I - SỬ DỤNG ĐÚNG THEO CÁC CHUẨN MỰC CỦA TIẾNG VIỆT
1. Về ngữ âm và chữ viết
a.
Câu đã cho | Phát hiện lỗi và sửa lại |
Không giặc quần áo ở đây | “Giặc: sai chữ ghi phụ âm cuối, chữa lại thành “giặt”. |
Khi sân trường khô dáo, chúng em chơi đá cầu hoặc đánh bi. | “dáo”: sai chữ ghi phụ âm đầu. chữa lai thành “ráo”. |
Tôi không có tiền lẽ, anh làm ơn đỗi cho tôi. | “lẽ” “đỗi” viết sai dấu thanh, chữa lại thành “lẻ”, “đổi”. |
b. Đọc đoạn hội thoại (mục l.b, SGK trang 65) phân tích sự khác biệt của những từ phát âm theo giọng địa phương so với những từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân.
Người Bắc phát âm theo địa phương nên có nhiều âm khác với cách phát
Từ địa phương | Từ toàn dân tương ứng |
Dưng mờ | Nhưng mà |
Bẩu | Bảo |
mờ | mà |
2. Về từ ngữ
a. Hãy phát hiện và chữa lỗi về từ ngữ trong các câu (mục 2.a, SGK trang 65)
Câu đã cho | Phát hiên và chữa lỗi |
Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt | Dùng từ sai do không hiểu nghĩa “chót lọt” chữa lại là “chót”. |
Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai vấn đề mà thầy giáo truyền tụng | Nhầm lẫn từ Hán Việt gần âm, gần nghĩa “truyền tụng”, cần chữa lại là “truyền thụ” hoặc “truyền đạt” |
Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần. | Sai về kết hợp từ, chỉ có thể nói hoặc viết là: “mắc bệnh truyền nhiễm”, không thể nói hoặc viết là “chết các bệnh truyền nhiễm”. Cán chữa là: “số người mắc và chết vì các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần”. |
Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được khoa dược tích cực pha chế, điều trị bằng | Sai về kết hợp từ: “bệnh nhân được pha chế điều trị”, là sai, phải nói hoặc viết là "bệnh nhân được điều trị’ mới đúng. Có thể chữa lại là “những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được những thứ thuốc tra mắt điều tri tích cực bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt. đặc biệt mà khoa dược đã pha chế. |