Soạn văn Lớp 10

Soạn bài Nỗi thương mình - Nguyễn Du

257 lượt xem
Soạn bài: “Nỗi thương mình” - ngữ văn 10 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, sytugiới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Nỗi thương mình” cực ngắn – sytu.

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Nỗi thương mình - Nguyễn Du phổ thông nhất

Câu 5
Câu 5 (trang 108 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Trong cuộc tái ngộ, Kim Trọng đã nói với Kiều : "Như nàng lấy hiếu làm trinh - Bụi nào cho đục được mình ấy vay?". Theo anh (chị) đoạn trích này có thể góp phần lí giải câu nói đó như thế nào?

Trả lời

Đoạn trích "Nỗi thương mình" góp phần lí giải cũng như củng cố câu nói của Kim Trọng: "lấy hiếu làm trinh". nghĩa là Thúy Kiều đã đặt chữ "hiếu" lên trên tất cả, vượt qua cả sự hạnh phúc của 1 đời người con gái, hi sinh cả "cái ngàn vàng" chỉ để vẹn toàn chữ "hiếu" dù nàng phải chịu sự đau khổ, dằn vặt biết bao. "Bụi nào cho đục được mình ấy vay" , theo ý Kim Trọng, "Bụi" chính là những điều dơ bẩn, nhem nhuốm, bi thương nơi chốn lầu xanh vẫn sẽ không thể làm vẩn đục được tâm hồn, nhân cách và phẩm giá thanh cao của Thúy Kiều.

Nội dung chính
Nội dung chính
Nội dung chính

Trả lời

Thông qua sự nhận thức về tình cảnh trớ trêu của bản thân, thương xót cho số phận của mình, dù ở giữa chốn thiên nhiên xinh đẹp và cảnh vui nhưng nàng vẫn không quên đi cốt cách của mình, thể hiện cho sự nhận thức cao về nhân cách của Thúy Kiều.

Câu 1
Câu 1 (trang 108 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Theo anh (chị), đoạn trích trên đây có thể chia thành mấy đoạn nhỏ? Cho biết nội dung của mỗi đoạn.

Trả lời

 

Bài tập 1: Đoạn trích từ câu 1229 đến câu 1248, miêu tả tâm trạng Thúy Kiều trong cảnh sống ô nhục ở lầu xanh của Tú Bà. Đoạn trích có thể chia làm 3 đoạn nhỏ:

  • Đoạn 1 (bốn câu đầu): Tình cảnh bi thương, trớ trêu của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh.
  • Đoạn 2 (tám câu tiếp theo): Nỗi niềm , cảm nhận và thái độ của Thúy Kiều đối với tình cảnh hiện tại của bản thân
  • Đoạn 3 (tám câu còn lại): Sự cô đơn, đau khổ của Thúy Kiều diễn tả thông qua những khung cảnh thiên nhiên.

 

Câu 2
Câu 2 (trang 108 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Bút pháp ước lệ trong đoạn trích có ý nghĩa như thế nào đối với việc diễn tả thân phận éo le của nàng Kiều? Qua đó, có thế nói gì về tình cảm của tác giả đối với nhân vật?

Trả lời

- Bút pháp ước lệ là việc sử dụng những phương pháp nghệ thuật như ẩn dụ, các điển tích , điển cố nhằm tạo ra biểu tượng, gây ấn tượng mạnh với độc giả  như: "bướm lả ong lơi"; "lá gió cành chim"; "sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh"...

=> Bút pháp ước lệ đã miêu tả những cảnh trần tục đầy "dơ bẩn" một cách thực tế nhưng vẫn không làm mất đi sự trang trọng, nho nhã trong câu thơ cũng như chính là lời nói đầy trang nhã của Thúy Kiều.

- Với việc sử dụng bút pháp ước lệ, tác giả đã miêu tả chốn lầu xanh mà không hề dung tục. Điều đó càng cho ta thấy cái tài của Nguyễn Du khi nhân vật của ông sống giữa chốn địa ngục trần gian ấy thế nhưng vẫn giữ được nhân cách thanh cao, thế nên lời nói của nàng khi miêu tả về chốn lầu xanh vẫn không mang sự dung tục. "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" chính là Thúy Kiều.

