- Bài thơ mở ra bằng một hoàn cảnh tâm trạng khá đặc trưng:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
+ Thời gian: Đêm khuya
+ Không gian: vắng lặng, trống trải, bao la nhưng trống rỗng.
=> Câu thơ đầu của bài thơ đã gợi buồn. Cái buồn gợi ra từ sự tĩnh lặng của đêm khuya. Tiếng trống không gần (văng vẳng) mà vẫn nghe thấy cái nhịp vội vàng, gấp gáp, ấy là vì tiếng trống gợi bước đi của thời gian, gợi sự tàn phá và nó là tiếng trống được cảm nhận bằng tâm trạng. Chính vì thế mà trong cái nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống canh ta như nghe thấy cả bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời trong tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Động từ thô " trơ" lại kết hợp với danh từ mĩ miều " hồng nhan" nhằm thể hiện thái độ thách thức của nữ thi sĩ đối với số phận nghiệt ngã.
- Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên vòng luẩn quẩn, cũng như vòng lẩn quẩn chính tác giả đang gặp phải trong tình yêu càng say lại càng tỉnh, tưởng như đã quên đi nhưng thực chất càng lúc lại càng đau đớn.
- Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” thể hiện sự éo le: trăng sắp tàn mà vẫn “khuyết chưa trong”. Tuổi thanh xuân sắp trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn. Chỉ trách phận hẩm duyên ôi