Soạn văn Lớp 8

Soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh

179 lượt xem
Soạn bài: “Ôn tập về văn bản thuyết minh” - ngữ văn 8 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Ôn tập về văn bản thuyết minh” cực ngắn – Sytu.vn.

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh phổ thông nhất

Phần I

Trả lời

ÔN TẬP LÍ THUYẾT

Câu 1 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng như thế nào trong đời sống?

Trả lời:

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp các tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các sự vật và hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội cho con người bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

 

Câu 2 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận?

Trả lời:

Văn bản thuyết minh khác các loại văn bản khác chủ yếu ở tính chất thuyết minh, giới thiệu. Văn thuyết minh không nặng về kể chuyện như văn tự sự, không miêu tả chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả, không biểu cảm mạnh mẽ như văn biểu cảm, cũng không lập luận, thuyết lí như văn nghị luận. Thuyết minh trình bày, giải thích, giới thiệu khách quan, xác thực, rõ ràng.

 

Câu 3 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì? Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật điều gì?

Trả lời:

Muốn làm tốt một bài văn thuyết minh, trước hết phải tìm hiểu kĩ về đối tượng cần thuyết minh bằng cách quan sát trực tiếp hoặc tìm hiểu qua sách báo, vô tuyến truyền hình hay các phương tiện thông tin đại chúng khác. Bài văn thuyết minh cần phải làm nổi bật những đặc điểm, tính chất, chức năng, tác dụng… và quan trọng nhất chính là mối quan hệ giữa đối tượng được thuyết minh với đời sống con người.

 

Câu 4 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Những phương pháp thuyết minh nào thường được chú ý vận dụng?

Trả lời:

Những phương pháp thuyết minh thường được vận dung, vận dụng kết hợp với nhau là: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích…

Phần II

Trả lời

LUYỆN TẬP

Câu 1
a) Giới thiệu một đồ dùng:

Trả lời

Câu 1(trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

>

Mởbài: Giới thiệu đồ dùng một cách chung nhất

Thân bài:

- Cấu tạo đồ dùng

- Đặc điểm của đồ dùng

- Lợi ích của đồ dùng đó

Kết bài: bày tỏ thái độ đối với đồ dùng

b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh:

Mở bài: giới thiệu chung về thắng cảnh (vị trí địa lý, bao gồm những bộ phận nào...)

Thân bài: lần lượt mô tả, giới thiệu từng phần trong danh lam thắng cảnh.

Kết bài: vị trí của thắng cảnh trong đời sống tình cảm của con người.

c) Giới thiệu một thế loại văn học

Mớ bài: Nêu định nghĩa chung về thể loại đó

Thân bài: Nêu các đặc điểm của thể loại đó (có ví dụ kèm theo minh họa)

Kết bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thể loại văn học đó.

d) Giới thiệu một phương pháp (làm đồ dùng học tập, thí nghiệm)

Nguyên vật liệu

Cách thức tiến hành (giới thiệu theo trình tự) .

Kết quả thu được và yêu cầu chất lượng đối với đồ dùng học tập hay thí nghiệm đó.

Ví dụ dàn ý giới thiệu thế thơ lục bát

Mở bài:Lục bát là thể thơ dân tộc, được hoàn thiện trong văn chương ở thế kỉ XVIII với tác phẩm “Truyện Kiều” (Nguyễn Du)

Thân bài: Các đặc điểm của thể thơ lục bát.

- Số lượng tiếng cố định: dòng 6 tiếng (câu lục) và dòng 8 tiếng (câu bát).

- Hiệp vần: vừa hiệp vần chân vừa hiệp vần lưng. Tiếng cuối câu bát hiệp vần tiếng cuối câu lục tiếp theo.

- Phối điệu (luật bằng trắc):

+ Tiếng chẳn có quy định (tiếng thứ 2, thứ 6 và thứ 8 bằng, tiếng thứ 4 trắc)

+ Trong câu bát, lấy tiếng thứ 6 làm căn cứ tìm thanh liêng thứ 2 và thứ 8 (nếu tiếng thứ 6 là thanh huyền thì tiếng thứ 2 và 8 là thanh không hoặc ngược lại)

- Nhịp: thường ngắt nhịp chẳn, mỗi nhịp 2 tiếng.