Câu 3
Câu 3 (trang 108 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Cho biết các dạng thức đối xứng khác nhau được sử dụng trong đoạn trích và giá trị nghệ thuật của chúng

Trả lời

Các dạng thức đối xứng khác nhau được sử dụng trong đoạn trích góp phần xây dựng hai ý nghĩa lớn trong bài như sau :

   - Bướm lả >< ong lơi

   - Cuộc say >< trận cười

   - Sớm…>< tối…

->  Sự giác ngộ ra được thực trạng bẽ bàng, thất vọng cho số phận của bản thân Thúy Kiều

   - Khi tỉnh rượu >< lúc tàn canh

  - Khi sao phong gấm… >< Giờ sao tan tác…

  - Gió >< sương

  - Bướm chán >< ong chường

  - Mưa Sở >< mây Tần 

> Nhớ về quá khứ êm đềm trước kia rồi nhìn lại thực tại bi thương, Thúy Kiều tự đay nghiến chính bản thân mình.

Câu 4
Câu 4 (tr 108 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)
"Nỗi thương mình" của nhân vật có ý nghĩa mới mẻ như thế nào đối với văn học trung đại?

Trả lời

  Tinh thần sáng tác ở văn học hiện đại sẽ luôn hướng về cái chung. Những lí tưởng tốt đẹp lúc bấy giờ chính là phải sống và cống hiến cho sự thịnh vượng chung của cộng đồng, của đất nước. Ở đây chính là cái "ta", thế nhưng khi đến với Nguyễn Du, tư tưởng ấy đã được thay đổi. "Mình" ở đây chính là thể hiện cho một ca nhân, một cá thể riêng biệt, là cái "tôi" tồn tại trong xã hội chung. Đặc sắc hơn cái "tôi" cá nhân ấy xuất phát bởi lời một  người phụ nữ trong xã hội phong kiến --> tất cả đều thể hiện được sắc thái mới về sự tự ý thức của con người về tự do và hạnh phúc cá nhân.

Soạn bài Nỗi thương mình - Nguyễn Du ngắn nhất

Câu 5
Câu 5 (trang 108 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Trong cuộc tái ngộ, Kim Trọng đã nói với Kiều : "Như nàng lấy hiếu làm trinh - Bụi nào cho đục được mình ấy vay?". Theo anh (chị) đoạn trích này có thể góp phần lí giải câu nói đó như thế nào?

Trả lời

 Đoạn trích góp phần lí giải câu nói của Kim Trọng : “lấy hiếu làm trinh”, nàng vì chữ "hiếu" nên bỏ qua hạnh phúc cá nhân và hi sinh cả "cái ngàn vàng" của đời con gái, thế nên dù ở chốn lầu xanh đầy nhem nhuowsc, bi thương những vẫn không thể nào làm "vẩn đục" được tâm hồn và cốt cách thanh cao của Thúy Kiều.

    Nội dung chính
    Nội dung chính
    Nội dung chính

    Trả lời

    Đoạn trích Nỗi thương mình chính là niềm xót thương cho số phận của mình và ý thức về nhân cách của Thúy Kiều.

      Câu 1
      Câu 1 (trang 108 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
      Theo anh (chị), đoạn trích trên đây có thể chia thành mấy đoạn nhỏ? Cho biết nội dung của mỗi đoạn.

      Trả lời

        4 câu đầu : Tình cảnh trớ trêu của Kiều.

         8 câu tiếp : Niềm thương thân xót phận của Kiều.

         8 câu cuối : Lòng người buồn bã trước sự nhộn nhịp , tươi đẹp của cảnh vật

        Câu 2
        Câu 2 (trang 108 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
        Bút pháp ước lệ trong đoạn trích có ý nghĩa như thế nào đối với việc diễn tả thân phận éo le của nàng Kiều? Qua đó, có thế nói gì về tình cảm của tác giả đối với nhân vật?

