Soạn văn Lớp 10

Soạn bài Đọc Tiểu Thanh Kí - Nguyễn Du

227 lượt xem
Soạn bài: “Đọc Tiểu Thanh kí” - ngữ văn 10 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, sytu giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Đọc tiểu thanh kí” cực ngắn – sytu.

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Đọc Tiểu Thanh Kí - Nguyễn Du phổ thông nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 133 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Theo anh (chị), vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm với số phận nàng Tiểu Thanh.        

Trả lời

Nguyễn Du đồng cảm số phận nàng Tiểu Thanh bởi vì hai lí do :

+ Đầu tiên, Tiểu Thanh chính la phụ nữ, vai trò của người phụ nữ trong xã hội phong kiến không được đánh giá cao, họ luôn phải gánh chịu những áp bức, bất công của xã hội. 

+Thứ hai, không chỉ là một người phụ nữ bình thường, nàng Tiểu Thanh còn là người phụ nữ có tài văn chương, cũng như những nhà văn cùng thời, số phận của những nhà thơ vô cùng bấp bênh thế nên Nguyễn Du đã đồng cảm với suy nghĩ về định mệnh bấp bênh, nghiệt ngã của những người có tài văn chương, nghệ thuật.

Câu 2
Câu 2 (trang 133 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Câu " Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi " có nghĩa gì ? Nỗi hờn (hận) ở đây là gì? Tại sao tác giả cho là không thể hỏi trời được?

Trả lời

- Trong câu thơ dịch, chữ “nỗi hờn” (nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi)  vẫn chưa đủ để diễn tả trọn vẹn ý nghĩa của "hận sự" .

+ Đó là mối hận của người x­ưa (nh­ư Tiểu Thanh) và ngư­ời thời nay (những ng­ười phụ nữ “hồng nhan bạc mệnh” đang sống cùng thời với Nguyễn Du, thậm chí cả những con ng­ười có tài năng thơ phú nh­ư nhà thơ Nguyễn Du nữa). Họ chính là những con người mang tâm hồn đầy nhạy cảm, khi đối mặt với những bất công của cuộc đời, tâm hồn ấy lại trở nên đau đớn hơn và cay đắng hơn. Từ đó, nhà thơ của chúng ta cho rằng: ông trời luôn bất công không chỉ với những người phụ nữ có nhan sắc mà còn bất công đối cả với những con người tài hoa xuất chúng

+Đó chính là nỗi hận được lặp lại và truyền qua nhiều đời, từ thế hệ trước đến thệ hệ sau, biết bao nhiêu con người tài hoa phải chịu cảnh cay đắng của số phận nghiệt ngã.

=> Bởi vậy nó như­ một câu hỏi lớn đến “ông trời” cũng “không hỏi đ­ược”.

Câu 3
Câu 3 (trang 133 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Nguyễn Du thương xót và đồng cảm với người phụ nữ có tài năng văn chương mà bất hạnh. Điều đó nói gì về tấm lòng nhà thơ.

Trả lời

Nguyễn Du có sự thương xót và đồng cảm sâu sắc đối với những thân phận của người phụ nữ có tài năng văn chương . Đó chính là thể hiện tinh thần nhân đạp của ông

- Đồng thời cũng mượn thân thế của họ để ngụ ý thân thế của lớp nhà nho như mình.

=> Niềm thương cảm đó, ngoài ý nghĩa là sự thương cảm dành cho số phận một người bất hạnh (cũng như nàng Kiều, hay nàng ca nữ đất Long Thành…),bên cạnh đó cũng chính là niềm thương cảm cho số phận của những con người tài hoa. Ông thể hiện thái độ trân trọng những giá trị tinh thần của người nghệ sĩ (ở đây là một nữ nghệ sĩ), đó là một giá trị nhân bản tiến bộ của Nguyễn Du.

Câu 4
Câu 4 (trang 133 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Phân tích vai trò của mỗi đoạn thơ (đề, thực, luận, kết) đối với chủ đề toàn bài.

Trả lời

Có thể chia bài thơ thành bốn phần, mỗi phần lại có vai trò riêng trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.