Kết bài:Lục bát dân tộc đã được gìn giữ và phát huy ở những nhà thơ lớn về sau. Thể thơ này kết tinh tinh hoa, hồn vía người Việt, văn hóa Việt.

Câu 2
Câu 2 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Tập viết đoạn văn theo các đề bài sau:

Trả lời

> >

Chiếc ấm pha trà của ông em cao khoảng 20 cm, được làm từ sứ màu trắng. Phía trên là nắp ấm hình tròn, có núm cầm nhỏ xíu. Phía dưới là thân ấm hình trụ có đáy, trên nền sứ tráng có điểm xuyết cành tre và vài chú chim chích bông xinh xắn. Một bên thân ấm là vòi ấm dài khoảng 7 cm, uốn cong, hướng lên trên.

b)Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em:

Đến thăm Hạ Long, du khách thường được thưởng ngoạn nhiều cảnh đẹp: hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt hay vịnh Quả Đào.Trong số các hang động và hòn núi đẹp của Hạ Long phải nói tới hang Đầu Gỗ. Hang này cách Bãi Cháy 12 km. Trong hang có nhiều nhũ đá, măng đá và trụ đá với hình dáng và màu phong phú, đẹp. Đặc biệt, trong hang còn có những vũng nước ngọt trong lành, mát mẻ.

c)Giới thiệu một thể loại văn học:

Lục bát là một thể thơ dân tộc với số lượng tiếng cố định: dòng 6 tiếng (câu lục) và dòng 8 tiếng (câu bát).Thế thơ này gieo vần lưng và vần chân về luật bằng trắc, chỉ có quy định cho những tiếng chẵn mà thường là tiếng thứ 4 trắc, còn lại bằng, về ngắt nhịp, thể thơ lục bát chủ yếu ngắt nhịp chẵn.

d)Giới thiệu một loài hoa:

Khi những cành đào ớ Nhật Tân (Hà Nội) bắt đầu nở hoa báo hiệu một mùa xuân ấm áp đã đến thì ở Huế, Đà Lạt và Sài Gòn nở rộ nhừng cành mai vàng trang nhã. Hoa mai vàng có đài xanh đậm, năm cánh hoa vàng óng như tơ. Hoa có nhiều nhị. Người xưa quan niệm về hoa mai là biểu tượng cho sự thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn.

e)Giới thiệu một loài động vật

Soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh ngắn nhất

Phần I

Trả lời

Bài tập 1: Nêu cách lập ý và lập dàn bài đối với các đề bài sau:

Phần II

Trả lời

II. Soạn bài siêu ngắn: Ôn tập về văn bản thuyết minh

Giới thiệu về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt:

o Mở bài: Giới thiệu khái quát về đồ dùng đó.

o Thân bài:

 Miêu tả khát quát về đồ dùng (màu sắc, chất liệu, hình dáng)

 Giới thiệu cấu tạo của đồ dùng

 Giới thiệu công dụng đồ dùng

 Bảo quản và sử dụng

 Vai trò và ý nghĩa của đồ dùng đó

o Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân

Câu 1
a) Giới thiệu một đồ dùng:

Trả lời

Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em:

o Mở bài: Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh đó

o Thân bài:

 Nguồn gốc của danh lam thắng cảnh (lý do chọn)

 Miêu tả bao quát về danh lam, thắng cảnh.

 Giới thiệu từ xa đến gần, từ ngoài vào trong cấu tạo.

 Giới thiệu vai trò và ý nghĩa

 Công tác bảo tồn

o Kết bài: Cảm nghĩ bản thân.

Câu 2
Câu 2 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Tập viết đoạn văn theo các đề bài sau:

Trả lời

Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em đã học:

o Mở bài: Giới thiệu khái quát về văn bản, thể loại văn học (tác giả, hoàn cảnh sáng tác)

o Thân bài:

 Giới thiệu nội dung tác phẩm

 Giới thiệu các nhân vật (chú trọng nhân vật trung tâm)

 Giới thiệu các chi tiết, hành động tiêu biểu.

 Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm

 Gía trị nhân văn của tác phẩm mang đến.

o Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân.

Soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh hay nhất

Phần I

Trả lời

Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

Cách lập ý và lập dàn bài

a. Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt

- Mở bài: + Giới thiệu đồ dùng học tập hoặc sinh hoạt

- Thân bài:

   + Nguồn gốc, tại sao có đồ dùng đó

   + Đặc điểm: hình dạng, màu sắc

   + Cấu tạo, cách sử dụng đồ dùng ấy

   + Ý nghĩa công dụng lợi ích mà đồ dùng đó đem lại.

 - Kết bài: Tình cảm của em với đồ dùng đó

b. Giới thiệu danh lam thắng cảnh ở quê hương em

- Mở bài: Giới thiệu danh lam thắng cảnh ở quê hương bạn, khái quát sơ qua về vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh đó

- Thân bài

   + Tên gọi, nguồn gốc, sự xuất hiện của danh lam thắng cảnh đó

   + Vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh đó, có sự kiện lịch sử nào gắn liền với danh lam thắng cảnh đó không và nó đem lại ý nghĩa gì.

   + Phương tiện đi lại, ta có thể thăm quan những gì ở đó, quanh cảnh thiên nhiên như thế nào.

 → Đi từ bao quát vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh đến giới thiệu chi tiết các cảnh vật xung quanh.

- Kết bài: Cảm nhận và nêu suy nghĩ về danh lam thắng cảnh đó.

c. Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em đã học

- Mở bài: + Giới thiệu văn bản cần thuyết minh

             + Khái quát về tác giả, tóm tắt ngắn gọn nội dung chính

- Thân bài:

   + Tác phẩm đó có đặc điểm gì

   + Ý nghĩa nội dung mà tác phẩm đó đem lại

   + Bài học, tình cảm của tác giả thể hiện trong tác phẩm

   + Giá trị nghệ thuật được tác giả sử dụng

   + Ví dụ chứng minh

- Kết bài: Nêu cảm nhận của em về thể loại văn học đó. Bài học rút ra từ tác phẩm.

d. Giới thiệu cách làm một đồ dùng học tập (một thí nghiệm)

- Nguyên vật liệu, dụng cụ thực hiện.

- Cách thức tiến hành (giới thiệu theo trình tự)

- Kết quả thu được từ thí nghiệm và yêu cầu chất lượng đối với đồ dùng học tập hay thí nghiệm đó.

Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

Tập viết đoạn văn

a) Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt

Chiếc bút

Dù còn đang trên ghế nhà trường hay đã đi làm ai trong chúng ta cũng cần sử dụng đến chiếc bút. Chiếc bút là đồ dùng thiết yếu trong cuộc sống sinh hoạt và làm việc của mỗi người, nó là một phương tiện thuận lợi để ghi chép. Dù nhỏ bé nhưng lại vô cùng hữu ích, đi đâu xa hay gần thì trong chiếc túi xách của mỗi người luôn có một chiếc bút để giúp họ dễ dàng sử dụng khi cần thiết. Công nghệ kỹ thuật ngày càng tiến bộ vì thế mà chiếc bút ngày càng được đổi mới về hình thức và mẫu mã cũng như có nhiều loại hơn. Chiếc bút như gắn liền với mỗi bạn học sinh như một người bạn cận kề bên cạnh.

b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em

Vịnh Hạ Long

Việt Nam vốn nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh có từ bao đời nay, nhưng để lại dấu ấn sâu đậm nhất chính là Vịnh Hạ Long- danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quê hương em. Vịnh Hạ Long nằm ở Quảng Ninh, trong miền vịnh Bắc bộ và được công nhận là một trong những di sản thiên nhiên nổi tiếng thế giới. Đến với vịnh Hạ Long du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì vĩ của những hòn đảo nơi đây mà còn thỏa sức đắm chìm trải nghiệm thực tế với những du thuyền, tắm biển lặn biển ngắm san hô. Những bãi biển đẹp, thơ mộng trải dài đầy nắng gió khiến người đến không thể quên. Vẻ đẹp của vịnh Hạ Long là vẻ đẹp đầy hấp dẫn thú vị mà thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất quê em.

c) Thuyết minh về một bản, một thể loại văn học đơn giản (như văn bản đề nghị, báo cáo, thể thơ lục bát,…)