        Trả lời

        Bài tập 2: Ý nghĩa của bút pháp ước lệ:

        • Ngôn ngữ để miêu tả hiện thực cuộc sống vẫn vô cùng mang nét thơ và căn chương, không bị dung tục, giúp tác giả vượt qua được sự khó khăn trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình cụ thể qua chi tiết, hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười hoặc trong việc sử dụng các điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần
        • Dù là bút pháp ước lệ thế nhưng vẫn tái hiện hiện thực một cách khách quan, không bị chi phối bởi những yếu tố hư ảo khi tả về tình cảnh Thúy Kiều tại lầu xanh.
        • Chân dung nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên với những phẩm chất cao đẹp.
        Câu 3
        Câu 3 (trang 108 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
        Cho biết các dạng thức đối xứng khác nhau được sử dụng trong đoạn trích và giá trị nghệ thuật của chúng

        Trả lời

        Các dạng thức đối xứng khác nhau được sử dụng :

           - Bướm lả >< ong lơi ; cuộc say >< trận cười ; sớm…>< tối… -> sự thất vọng tột cùng với tình cảnh bẽ bàng của bản thân Thúy Kiều

           - Khi tỉnh rượu >< lúc tàn canh ; Khi sao phong gấm… >< Giờ sao tan tác…; gió >< sương ; bướm chán >< ong chường ; mưa Sở >< mây Tần -> Nhớ về quá khứ trước kia rồi nhìn vào thực tại bi thương, Thúy Kiều đã đay nghiến chính bản thân mình.

        Câu 4
        Câu 4 (tr 108 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)
        "Nỗi thương mình" của nhân vật có ý nghĩa mới mẻ như thế nào đối với văn học trung đại?

        Trả lời

         

        Văn học trung đại đề cao cái "ta"

        Nỗi thương mình --> sự thương chính bản thân, cái "tôi" cá nhân của người phụ nữ thời phong kiến

        --> thể hiện sự mới mẻ về ý thức của con người cá nhân về sự tự do  và hạnh phúc.

        Soạn bài Nỗi thương mình - Nguyễn Du hay nhất

        Câu 5
        Câu 5 (trang 108 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
        Trong cuộc tái ngộ, Kim Trọng đã nói với Kiều : "Như nàng lấy hiếu làm trinh - Bụi nào cho đục được mình ấy vay?". Theo anh (chị) đoạn trích này có thể góp phần lí giải câu nói đó như thế nào?

        Trả lời

        Đoạn trích "Nỗi thương mình" góp phần lí giải cũng như củng cố câu nói của Kim Trọng: "lấy hiếu làm trinh". nghĩa là Thúy Kiều đã đặt chữ "hiếu" lên trên tất cả, vượt qua cả sự hạnh phúc của 1 đời người con gái, hi sinh cả "cái ngàn vàng" chỉ để vẹn toàn chữ "hiếu" dù nàng phải chịu sự đau khổ, dằn vặt biết bao. "Bụi nào cho đục được mình ấy vay" , theo ý Kim Trọng, "Bụi" chính là những điều dơ bẩn, nhem nhuốm, bi thương nơi chốn lầu xanh vẫn sẽ không thể làm vẩn đục được tâm hồn, nhân cách và phẩm giá thanh cao của Thúy Kiều.

        Nội dung chính
        Nội dung chính
        Nội dung chính

        Trả lời

        Thông qua sự nhận thức về tình cảnh trớ trêu của bản thân, thương xót cho số phận của mình, dù ở giữa chốn thiên nhiên xinh đẹp và cảnh vui nhưng nàng vẫn không quên đi cốt cách của mình, thể hiện cho sự nhận thức cao về nhân cách của Thúy Kiều.

        Câu 1
        Câu 1 (trang 108 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
        Theo anh (chị), đoạn trích trên đây có thể chia thành mấy đoạn nhỏ? Cho biết nội dung của mỗi đoạn.