- Hai câu đề, thông qua nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình" tác giả thông qua miêu tả quang cảnh hoa phế ở Tây Hồ, người đọc liên tư­ởng đến cuộc đời thay đổi. Hai câu này cũng nêu ra hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc của nhà thơ (phần “di cảo” thơ của Tiểu Thanh).

- Hai câu thực nêu lênvề số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh thông qua hai hình ảnh ẩn dụ son phấn (vẻ đẹp) và văn chư­ơng (tài năng).

- Hai câu luận bắt đầu khái quát, nâng vấn đề, liên hệ thân phận của nàng Tiểu Thanh với những bậc văn nhân tài tử trong đó có nhà thơ, thể hiện thái độ xót thương, đau đớn cho số phận của nàng Tiểu Thanh.

- Hai câu kết là tiếng lòng của nhà thơ mong tìm thấy một tiếng lòng đồng cảm của ngàn đời sau

Bố cục
Bố cục
Bố cục

Trả lời

Bố cục gồm 4 phần 

+Đề ( câu 1, câu 2 ) : Nguyễn Du đọc được phần dư cảo của Tiểu Thanh.

+Thực ( câu 3, câu 4 ) : Con người tài hoa nhưng bạc mệnh của Tiểu Thanh.

+Luận ( câu 5, câu 6 ) : Sự thương cảm, đau xót của tác giả dành cho Tiểu Thanh

+Kết ( câu 7, câu 8) : Niềm xót thương cho chính bản thân và những bâng khuâng, suy tư về chuyện tương lai của tác giả.

ND chính
Nội dung chính
Nội dung chính

Trả lời

 

Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí thể hiện niềm xót xa, thương cảm cho nàng Tiểu Thanh , nhân vật được biết đến là một con người tài sắc vẹn toàn nhưng lại bạc mệnh. Đó là con người đại diện cho tầng lớp những người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội xưa, thông qua đó, Nguyễn Du đã nói lên tinh thần nhân đạo của ông khi chứng kiến những giá trị tinh thần bị chà đạp và lo lắng, xót thương cho số phận của chính mình trong tương lai.

Soạn bài Đọc Tiểu Thanh Kí - Nguyễn Du ngắn nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 133 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Theo anh (chị), vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm với số phận nàng Tiểu Thanh.        

Trả lời

Nguyễn Du đồng cảm với Tiểu Thanh bởi: ông nhận ra ở con người Tiểu Thanh là người có tài, có sắc nhưng lại bị vùi dập, chết oan ức. Cái chết của nàng đã vạch ra một xã hội mà người phụ nữ không hề có quyền, có vị thế. Nguyễn Du còn khóc thương cho người cùng cảnh ngộ như Tiểu Thanh.

Câu 2
Câu 2 (trang 133 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Câu " Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi " có nghĩa gì ? Nỗi hờn (hận) ở đây là gì? Tại sao tác giả cho là không thể hỏi trời được?

Trả lời

+ Câu thơ trên hàm ý sự bất công đối với người phụ nữ hồng nhan mà bạc mệnh, tuy có tài nhưng    sống dưới thời phong kiến cũng không được trọng dụng vọng danh.

+" hờn" ở đây như tiếng thở dài than thở của người đời trách cho trời đất đã khiến vận mệnh của họ phong ba, trắc trở này, thể hiện sự bất lực của người xưa trước những bất công trong xã hội

+Tác giả cho là không thể hỏi trời được là vì từ xưa đến nay, luôn có một thông lệ vô cùng nghiệt ngã đó là ông trời luôn bất công với những con người tài sắc. Nỗi đau khổ dằn vặt tâm tư con người bao thời, tạo thành nỗi oan ức dường như không thể tìm được lời giải đáp nào tốt hơn ngoài: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” và con người trở nên bất lực trước cuộc đời, dù là tài hoa tới đâu vẫn phải chấp nhận số phận của mình mỏng manh, bất hạnh. 

Câu 3
Câu 3 (trang 133 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Nguyễn Du thương xót và đồng cảm với người phụ nữ có tài năng văn chương mà bất hạnh. Điều đó nói gì về tấm lòng nhà thơ.

