Soạn văn Lớp 8

Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu

211 lượt xem

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu phổ thông nhất

Phần I

Trả lời

NHẬN XÉT CHUNG

(SGK, trang 111, Ngữ Văn 8, tập 2)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.

Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ:

- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

1. Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu?

2. Vì sao tác giả chọn trật tự từ như trong đoạn trích?

3. Hãy thử chọn một trật tự từ khác và nhận xét về tác dụng của sự thay đổi ấy.

Trả lời:

1. Có thể thay đổi câu in đậm theo các cách sau:

(1) Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ.

(2) Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất.

(3) Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ thét.

(4) Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét.

(5) Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét.

(6) Thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất.

2. Tác giả chọn trật từ từ như câu trên là để đảm bảo sự liên kết với các câu trước và sau câu đó. Đồng thời cách sắp xếp như vậy cũng có tác dụng nhấn mạnh sự hung hãn của nhân vật tên cai lệ.

3. Có thể rút ra nhận xét: mỗi trật tự từ sẽ cho một hiệu quả biểu đạt ý khác nhau.

Phần II

Trả lời

MỘT SỐ TÁC DỤNG CỦA SỰ LỰA CHỌN, SẮP XẾP TRẬT TỰ TỪ

Câu 1 (SGK, trang 111, Ngữ Văn 8, tập 2)

Trật tự từ trong những bộ phận in đậm dưới đây thể hiện điều gì?

a) Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái dây thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu

Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

b) Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếngUể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Trả lời:

- Trong ví dụ (a), trật tự từ trong cả hai phần in đậm đều thể hiện thứ tự trước sau của các hành động.

- Trong ví dụ (b), trật tự từ trong phần in đậm thứ nhất thể hiện thứ bậc cao thấp của các nhân vật (cũng có thể trật tự ấy thể hiện thứ tự xuất hiện của các nhân vật). Còn trong cụm từ in đậm còn lại, trật tự từ tương ứng với cụm từ đứng trước đó, tương ứng với những vật dụng mà các nhân vật, trước đó mang theo (cai lệ mang roi, người nhà lí trưởng mang thước và dây thừng).

Câu 2 (SGK, trang 111, Ngữ Văn 8, tập 2)

So sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận câu in đậm dưới đây:

a) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

b) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, giữ làng, giữ nước. Tre hi sinh để bảo vệ con người.

c) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, giữ nước. Tre hi sinh để bảo vệ con người.

Trả lời:

a. Cách sắp xếp này tạo âm hưởng ngân vang, du dương.

b. Cách sắp xếp này không tạo được dư âm cho câu văn

c. Cách sắp xếp này không tạo được nhạc tính cho đoạn văn.

Câu 3 (SGK, trang 111, Ngữ Văn 8, tập 2)

Từ các điều đã phân tích ở mục I và II, hãy rút ra nhận xét về tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu.

Trả lời: 

Việc lựa chọn trật tự từ trong câu không làm thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu. Nó có tác dụng đem lại cho câu một ý nghĩa bổ sung nào đó, như:

- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động.

- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

- Có tác dụng liên kết với các câu khác trong văn bản

- Trật tự từ đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm và lời nói.

Phần III

Trả lời

LUYỆN TẬP

Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu và câu in đậm dưới đây:

a) Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

b)                                                        Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

       Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

       Chuyến phà dào dạt bến nước bình ca.

(Tố Hữu, Ta đi tới)

c) - Ấy cũng may cho cô, vơ vẩn mãi ở ngoài phố thế này mà gặp mật thám hay đội con gái thì khốn.

- Mật thám tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi cũng chả cần.

(Nguyễn Công Hoan, Người ngựa, ngựa người)

Trả lời:

a) Trật tự từ được sắp xếp theo thứ tự xuất hiện của các vị anh hùng trong lịch sử.

b) - Cụm từ Đẹp vô cùng được đặt lên trước hô ngữ Tổ quốc ta ơi để nhằm nhấn mạnh niềm vui trước sự rạng ngời, tươi đẹp của non sông sau ngày giải phóng.

- Trong khi đó, từ hò ô được đảo lên trước tiếng hát để hiệp vần với từ sông Lô trước đó nhằm tạo ra âm hưởng kéo dài, gợi ra sự mênh mông của sông nước. Đồng thời cũng giúp cho từ tiếng hát hiệp vần với câu thơ trước (ngào ngạt). Trật tự từ được sắp xếp như vậy là nhằm đảm bảo sự hài hoà về âm điệu cho thơ.

c) Cụm từ Mật thám và đội con gái được nhà văn Nguyễn Công Hoan xếp lên đầu hai vế của câu in đậm là để cho nó tương ứng với trình tự xuất hiện của những từ này ở câu trên.

Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu ngắn nhất

Phần I

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Phần II

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Phần III

Trả lời

Đang cập nhật ...!

Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu hay nhất

Phần I

Trả lời

a. Trật tự từ trong câu thể hiện:

- Sự sắp xếp thứ tự công việc, trình tự trước sau của các công việc được kể đến.

- Tầm quan trọng của sự việc được đưa ra theo trình tự.

b. Trật tự trong câu thể hiện:

- Công việc chính làm hằng ngày đó là bán bóng đèn được xếp trước công việc phụ.

- Công việc phụ không thường xuyên làm đó là: bán cả vàng hương.