        Trả lời

        Bài tập 1: Đoạn trích từ câu 1229 đến câu 1248, miêu tả tâm trạng Thúy Kiều trong cảnh sống ô nhục ở lầu xanh của Tú Bà. Đoạn trích có thể chia làm 3 đoạn nhỏ:

        • Đoạn 1 (bốn câu đầu): Tình cảnh bi thương, trớ trêu của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh.
        • Đoạn 2 (tám câu tiếp theo): Nỗi niềm , cảm nhận và thái độ của Thúy Kiều đối với tình cảnh hiện tại của bản thân
        • Đoạn 3 (tám câu còn lại): Sự cô đơn, đau khổ của Thúy Kiều diễn tả thông qua những khung cảnh thiên nhiên.
        Câu 2
        Câu 2 (trang 108 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
        Bút pháp ước lệ trong đoạn trích có ý nghĩa như thế nào đối với việc diễn tả thân phận éo le của nàng Kiều? Qua đó, có thế nói gì về tình cảm của tác giả đối với nhân vật?

        Trả lời

        - Bút pháp ước lệ là việc sử dụng những phương pháp nghệ thuật như ẩn dụ, các điển tích , điển cố nhằm tạo ra biểu tượng, gây ấn tượng mạnh với độc giả  như: "bướm lả ong lơi"; "lá gió cành chim"; "sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh"...

        => Bút pháp ước lệ đã miêu tả những cảnh trần tục đầy "dơ bẩn" một cách thực tế nhưng vẫn không làm mất đi sự trang trọng, nho nhã trong câu thơ cũng như chính là lời nói đầy trang nhã của Thúy Kiều.

        - Với việc sử dụng bút pháp ước lệ, tác giả đã miêu tả chốn lầu xanh mà không hề dung tục. Điều đó càng cho ta thấy cái tài của Nguyễn Du khi nhân vật của ông sống giữa chốn địa ngục trần gian ấy thế nhưng vẫn giữ được nhân cách thanh cao, thế nên lời nói của nàng khi miêu tả về chốn lầu xanh vẫn không mang sự dung tục. "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" chính là Thúy Kiều.

        Câu 3
        Câu 3 (trang 108 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
        Cho biết các dạng thức đối xứng khác nhau được sử dụng trong đoạn trích và giá trị nghệ thuật của chúng

        Trả lời

        Các dạng thức đối xứng khác nhau được sử dụng trong đoạn trích góp phần xây dựng hai ý nghĩa lớn trong bài như sau :

           - Bướm lả >< ong lơi

           - Cuộc say >< trận cười

           - Sớm…>< tối…

        ->  Sự giác ngộ ra được thực trạng bẽ bàng, thất vọng cho số phận của bản thân Thúy Kiều

           - Khi tỉnh rượu >< lúc tàn canh

          - Khi sao phong gấm… >< Giờ sao tan tác…

          - Gió >< sương

          - Bướm chán >< ong chường

          - Mưa Sở >< mây Tần 

        > Nhớ về quá khứ êm đềm trước kia rồi nhìn lại thực tại bi thương, Thúy Kiều tự đay nghiến chính bản thân mình.

        Câu 4
        Câu 4 (tr 108 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)
        "Nỗi thương mình" của nhân vật có ý nghĩa mới mẻ như thế nào đối với văn học trung đại?

        Trả lời

        Tinh thần sáng tác ở văn học hiện đại sẽ luôn hướng về cái chung. Những lí tưởng tốt đẹp lúc bấy giờ chính là phải sống và cống hiến cho sự thịnh vượng chung của cộng đồng, của đất nước. Ở đây chính là cái "ta", thế nhưng khi đến với Nguyễn Du, tư tưởng ấy đã được thay đổi. "Mình" ở đây chính là thể hiện cho một ca nhân, một cá thể riêng biệt, là cái "tôi" tồn tại trong xã hội chung. Đặc sắc hơn cái "tôi" cá nhân ấy xuất phát bởi lời một  người phụ nữ trong xã hội phong kiến --> tất cả đều thể hiện được sắc thái mới về sự tự ý thức của con người về tự do và hạnh phúc cá nhân.

        0.08221 sec| 2394.516 kb