Trả lời

  Nguyễn Du thương cảm cho số phận nàng Tiểu Thanh, một người phụ nữ tài hoa, xinh đẹp nhưng lại có cuộc đời số phận bất hạnh, còn là niềm thương cảm dành cho một người nghệ sĩ, xót thương đau đớn đồng thời cũng rất trân trọng những giá trị tinh thần của người nghệ sĩ từ đó làm lên giá trị nhân đạo ở Nguyễn Du.

Câu 4
Câu 4 (trang 133 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Phân tích vai trò của mỗi đoạn thơ (đề, thực, luận, kết) đối với chủ đề toàn bài.

Trả lời

Bài tập 4: Phân tích vai trò của mỗi đoạn thơ (đề, thực, luận, kết) đối với chủ đề toàn bài.

  • Hai câu đề: nêu nên cảnh vật Tây Hồ thay đổi, gợi cảm xúc cho tác giả.
  • Hai câu thực: Nêu lên những suy nghĩ liên tưởng của nhà thơ khơi gợi từ cảnh vật.
  • Hai câu luận: đầu khái quát, nâng vấn đề, liên hệ thân phận của nàng Tiểu Thanh với chính bản thân mình và những bậc văn nhân tài tử, những người tài năng nhưng có số phận bất hạnh.
  • Hai câu kết: Khái quát lại vấn đề , đồng thời cũng là tiếng lòng của nhà thơ ước mong sự đồng cảm của người đời sau hãy xót thương cho những con người như Tiểu Thanh, Tố Như,... những người tài hao nhưng bất hạnh.
Bố cục
Bố cục
Bố cục

Trả lời

 Gồm 4 phần được viết theo cấu trúc Đề -thực - luận - kết :

  • Phần 1. Hai câu đề: Nguyễn Du đọc được phần dư cảo của Tiểu Thanh để lại.
  • Phần 2. Hai câu thực: Số phận tài hoa, bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh.
  • Phần 3. Hai câu luận: Niềm cảm thương của tác giả dành cho Tiểu Thanh.
  • Phần 4. Hai câu kết: Niềm thương xót cho chính mình của nhà thơ.
ND chính
Nội dung chính
Nội dung chính

Trả lời

Độc Tiểu Thanh kí chính là cảm xúc của Nguyễn Du khi chứng kiến số phận đầy tài hoa nhưng lại bạc mênh của nàng Tiểu Thanh để từ đó ông lại thương cho chính mình trong tương lai.

Soạn bài Đọc Tiểu Thanh Kí - Nguyễn Du hay nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 133 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Theo anh (chị), vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm với số phận nàng Tiểu Thanh.        

Trả lời

Nguyễn Du đồng cảm số phận nàng Tiểu Thanh bởi vì hai lí do :

+ Đầu tiên, Tiểu Thanh chính la phụ nữ, vai trò của người phụ nữ trong xã hội phong kiến không được đánh giá cao, họ luôn phải gánh chịu những áp bức, bất công của xã hội. 

+Thứ hai, không chỉ là một người phụ nữ bình thường, nàng Tiểu Thanh còn là người phụ nữ có tài văn chương, cũng như những nhà văn cùng thời, số phận của những nhà thơ vô cùng bấp bênh thế nên Nguyễn Du đã đồng cảm với suy nghĩ về định mệnh bấp bênh, nghiệt ngã của những người có tài văn chương, nghệ thuật.

Câu 2
Câu 2 (trang 133 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Câu " Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi " có nghĩa gì ? Nỗi hờn (hận) ở đây là gì? Tại sao tác giả cho là không thể hỏi trời được?

Trả lời

- Trong câu thơ dịch, chữ “nỗi hờn” (nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi)  vẫn chưa đủ để diễn tả trọn vẹn ý nghĩa của "hận sự" .