Câu 2 (trang 122 Ngữ Văn 8 Tập 2)

a. Cụm từ “ở tù ” được đặt đầu câu cho thấy sự thờ ơ của Chí Phèo, hắn không quan tâm đến việc ở tù là như thế nào.

b. Nguyễn Tuân đặt cụm “vốn từ vựng ấy” ở đầu câu nhằm tạo sự liên kết giữa câu trước với câu sau.

=> Các cụm từ được đặt ở đầu câu chủ yếu là nhằm mục đích tạo thành phép lặp với câu đứng trước để liên kết câu.

Câu 3 (trang 123 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Hiệu quả của trật tự từ trong những câu in đậm:

a. Làm nổi bật hình ảnh của người và cảnh vật trong các câu thơ. Nhấn mạnh thêm bóng dáng của sự vật, con người.

Nhấn mạnh tâm trạng của con người: nhớ nước, thương nhà.

b. Nhấn mạnh hình ảnh rực rỡ, tươi sáng của anh bộ đội cụ Hồ trong cảnh nắng chiều của rừng núi Tây Bắc.

Câu 4 (trang 123 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Động từ “trịnh trọng” trong câu a đứng sau "Bọ Ngựa", câu b động từ "trịnh trọng" đứng trước "Bọ ngựa".

- Ta điền câu b là thích hợp hơn vì:

      + Thích hợp với mạch kể của câu đứng trước.

      + Có sự lặp lại các từ ngữ cuối câu trước liền kề với đầu câu sau tạo được sự liên kết cho đoạn văn (một anh bọ ngựa - người ngợm anh bọ ngựa này).

      + Khi từ "trịnh trọng" đứng trước thể hiện được thái độ xuất hiện của đối tượng Bọ Ngựa.

Câu 5 (trang 124 Ngữ Văn 8 Tập 2)

- Các cách sắp xếp trật tự từ trong câu in đậm:

      + Cây tre xanh, nhũn nhặn, can đảm, thủy chung, ngay thẳng.

      + Cây tre nhũn nhặn, thủy chung, can đảm, ngay thẳng, xanh.

      + Cây tre can đảm, ngay thẳng, xanh, nhũn nhặn, thủy chung.

      +...

- Tác giả lựa chọn trật tự "Tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm" vì:

      + Phù hợp với thứ tự các luận điểm của bài, những phẩm chất đáng quý của cây tre được nêu ra rõ ràng đúng thứ tự và được tác giả viết trong văn bản của mình.

      + Nhìn từ bên ngoài vào bên trong, phẩm chất được thể hiện xuyên suốt từ ngoài vào trong.

Câu 6 (trang 124 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Đoạn văn

a. Lợi ích của đi bộ với sức khỏe

Có thể nói rằng trong cuộc sống ngày nay con người ngày càng lười vận động hơn, họ phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ máy móc mà ít tai nhớ tới tác dụng to lớn của việc đi bộ. Việc đi bộ là giúp con người tự tạo cho mình một thói quen rèn luyện sức khỏe cho bản thân, tăng khả năng dẻo dai bền bỉ của bản thân. Đôi khi trong cuộc sống sinh hoạt của mọi người họ làm việc học tập tới mức căng thẳng mệt mỏi thì đi bộ sẽ giúp họ xả stress căng thẳng của bản thân tạo cho mình những niềm vui mới ngắm nhìn những cảnh đẹp mà hằng ngày ta vẫn lướt qua. Mặt khác việc di bộ giúp ta cải thiện khả năng hô hấp nhịp nhàng hơn đều đặn làm cho khí huyết được lưu thông. Việc toát mồ hôi khi đi bộ cũng đã góp phần giảm đi mỡ thừa trong cơ thể có tác dụng giảm cân và giải độc. Tuy nhiên lại không phải lúc nào cũng có thể đi bộ được, có thể là buổi sáng sớm hay buổi chiều đi làm ta thay thế những bài tập thể dục, tránh ăn no rồi đi bộ. Hãy tự tạo cho mình một thói quen đi bộ hằng ngày để giúp ích cho sức khỏe bản thân cũng như góp phần hoàn thiện cuộc sống hơn.

b. Lợi ích của đi bộ với việc mở rộng hiểu biết thực tế

Nhà văn Ru-xô người Nga đã từng viết lên cuốn “Đi bộ ngao du” minh chứng rằng việc đi bộ giúp chúng ta mở ra hàng loạt vốn tri thức mới lạ mà ta chưa biết trong đời sống hằng ngày. Đi bộ là để trải nghiệm ngắm nhìn vạn vật xung quanh. Từ những chuyến đi thực tế ấy ta có thể giao lưu kết bạn với mọi người học hỏi được những kinh nghiệm bài học từ các vùng quê hay thông qua các chặng đường mà ta đi đặt chân tới, ghé lại đâu đó tìm lấy cho mình những bài học quý giá. Tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, con người một cách kỹ càng tỉ mỉ chúng ta có thể đi đến bất cứ nơi đâu mà ta muốn, thời gian là bước chân ta, điểm đến là tay ta chỉ trái tim ta thích vậy nên ở đâu ta cũng có thể dừng lại đưa ra đánh giá chiêm nghiệm chính xác hơn về cuộc sống. Những bài học được tạo nên từ chính những bước chân ta tới.

Phần II

Trả lời

Đang cập nhật ...!
Phần III

Trả lời

Đang cập nhật ...!
0.05563 sec| 2437.203 kb