Thể thơ lục bát là một trong các thể thơ mà em được học và cảm thấy yếu thích nhất. Đây là thể thơ truyền thống của dân tộc với số tiếng cố định: câu lục và câu bát, lục nghĩa là 6 tiếng và bát nghĩa là  8 tiếng. Âm hưởng của thể thơ vang lên với sự ngọt ngào tha thiết khiến những vần thơ như đi vào lòng của mỗi người đọc, đặc sắc hơn người ta sử dụng thể thơ lục bát để đưa vào các làn điệu dân ca hay ca dao tục ngữ vì thế mà sự sâu sắc ý nghĩa trong các câu thơ đều chứa đọng lau trong ngôn từ. Những vần thơ đầy cảm xúc tạo nên nét đặc sắc của thể thơ, qua hai dòng thơ ngắn gọn mà tác giả đã gửi hết được những cảm xúc nỗi niềm mà mình muốn gửi gắm. Với thể thơ lục bát mà các nhà văn nhà thơ đã tạo nên không biết bao nhiêu tác phẩm đầy giá trị văn học và nhân văn sâu sắc.

d) Giới thiệu một loài hoa (như hoa đào, hoa mai,..) hoặc một loài cây (như cây chuối, cây na,..)

Nếu mùa xuân miện Nam gắn liền với sắc vàng của hoa mai thì mùa xuân miền bắc là ánh hồng của hoa đào. Tết đến xuân về hoa đào lại đua nhau khoe sắc nở rực chào xuân. Hoa đào có nhiều loại như đào bích với cánh hồng đậm nổi bật, đào phai với sắc hồng nhẹ nhàng như mùa xuân, mỗi loại là một kiểu muôn vàn vẻ đẹp riêng. Hoa đào như gắn liền với văn hóa dân tộc của người dân miền Bắc nếu để kể đến thì đào Nhật Tân là hoa đào mà được nhiều người ưa thích và ngày càng trở nên nổi tiếng. Nhật Tân là nơi quy tụ của những cây hoa đào đua nhau khoe sắc dịp Tết đến, nơi có những vườn đào rộng lớn.

e) Thuyết minh về một giống vật nuôi.

Đối với em con chó như một người bạn đầy tri kỷ và thân thuộc nhất. Chó là loài động vật thông minh khôn ngoan lanh lợi vì thế mà được gia đình em hết mực yêu quý. Chú chó của em năm nay đã được hơn 1 tuổi rồi, nó có thân hình mũm mĩm và nặng gần 15 kg. Hiện nay, gia đình em đang chăm sóc nó ngày một lớn lên chú chó khôn ngoan luôn nằm dài ra sân để trông nhà. Thỉnh thoảng nó như một người lính rượt đuổi bắt giữ lũ chuột đang lục lọi trong căn bếp. Với cái mũi thính nó đánh hơi rất nhanh ấy vậy mà lũ chuột chẳng thể nào chạy xa được. Cái tai lúc nào cũng vểnh lên ngó nghe cả tiếng vọng từ xa. Mỗi lần em về thấy em nó đều chày đến và vẫy cái đuôi mừng rối rít quấn lấy chân. Dường như chú chó đã trở thành một thành viên không thể thiếu trong gia đình em.

g) Giới thiệu về một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam (như chiếc nón lá, áo dài, trò chơi thả diều,..)

Đến với Việt Nam hình ảnh đầu tiên để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng của mỗi du khách có lẽ là tà áo dài Việt Nam. Dù đã bao năm nhưng chiếc áo dài vẫn không bị phai nhòa, bởi lẽ đó mà áo dài trở thành một biểu tượng của nền văn hóa bản sắc Việt. Xuất phát từ một chiếc áo tứ thân, áo bà ba của các bà các mẹ ngày xưa mà chiếc áo dài ngày ngày được cải tiến phát triển với những hình dáng, mẫu mã chất liệu sao cho phù hợp với những sinh hoạt hoạt động của người phụ nữ, Không chỉ giáo viên, học sinh, áo dài còn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau như: nhân viên ngân hàng, tiếp viên hàng không,.. Trong các lễ ăn hỏi hay đám cưới áo dài được sử dụng như một dấu ấn quan trọng của người Việt với sự mong muốn đem lại may mắn với những hình ảnh đẹp đẽ như một truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Phần II

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 1
a) Giới thiệu một đồ dùng:

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Câu 2
Câu 2 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Tập viết đoạn văn theo các đề bài sau:

Trả lời

Đang cập nhật ...!
0.05606 sec| 2450.313 kb