+ Đó là mối hận của người x­ưa (nh­ư Tiểu Thanh) và ngư­ời thời nay (những ng­ười phụ nữ “hồng nhan bạc mệnh” đang sống cùng thời với Nguyễn Du, thậm chí cả những con ng­ười có tài năng thơ phú nh­ư nhà thơ Nguyễn Du nữa). Họ chính là những con người mang tâm hồn đầy nhạy cảm, khi đối mặt với những bất công của cuộc đời, tâm hồn ấy lại trở nên đau đớn hơn và cay đắng hơn. Từ đó, nhà thơ của chúng ta cho rằng: ông trời luôn bất công không chỉ với những người phụ nữ có nhan sắc mà còn bất công đối cả với những con người tài hoa xuất chúng

+Đó chính là nỗi hận được lặp lại và truyền qua nhiều đời, từ thế hệ trước đến thệ hệ sau, biết bao nhiêu con người tài hoa phải chịu cảnh cay đắng của số phận nghiệt ngã.

=> Bởi vậy nó như­ một câu hỏi lớn đến “ông trời” cũng “không hỏi đ­ược”.

Câu 3
Câu 3 (trang 133 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Nguyễn Du thương xót và đồng cảm với người phụ nữ có tài năng văn chương mà bất hạnh. Điều đó nói gì về tấm lòng nhà thơ.

Trả lời

Nguyễn Du có sự thương xót và đồng cảm sâu sắc đối với những thân phận của người phụ nữ có tài năng văn chương . Đó chính là thể hiện tinh thần nhân đạp của ông

- Đồng thời cũng mượn thân thế của họ để ngụ ý thân thế của lớp nhà nho như mình.

=> Niềm thương cảm đó, ngoài ý nghĩa là sự thương cảm dành cho số phận một người bất hạnh (cũng như nàng Kiều, hay nàng ca nữ đất Long Thành…),bên cạnh đó cũng chính là niềm thương cảm cho số phận của những con người tài hoa. Ông thể hiện thái độ trân trọng những giá trị tinh thần của người nghệ sĩ (ở đây là một nữ nghệ sĩ), đó là một giá trị nhân bản tiến bộ của Nguyễn Du.

Câu 4
Câu 4 (trang 133 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Phân tích vai trò của mỗi đoạn thơ (đề, thực, luận, kết) đối với chủ đề toàn bài.

Trả lời

Có thể chia bài thơ thành bốn phần, mỗi phần lại có vai trò riêng trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.

- Hai câu đề, thông qua nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình" tác giả thông qua miêu tả quang cảnh hoa phế ở Tây Hồ, người đọc liên tư­ởng đến cuộc đời thay đổi. Hai câu này cũng nêu ra hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc của nhà thơ (phần “di cảo” thơ của Tiểu Thanh).

- Hai câu thực nêu lênvề số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh thông qua hai hình ảnh ẩn dụ son phấn (vẻ đẹp) và văn chư­ơng (tài năng).

- Hai câu luận bắt đầu khái quát, nâng vấn đề, liên hệ thân phận của nàng Tiểu Thanh với những bậc văn nhân tài tử trong đó có nhà thơ, thể hiện thái độ xót thương, đau đớn cho số phận của nàng Tiểu Thanh.

- Hai câu kết là tiếng lòng của nhà thơ mong tìm thấy một tiếng lòng đồng cảm của ngàn đời sau

Bố cục
Bố cục
Bố cục

Trả lời

Bố cục gồm 4 phần 

+Đề ( câu 1, câu 2 ) : Nguyễn Du đọc được phần dư cảo của Tiểu Thanh.

+Thực ( câu 3, câu 4 ) : Con người tài hoa nhưng bạc mệnh của Tiểu Thanh.

+Luận ( câu 5, câu 6 ) : Sự thương cảm, đau xót của tác giả dành cho Tiểu Thanh

+Kết ( câu 7, câu 8) : Niềm xót thương cho chính bản thân và những bâng khuâng, suy tư về chuyện tương lai của tác giả.

ND chính
Nội dung chính
Nội dung chính

Trả lời

Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí thể hiện niềm xót xa, thương cảm cho nàng Tiểu Thanh , nhân vật được biết đến là một con người tài sắc vẹn toàn nhưng lại bạc mệnh. Đó là con người đại diện cho tầng lớp những người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội xưa, thông qua đó, Nguyễn Du đã nói lên tinh thần nhân đạo của ông khi chứng kiến những giá trị tinh thần bị chà đạp và lo lắng, xót thương cho số phận của chính mình trong tương lai.

0.05588 sec| 2424.844 kb