b)

      - Lời dẫn: "Cái vườn là của con ta… Hồi ấy mọi thức còn rẻ cả…".

      - Là ý nghĩ của Lão Hạc.

      - Đây là lời dẫn trực tiếp.

        Phần III: LUYỆN TẬP
        Câu 2 (Trang 54 SGK Ngữ văn 9 tập 1):
        Viết đoạn văn nghị luận có liên quan đến một trong ba ý kiến dưới đây:

        Trả lời

        b.

        Đoạn văn sử dụng lời dẫn trực tiếp:

        Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng viết về chủ tịch Hồ Chí Minh: "Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phẩm, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được". Trong đời sống, bạc giản dị từng bữa ăn giấc ngủ với nhà sàn đơn sơ, chiếc áo kaki bạc màu, đôi dép cao su đi khắp mọi miền,... Trong những tác phẩm của mình, Bác cũng dặn chúng ta phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, những từ ngữ nào không có mới phải đi mượn, sao cho ai cũng dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm.

        Đoạn văn sử dụng lời dẫn gián tiếp:

        Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khi nói về Hồ Chủ Tịch đã khẳng định rằng giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong và cũng rất giản dị trong lời nói, bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được… Trong đời sống, Bác giản dị từ miếng ăn, giấc ngủ, sao cho tiết kiệm cho dân, cho nước nhất. Trong quan hệ với mọi người, Bác luôn hòa đồng, giản gị, giống như một người Cha, người Bác, người Anh chứ không hề tỏ ra mình là bề trên hay là người đứng đầu quốc gia.

        Phần III: LUYỆN TẬP
        Trả lời câu 3 (trang 55 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
        Hãy thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích dưới đây bằng cách dẫn gián tiếp

        Trả lời

        Trước khi rời thủy cung của Linh Phi trở về trần gian, Phan Lang được Vũ Nương gửi một chiếc thoa vàng kèm lời nhắn cho Trương Sinh rằng nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ thì lập đàn giải oan ở bến sông đốt cây đèn thần chiếu xuống nước nàng sẽ trở về.

        Soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp hay nhất

        Phần I: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP
        Câu 1 (trang 53 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
        Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật nào? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?

        Trả lời

        - Trong đoạn trích a, bộ phận in đậm là lời nói của nhân vật.

        - Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm và nằm hoàn toàn trong ngoặc kép.

        Phần I: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP
        Câu 2 (trang 53 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
        Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật nào? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?

        Trả lời

        .- Trong đoạn trích b, bộ phận in đậm là y nghĩ của nhân vật (có chỉ dẫn "Hoạ sĩ nghĩ thầm" trong lời của tác giả).

        - Nó được tách ra khỏi phần đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

        Phần I: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP
        Câu 3 (trang 53 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
        Trong cả 2 đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không? Nếu được thì giữa hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng những dấu gì

        Trả lời

        - Có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước chúng

        - Hai bộ phận này sẽ được ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy hoặc dấu gạch nối và vẫn giữ nguyên chúng trong ngoặc kép.

        Ví dụ: "Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu không kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn" - hoạ sĩ nghĩ thầm.

        PHẦN II: CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
        Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
        Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật nào? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?

        Trả lời

        - Trong đoạn trích a, bộ phận in đậm là lời nói

        - Nó không được ngăn cách với bộ phận đằng trước bằng bất kỳ dấu gì

        PHẦN II: CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
        Câu 2 (trang 54 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
        Trong đoạn trích b, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Giữa bộ phận in đậm và phần đứng trước có từ gì? Có thể thay từ đó bằng từ gì?

        Trả lời

        - Trong đoạn trích b, bộ phận in đậm là ý nghĩ.

        - Giữa phần in đậm và phần trước đó được ngăn cách với nhau bằng từ "rằng"

        - Có thể thay thế từ rằng bằng từ "là", khi đó chúng ta sẽ được câu:

        Nhưng chớ hiểu lầm là Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật

        Phần III: LUYỆN TẬP
        Câu 1 (Trang 54 SGK Ngữ văn 9 tập 1):
        Tìm lời dẫn trong những đoạn trích sau (trích từ truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao). Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ, là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp

        Trả lời

        a)

        - Lời dẫn: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?".

        - Đây là lời dẫn trực tiếp ý nghĩ của con Vàng

        b)

        - Lời dẫn: "Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy mọi thức còn rẻ cả…".

        - Đây là lời dẫn trực tiếp ý nghĩ của Lão Hạc.

        Phần III: LUYỆN TẬP
        Câu 2 (Trang 54 SGK Ngữ văn 9 tập 1):
        Viết đoạn văn nghị luận có liên quan đến một trong ba ý kiến dưới đây:

        Trả lời

        c.

        Đoạn văn sử dụng lời dẫn trực tiếp:

        Nhà văn Đặng Thai Mai khi bàn về Tiếng Việt một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc đã viết "người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình". Đây không phải là lời nói quá, bởi 1000 năm đô hộ của chế độ phong kiến phương Bắc cũng không làm mất đi tiếng Việt. Tiếng Việt còn thì nước Việt còn. Chúng ta có quyền tự hào vì điều đó.

        Đoạn văn sử dụng lời dẫn gián tiếp:

        Nhà văn Đặng Thai Mai khi bàn về Tiếng Việt một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc cho rằng người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Sức sống dân tộc Việt Nam đồng hành với sự trường tồn của tiếng Việt. 1000 năm đô hộ của chế độ phong kiến phương Bắc cũng không làm mất đi tiếng Việt. Tiếng Việt còn thì nước Việt còn. Chúng ta hãy cảm thấy tự hào và trân trọng điều đó.

        Phần III: LUYỆN TẬP
        Trả lời câu 3 (trang 55 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
        Hãy thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích dưới đây bằng cách dẫn gián tiếp

        Trả lời

        Ngày hôm sau, Linh Phi lấy cái túi bằng lụa tía, đựng mười hạt minh châu rồi sai Xích Hỗn đưa Phan Lang ra khỏi nước. Trước khi rời thủy cung của Linh Phi trở về trần gian, Phan Lang được Vũ Nương gửi một chiếc thoa vàng kèm lời nhắn cho Trương Sinh rằng nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ thì lập đàn giải oan ở bến sông đốt cây đèn thần chiếu xuống nước nàng sẽ trở về.

        Xem tiếp: Soạn bài Sự phát triển của từ vựng

        0.06139 sec| 2476.047 kb